CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.5. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa
1.5.2. Nội dung quản lí
1.5.2.1. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của GVCN lớp Để QL thực hiện chương trình giáo dục đạo đức học sinh theo hướng XHH, GVCN cần xây dựng kế hoạch, xác định các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt, bước đi cụ thể, thời gian tương ứng và các biện pháp thực hiện. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục, GVCN cần chú ý đến các vấn đề sau:
+ Cơ sở để xây dựng kế hoạch: Chỉ thị, nhiệm vụ của năm học, hướng dẫn hoạt động GDĐĐ học sinh của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh, của Sở Giáo dục &
Đào tạo, căn cứ vào tình hình điều tra chất lƣợng học sinh, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường.
+ Điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch: Tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giáo dục, kinh phí phục vụ cho hoạt động GDĐĐ học sinh.
+ Kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh đƣợc xây dựng cụ thể theo năm học, học kỳ, theo tháng và theo tuần, phải được phê duyệt trước khi thực hiện.
Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh giúp GVCN xác định chỉ tiêu của lớp chủ nhiệm mà họ được giao. Kế hoạch chương trình được thảo luận, bàn bạc và thông nhất thực hiện ở tổ GVCN.
+ Xây dựng các dạng kế hoạch GDĐĐ trong trường THPT như sau: Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm; Kế hoạch hoạt động theo các môn học trong chương trình; Kế hoạch hoạt động theo các vấn đề xã hội.
+ Trong kế hoạch GDĐĐ, GVCN cần chỉ rõ những LLXH phối hợp tham gia GDĐĐ ( Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp lớp, trường, huyện, Hội cựu chiến binh…), nội dung tham gia, thời điểm tham gia, hình thức tham gia, mức độ tham gia.
Việc quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của GVCN lớp theo hướng XHH được thể hiện qua việc tạo cơ hội cho các lực lượng xã hội tham gia ngay từ quá trình lập kế hoạch, cho đến việc tham gia tổ chức, giám sát, kiểm tra
đánh giá trong hoạt động giáo dục đạo đức cùng với GVCN. Ban đại diện CMHS, Đoàn thanh niên.. đƣợc lắng nghe, đƣợc chia sẻ, đƣợc trao đổi và đóng góp ý kiến để thống nhất và điều chỉnh chương trình hành động với GVCN lớp, với nhà trường. Việc phân công nhiệm vụ giữa các lực lượng xã hội ngoài trường học, Ban đại diện CMHS với GVCN lớp, nhà trường, việc huy động đóng góp tài chính, vật lực, nhân lực từ các lực lƣợng xã hội đƣợc tiến hành dân chủ, nhƣng GVCN giữ vai trò chính và chủ động.
Tuy nhiên, các TCXH trong trường học (Đoàn TNCS, Công đoàn…) có nhiệm vụ phối kết hợp với các GVCN lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Các TCXH trong trường học và các GVCN đều có vai trò tích cực như nhau trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Hiệu trưởng là người quyết định giao nhiệm vụ phù hợp với mỗi bên (tổ chức xã hội và GVCN) sao cho hiệu quả và tối ưu nhất. GVCN theo yêu cầu của Hiệu trưởng phải nêu rõ hình thức và biện pháp giáo dục đạo đức, thể hiện rõ sự phân công cho từng cá nhân, từng tổ chức xã hội đối với từng nội dung của chương trình.
Trong kế hoạch giáo dục, GVCN chủ động đề xuất những nhiệm vụ, những thời điểm và những khả năng tham gia của từng LLXH để có sự thống nhất trong hoạt động trường học, tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các khối, giữa các lớp.
HT như một người nhạc trưởng điều phối kế hoạch giáo dục của toàn trường, trao đổi hoặc ủy quyền trao đổi với các LLXH trong và ngoài nhà trường để các LLXH chủ động có kế hoạch và chuẩn bị triển khai phối hợp hoạt động giáo dục trong toàn bộ năm học.
Bên cạnh việc lập kế hoạch, phổ biến, hướng dẫn thực hiện, HT cần trực tiếp tổ chức chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thông qua các thành viên trong bộ máy quản lý nhà trường (PHT, TTCM, nhóm trưởng chuyên môn), thông qua Hội đồng giáo dục có thành viên là đại diện LLXH (Tổ chức công đoàn, Đoàn TN, hội phụ nữ ....) phân công theo dõi nắm tình
hình thực hiện chương trình hàng tuần, tháng thông qua kiểm tra việc thực hiện trên lớp, sổ đầu bài, sử dụng thời khóa biểu, phân phối chương trình…
1.5.2.2 Quản lí hoạt động học tập
- Chỉ đạo GVCN trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động học chính khóa, hoạt động tự học, hoạt động ngoại khóa.
