Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở huyện vĩnh tường, vĩnh phúc (Trang 49 - 56)

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC

1.3. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh

Từ góc độ quản lý chung, quản lý hoạt động KTĐG bao gồm 3 mảng lớn liên quan mật thiết đến nhau, đó là: Chính sách về KTĐG, Quản lý hoạt động KTĐG và Quản lý nguồn lực KTĐG.

Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực bao gồm:

Xây dựng và ban hành các văn bản quản lý

Quản lý KTĐG kết quả học tập của học sinh là nhằm mục đích đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của học sinh, xác định mức độ đạt đƣợc của mục tiêu chương trình để nhà trường có cơ sở lập kế hoạch quản lý cho giai đoạn tiếp theo. Vì vậy để công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh đạt được mục đích nêu trên, nhà trường cần ban hành hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể để từng cá nhân GV, CB và HS thực hiện công tác này một cách đồng bộ và đảm bảo các yêu cầu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, luật giáo dục, các văn bản của ngành, của địa phương cũng như của nhà trường. Việc xây dựng hệ thống các văn bản còn giúp nhà trường nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV, CB và HS về mục đích, vai tr , ý nghĩa cũng nhƣ các nguyên tắc trong KTĐG kết quả học tập. Ngoài ra, còn giúp các nhà quản lý có cơ sở để chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra công tác KTĐG kết quả học tập của đơn vị mình và các cá nhân thực hiện để động viên các nhân tố

tích cực hoặc uốn nắn kịp thời những sai lệch nếu có.

Quản lý việc lập kế hoạch KTĐG kết quả học tập

Hiệu trưởng cần dựa trên những định hướng lớn về KTĐG kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực để lập kế hoạch. Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ƣu những nguồn lực đã có và sẽ khai thác. Nhiệm vụ cốt yếu của người quản lý là làm thế nào liên kết các nguồn lực, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng để thực hiện nhiệm vụ của tập thể và của cá nhân, biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của đơn vị.

Kế hoạch hóa việc KTĐG kết quả học tập là nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo, kế hoạch hóa, bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước cụ thể, điều kiện, phương tiện cần thiết.

Việc lập kế hoạch cho hoạt động KTĐG kết quả học tập có thể triển khai theo các bước sau:

Bước 1: Nhận thức đầy đủ về các yêu cầu, mục tiêu chung của nhà trường về hoạt động KTĐG kết quả học tập.

Bước 2: Phân tích thực trạng, dùng phương pháp SWOT (S: Strengths:

điểm mạnh; W: Weaknesses: điểm yếu; O: Opportunities: cơ hội; T: Threats:

thách thức), KTĐG kết quả học tập để thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và nguy cơ của công việc. Đây là cơ sở vững chắc để thuyết phục làm căn cứ cho việc lập kế hoạch, tạo khả năng huy động sự tham gia tích cực, tự giác của đông đảo CB, GV và HS trong nhà trường.

Bước 3: Xác định các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch KTĐG kết quả học tập, đây là điều kiện làm cho kế hoạch khả thi.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch chiến lược, từ đó đưa ra các kế hoạch chi tiết để thực hiện.

Quản lý tổ chức việc KTĐG kết quả học tập của học sinh

Để giúp cho các bộ phận, các cá nhân làm việc có hiệu quả, cần phải tổ

chức công việc theo hướng chuyên môn hóa. Dựa trên chiến lược, kế hoạch, quy trình tổ chức KTĐG kết quả học tập đã xác định, nhà trường tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ, nhóm chuyên môn và các cá nhân chuẩn bị các thủ tục, nhân sự, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho các đợt KTĐG kết quả học tập.

Chỉ đạo công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh

Muốn hoạt động KTĐG kết quả học tập thực sự là động lực th c đẩy quá trình dạy học, người quản lý cần có giải pháp cần thiết bên cạnh việc triển khai công tác, đồng thời, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch KTĐG kết quả học tập. Cụ thể là:

Theo dõi quá trình đổi mới trong KTĐG của GV và HS để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Thường xuyên đôn đốc và khuyến khích CB, GV thực hiện đ ng tiến độ, kế hoạch, cách thức KTĐG đã có trong kế hoạch.

Kiểm tra công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh

Thường xuyên kiểm tra công tác KTĐG của đơn vị, của từng bộ phận,từng cá nhân để có thể điều chỉnh tiến độ, chỉ ra những vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch, phát hiện sớm các sai sót để điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện.

Để thực hiện tốt công tác này, người quản lý cần kết hợp với các thành viên trong ban lãnh đạo nhà trường quyết định những giải pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện kế hoạch KTĐG đã lập. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động KTĐG nên thực hiện thường xuyên từng giai đoạn và có thể bất cứ lúc nào trong quá trình thực thi kế hoạch trên tất cả các mặt nhƣ tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất, tính kỷ luật trong thực hiện,…Sau khi kiểm tra, người quản lý cần phân tích và xác định những vấn đề vướng mắc để xây dựng kế hoạch công tác KTĐG tiếp theo; căn cứ vào thông tin kiểm tra để ra quyết định cần thay đổi, điều chỉnh một phần kế hoạch hoặc điều chỉnh quy trình KTĐG hoặc điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp dạy học cho

phù hợp.

