Năng lực và tiếp cận năng lực trong giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở huyện vĩnh tường, vĩnh phúc (Trang 23 - 26)

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.2.1. Năng lực và tiếp cận năng lực trong giáo dục

Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì năng lực có thể đƣợc hiểu theo hai nghĩa:

1. Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó.

2. Là một phẩm chất tâm sinh lí tạo cho con người có khả năng để hoàn thành một hoạt động nào đó có chất lƣợng cao.

John Erpenbeck 1988: Năng lực đƣợc xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu tr c nhƣ là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm, củng cố qua kinh nghiệm, thực hiện qua ý chí.

Weinert, 2001: Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học đƣợc hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng nhƣ sự sẵn sàng về động cơ, xã hội …và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.

Có thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái niệm

“năng lực” chính là khả năng vận dụng kiến thức,kĩ năng và thái độ để giải

quyết một tình huống có thực trong cuộc sống.

Từ đó ch ng ta có thể nhận định năng lực của học sinh phổ thông chính là khả năng vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em.

1.2.1.2. Tiếp cận năng lực trong giáo dục

Tiếp cận năng lực xuất hiện tại Hoa Kỳ trong những năm 1970 gắn với một phong trào giáo dục chủ trương xác định mục tiêu giáo dục bằng cách mô tả cụ thể để có thể đo lường được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh cần phải đạt đƣợc sau khi kết thúc khóa học.

TCNL trong giáo dục chú trọng tập trung vào 2 chủ đề chính là “Học tập và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ” (Weinberger 1998).

Bằng việc chú trọng vào việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, tiếp cận dựa trên NL là rất phổ biến trên toàn thế giới.

Tiếp cận năng lực trong giáo dục cũng có thể đƣợc định nghĩa là một chiến lƣợc giảng dạy, trong đó quá trình học tập dựa trên năng lực thực hiện.

“Đào tạo người học dựa trên năng lực thực hiện dẫn họ đến việc làm chủ đƣợc những kỹ năng cơ bản và kỹ năng sống cần thiết của cá nhân và hòa nhập tốt vào hoạt động lao động ngoài xã hội” Văn phòng Giáo Dục Hoa Kỳ.

Tiếp cận năng lực chủ trương gi p người học không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học đƣợc để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác phải gắn với thực tiễn đời sống. Nếu nhƣ tiếp cận nội dung chủ yếu yêu cầu người học trả lời câu hỏi: Biết cái gì, thì tiếp cận theo năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từ những điều đã biết. Nói cách khác, nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu (know-what).

Năng lực của người học có thể chia thành hai loại chính: Đó là những năng lực chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt:

Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Đây là loại năng lực được hình thành xuyên chương trình. Một số nước có thể gọi dạng năng lực này với các tên khác nhau nhƣ: năng lực chính, năng lực nền tảng, năng lực chủ yếu, kĩ năng chính, kĩ năng cốt lõi, năng lực cơ sở, khả năng, phẩm chất chính, kĩ năng chuyển giao đƣợc...

Theo quan niệm này mỗi năng lực chung cần góp phần tạo nên kết quả có giá trị cho xã hội và cộng đồng, gi p cho các cá nhân đáp ứng đƣợc những đ i hỏi của một bối cảnh xã hội rộng lớn và phức tạp. Dạng năng lực chung này có thể không quan trọng với các chuyên gia, nhƣng rất quan trọng với tất cả mọi người.

Năng lực cụ thể, chuyên biệt là năng lực riêng đƣợc hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó. Đây là dạng năng lực chuyên sâu, góp phần giúp mọi người giải quyết các công việc chuyên môn trong lĩnh vực công tác hẹp của mình.

Rõ ràng năng lực chung là hết sức quan trọng, đó chính là kỹ năng tối thiểu mà một con người có thể sống h a đồng và phát triển trong một cộng đồng. Để nhận diện năng lực chung, Hội đồng châu Âu đƣa ra ba tiêu chí: Thứ nhất, là khả năng hữu ích của năng lực ấy đối với tất cả các thành viên cộng đồng. Chúng phải liên quan đến tất cả mọi người, bất chấp giới tính, giai cấp, nòi giống, văn hoá, ngôn ngữ và hoàn cảnh gia đình. Thứ hai nó phải tuân thủ (phù hợp) với các giá trị đạo đức, kinh tế văn hoá và các quy ƣớc xã hội. Thứ ba, nhân tố quyết định là bối cảnh, trong đó các năng lực cơ bản sẽ đƣợc ứng dụng.

Các thống kê cho thấy có 8 năng lực sau đây được sử dụng và nhấn mạnh ở hầu hết các hệ thống giáo dục tại các nước tiên tiến:

- Tƣ duy phê phán, tƣ duy logic;

- Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ;

- Tính toán, ứng dụng số;

- Đọc-viết;

- Làm việc nhóm - quan hệ với người khác;

- Công nghệ thông tin- truyền thông (ICT);

- Sáng tạo, tự chủ;

- Giải quyết vấn đề.

Nhóm các năng lực của học sinh Việt Nam:

a)Các năng lực chung

* Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo

- Năng lực tự quản lý

* Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác

* Nhóm năng lực công cụ:

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) - Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực tính toán

b) Các năng lực chuyên biệt môn học/chuyên ngành đào tạo: Tiếng Việt;

Tiếng nước ngoài; Toán; Khoa học tự nhiên, công nghệ; Khoa học xã hội và nhân văn; Thể chất; Nghệ thuật...

Năng lực chỉ có thể thấy đƣợc khi quan sát hoạt động của HS ở các tình huống nhất định. Năng lực đƣợc hình thành không chỉ trong quá trình học tập tại trường mà cả ngoài trường và xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở huyện vĩnh tường, vĩnh phúc (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)