- Chỉ đạo GVCN trong việc hướng dẫn học sinh tự xây dựng thời gian biểu phù hợp cho việc học tập và thông qua GVCN.
- Giám sát sự phối hợp của GVCN và GVBM trong việc thực hiện các hoạt động học tập của học sinh.
1.5.2.3. Quản lí nền nếp và kỉ luật học tập của học sinh của chủ nhiệm lớp
- BGH chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm cho học sinh học tập nội quy của nhà trường, quy định của Bộ GD về việc khen thưởng, kỷ luật, xây dựng nội quy lớp học ngay từ đầu năm học. Từ đó các học sinh sẽ nhận thức đƣợc một cách rõ ràng về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nền nếp, kỷ luật để đạt đƣợc kết quả cao trong học tập.
- BGH chỉ đạo GVCN trong việc lựa chọn ban cán sự lớp cũng nhƣ việc chia tổ học sinh trong các lớp.
- Thực hiện chấm điểm việc thực hiện nền nếp và kỷ luật học tập của các lớp để đánh giá việc thực hiện của GVCN.
- Đánh giá việc phối hợp của GVCN và GVBM trong thực hiện nền nếp học tập của học sinh.
1.5.2.4 Quản lí hoạt động đánh giá học sinh của GVCN lớp
Đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu đƣợc trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học cũng nhƣ các HĐGD. Đánh giá kết quả HĐGD của học sinh đƣợc tiến hành trong quá trình hoạt động (đánh giá quá trình) và khi kết
thúc HĐGD. Sự tham gia của các LLXH vào hoạt động đánh giá HS giúp GVCN có thể hiểu biết về HS chính xác hơn, khách quan hơn, dưới nhiều góc nhìn đa dạng hơn.
Qua việc quản lý hoạt động đánh giá học sinh của giáo viên, người quản lý sẽ nắm bắt đƣợc chất lƣợng tổ chức HĐGD phối hợp với LLXH của GVCN. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học. Việc đánh giá học sinh chính xác giúp GVCN và BGH điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp thực tiễn, linh hoạt , sát với trình độ đã đạt đƣợc của HS.
LLXH tham gia vào quá trình đánh giá HS chủ yếu ở những hoạt động giáo dục ngoài môn học, ngoài khuôn viên nhà trường. Đánh giá HS trong HĐGD phối hợp với LLXH gặp một số khó khăn, vì: 1) Nội dung giáo dục đôi khi không nằm trong Chương trình môn học, chưa có chuẩn đánh giá rõ ràng, 2) Hình thức và phương pháp tổ chức do nhà trường và LLXH cùng tham gia nên nhà trường đôi khi không chủ động kiểm soát được, 3) Môi trường hoạt động GD phối hợp với LLXH thường nằm bên ngoài khuôn viên nhà trường nên việc GVCN quan sát đánh giá HS sẽ không đƣợc thuận lợi, khó bao quát toàn bộ HS.
Quản lý hoạt động đánh giá kết quả GD của học sinh phải đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trường thông qua đánh giá đƣợc chất lƣợng hoạt động của HS (bài thu hoạch sau HĐ, thông qua quan sát thái độ và hành vi, sự đóng góp của HS trong quá trình tham gia HĐ) và tổ chức HĐ của GV. Từ đó rút ra đƣợc những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung giúp cho người QL chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn.
+ Đánh giá, xếp loại HS một cách công bằng, chính xác. Trong quá trình thực hiện, GVCN cần có sự trao đổi, tiếp nhận, lắng nghe ý kiến về HS trong lớp từ phía các LLXH, đặc biệt từ Đoàn thanh niên CS HCM lớp, trường. Việc tiếp nhận thông tin đa chiều về HS là cơ sở để GV đánh giá HS chính xác và khách quan.
Việc yêu cầu HS tham gia vào đánh giá và tự đánh giá bản thân giúp cho khâu đánh
giá khả thi và chính xác hơn.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá của GVCN, BGH nhà trường thực hiện việc duyệt hạnh kiểm của học sinh theo tháng, theo học kỳ và theo năm học nhằm đánh giá kết quả phấn đấu học tập và rèn luyện của học sinh. Từ đó sẽ là căn cứ đánh giá và quản lý hoạt động của GVCN. Việc xét duyệt hạnh kiểm của BGH đƣợc tiến hành với sự phối kết hợp của các GVCN khác cũng như các TCXH trong trường học.
