Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí công tác chủ nhiệm lớp

1.6.1. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS, các LLXH về việc chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa

Để quản lí tốt công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH thì trước hết Hiệu trưởng phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH trong việc giáo dục HS. Trên cơ sở đó HT mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS và các lực lƣợng giáo dục xã hội khác về vai trò của các LLXH, vai trò của công tác chủ nhiệm trong HĐGD. Đồng thời HT cũng là người tập hợp, thuyết phục các LLXH trong và ngoài nhà trường tích cực phối hợp với GVCN thực hiện kế hoạch giáo dục của lớp, của trường. Có nhận thức đúng thì CBQL, GVCN và LLXH mới xác định rõ nhiệm vụ của mình khi đƣợc giao nhiệm vụ.

Nhận thức của các LLXH về vai trò của mình trong giáo dục cộng đồng đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và LLXH. Chỉ khi LLXH nhận thức đầy đủ, đúng đắn về trách nhiệm xã hội thì kế hoạch phối hợp của Hiệu trưởng, với GVCN mới có tính khả thi cao và việc tổ chức triển khai kế hoạch này có thể đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn.

1.6.2. Năng lực sư phạm của GVCN

Con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc;

Để quản lý, tổ chức tốt xã hội hóa GD thì năng lực của đội ngũ GVCN các lớp sẽ là yếu tố quyết định.

Công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH được tổ chức đa dạng, phong phú với nhiều PP và hình thức khác nhau, do đó đòi hỏi người tổ chức phải có những năng lực sư phạm đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng trình này, thuyết phục, thương lượng tốt, và luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động, tập hợp LLXH tham gia HĐGD. Nếu năng lực của GVCN lớp hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút LLXH hứng thú tham gia phối kết hợp, không thể đạt kết quả tốt đƣợc.

1.6.3. Cơ chế quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH

Cơ chế quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH là một điều kiện rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động phối hợp. Nhà trường và GVCN nắm vững quan điểm, đường lối, mục đích, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng con người mới. Mặt khác, nhà trường có đội ngũ chuyên gia sư phạm có trình độ, năng lực, đạo đức, do đó nhà trường cần chủ động tổ chức phối hợp, dẫn dắt nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục cho các LLXH.

Đồng thời, nhà trường, GVCN cũng luôn sẵn sàng tham gia hưởng ứng khi các LLXH có nhu cầu phối hợp, huy động lực lƣợng.

1.6.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội địa

phương đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh phối hợp với các tổ chức xã hội

- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp, cụ thể:

+ Điều kiện kinh tế của gia đình và của địa phương góp phần cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho lớp, tạo điều kiện cần thiết cho

các hoạt động giáo dục của lớp.

+ Điều kiện kinh tế địa phương là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách của địa phương dành cho những người tham gia công tác giáo dục.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động phối hợp giữa các L L X H nhƣ đã nêu, một thực tế là, nhiều L L XH rất nhiệt tình ủng hộ chủ trương phối hợp, nhưng vì điều kiện kinh tế không có nên các lực lƣợng đó không phát huy đƣợc tác dụng.

- Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương cũng có tác động không nhỏ tới các hoạt động phối hợp. Các L L XH nếu đƣợc huy động tốt, sẽ có nhiều đóng góp cho c ô n g t á c c h ủ n h i ệ m l ớ p . Do đó GVCN cần tận dụng sức mạnh của các nguồn lực, nhằm biến nhiệm vụ giáo dục HS thành nhiệm vụ của toàn dân.

Kết luận chương 1

1. Xã hội hóa giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục GD. Xã hội hóa giáo dục là xu hướng phát triển chung của thế giới. Công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa bao gồm việc huy động các lực lượng xã hội đóng góp nguồn lực, tự nguyện tham gia quản lí trường lớp bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

2. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH bao gồm: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; Quản lí hoạt động học tập; Quản lí nề nếp và kỉ luật học tập của HS; Quản lí hồ sơ chuyên môn của GVCN; Quản lí hoạt động đánh giá HS; Quản lí hoạt động phối hợp với CMHS của lớp; Quản lí hoạt động phối hợp với các LLXH;

3. Những nội dung nghiên cứu trên sẽ làm cơ sở cho việc tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XXH ở trường THPT huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc và cũng là cơ sở cho việc đề ra các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)