- CBQL nhà trường chỉ đạo, hướng dẫn GVCN thực hiện việc phê học bạ học sinh; hàng năm CBQL nhà trường duyệt học bạ đúng quy định.
1.5.2.5 Quản lí phối hợp hoạt động với CMHS của chủ nhiệm lớp - Giáo viên chủ nhiệm thông báo kế hoạch hoạt động của nhà trường và của lớp trong năm học ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, kêu gọi sự hỗ trợ và phối hợp từ CMHS. Cha mẹ HS có thể biết được kế hoạch của trường lớp, đóng góp ý kiến để hoàn thiện kế hoạch giáo dục, đóng góp nguồn lực để thực hiện kế hoạch giáo dục hiệu quả. Việc biết rõ kế hoạch giáo dục, trong đó có mục tiêu, nội dung, thời điểm hoạt động giúp các LLXH, đực biết là cha mẹ HS chủ động phối hợp với nhà trường, phối hợp với GVCN trong việc tham gia giám sát HS, tham gia và hỗ trợ các hoạt động giáo dục ở lớp và ở trường.
- Chỉ đạo GVCN trong việc hướng dẫn học sinh tự xây dựng thời gian biểu cho việc tự học ở nhà để GVCN và PHHS cùng biết và phối hợp quản lý con em mình trong khoảng thời gian không đến trường.
- Kiểm tra việc phối hợp giữa GVCN với PHHS trong giáo dục học sinh bằng cách kiểm tra việc duy trì liên lạc giữa gia đình và GVCN qua sổ LLĐT và tổ chức định kỳ các cuộc họp giữa BGH và các chi hội trưởng PHHS các lớp, các buổi họp PHHS toàn trường để nghe phản hồi về hoạt động này. Từ đó góp phần vào việc đánh giá công tác chủ nhiệm của giáo
viên và có những rút kinh nghiệm cụ thể trong công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa gia đình và nhà trường.
1.5.2.6. Quản lí phối hợp hoạt động với TCXH của GVCN lớp
- Phối hợp với các cơ quan đóng trên địa bàn, các tổ chức xã hội trong các hoạt động giáo dục nhƣ: giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giới tính, các cuộc vận động, các hoạt động ngoại khóa.
- Vận động các tổ chức xã hội, các cơ quan ủng hộ quỹ phục vụ cho các hoạt động giáo dục cũng như khen thưởng cho những tập thể lớp, cá nhân học sinh có thành tích xuất sắc.
- Phối hợp với địa phương trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong hè cho học sinh, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng nhƣ các ngày lễ trong năm.
1.5.2.7. Quản lí hồ sơ chuyên môn của chủ nhiệm lớp
Hồ sơ chuyên môn của GVCN là phương tiện phản ánh khách quan công tác chủ nhiệm giúp HT nắm chắc tình hình giáo dục các lớp trong nhà trường. Điều lệ trường Trung học quy định GVCN phải có sổ chủ nhiệm. Để quản lý tốt công tác này, HT phải dựa trên những quy định chung của Ngành về hồ sơ chuyên môn của GV. Để giúp GVCN xây dựng và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chất lƣợng, hiệu trưởng cần quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ sơ, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại hồ sơ chuyên môn của GVCN theo định kỳ và gắn với công tác thi đua của cá nhân và tập thể, quy định về quản lý hồ sơ chuyên môn GV, phân công cho PHT và TT tổ GVCN quản lý hồ sơ chủ nhiệm của GVCN.
Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ tay giáo viên chủ nhiệm theo định kỳ và đột xuất để đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế và năng lực chuyên môn của GVCN trong trường. Đồng thời hiệu trưởng chỉ đạo TTCM phải có biện pháp QL hồ sơ chuyên môn để đánh giá chất lƣợng HĐGDĐĐ của GV, của các tổ chức đoàn thể và chất lƣợng học tập của HS để làm căn cứ theo dõi và sử dụng trong quá
trình QL. BGH khen thưởng và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn.
Kết thúc năm học yêu cầu GVCN nộp lại các bộ hồ sơ chủ nhiệm để nhà trường lưu lại.