Quản lý sự đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực

Thực tiễn giáo dục đã chỉ ra rằng, để đánh giá toàn diện, chính xác và hiệu quả của việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp dạy - học, khâu quan trọng quyết định cuối cùng là KTĐG. Làm thế nào để việc KTĐG đơn giản để thực hiện nhƣng phải đảm bảo tính chính xác, phản ánh đ ng thực tế quá trình dạy học, thể hiện trung thực kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục, đó là mục đích khi thực hiện đổi mới công tác KTĐG nói riêng và đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục nói chung.

KTĐG kết quả học tập của người học phải đảm bảo đ ng nguyên tắc, loại bỏ các yếu tố tiêu cực do chủ quan của con người tác động và tạo điều kiện để người học tự đánh giá được kết quả học tập của mình. Bên cạnh KTĐG kiến thức, kỹ năng c n phải đánh giá đƣợc thái độ, hành vi ứng xử của người học.

Từ những lý do trên, chúng ta cần phải đổi mới KTĐG kết quả học tập mới có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Muốn vây, cần quản lý sự đổi mới trong hoạt động KTĐG kết quả học tập, với các nội dung đổi mới cụ thể nhƣsau:

Đổi mới quan niệm về kiểm tra, đánh giá . Đổi mới về mục đích, mục tiêu KTĐG.

Đổi mới chuẩn đánh giá.

Đổi mới hình thức KTĐG.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực

- Nhóm nhân tố khách quan, bao gồm:

+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của ngành giáo dục, các chính sách của quốc gia: Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư

58/2011/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, Qui chế thi THPT Quốc gia, Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT...

+ Điều kiện thực tế của nhà trường: Đổi mới kiểm tra đánh giá gắn liền với những yêu cầu về thiết bị dạy học, thư viện, các phương tiện kĩ thuật hiện đại, các phần mềm...

+ Môi trường gia đình, cộng đồng xã hội: Đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT phải gắn liền với việc tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội, tạo thành nhân tố th c đẩy động cơ, phương pháp học tập tích cực ở học sinh. Đặc biệt, việc quan tâm xây dựng môi trường văn hóa chất lượng giáo dục trong nhà trường là rất cần thiết.

- Nhóm nhân tố chủ quan, bao gồm:

+ Trình độ, năng lực, nhận thức, kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về việc KTĐG kết quả học tập của họcsinh.

Sự đổi mới đánh giá kết quả học tập có thành công hay không, trước tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải là người am hiểu sâu sắc về đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói riêng, có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng những vấn đề lý luận dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá vào thực tiễn trường mình, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân ra trên diện rộng. Ngoài ra, uy tín của hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển nhà trường.

Ngoài ra, người giáo viên phải có năng lực tổ chức hoạt động dạy học trên lớp và kiểm tra đánh giá kết quả học tập là những năng lực quan trọng nhất.

Khi tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập căn cứ vào đối tƣợng học sinh mà hiệu trưởng chọn cách tổ chức, quản lý KTĐG khác nhau; giáo viên ra đề, hình thức kiểm tra phù hợp. Vì vậy, cần tiến hành điều tra, khảo sát để nắm vững đối tƣợng nhằm xây dựng kế hoạch KTĐG phù hợp.

- Tính chủ động tích cực của cán bộ quản lí, giáo viên và các bộ phận có

liên quan tới việc tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh.

Ý thức, tinh thần, trách nhiệm và tính tiên phong gương mẫu là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đội ngũ góp phần khơi dậy những nỗ lực, tiềm năng của đội ngũ tham gia quá trình KTĐG nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công tác KTĐG. Thực tế cho thấy không phải tất cả cán bộ quản lí, giáo viên và các bộ phận có liên quan tới việc tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đều có tinh thần, thái độ, hành động tích cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để quản lý công tác KTĐG một cách có hiệu quả, ngoài những nội dung, kỹ năng, phương pháp kiểm tra, người quản lý cũng cần chú trọng yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động KTĐG. Kịp thời có giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời biết tận dụng các yếu tố tích cực.

Kết luận chương 1

Kiểm tra đánh giá là một bộ phận, một chức năng quan trọng của công tác quản lí nhà trường. Việc đổi mới phương pháp dạy học đồng bộ với việc đổi mới KTĐG. Đối với bất kì một nhà trường nào, kiểm tra đánh giá là một công cụ không thể thiếu để nâng cao chất lƣợng giáo dục, dạy học.

Vấn đề đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh đã đƣợc nghiên cứu nhiều, nhƣng c n ít công trình nghiên cứu có hệ thống về quản lý hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT đặc biệt là KTĐG kết quả học tập của học sinh THPT theo tiếp cận năng lực. Xuất phát từ thực tiễn quản lí và trước những yêu cầu cấp thiết về thực trạng đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh trong các trường THPT hiện nay là tiền đề quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu của đề tài.

Những vấn đề trình bày trên đây chỉ là lý luận làm cơ sở đƣa ra hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lựcở các trường THPT Huyện Vĩnh Tường. Để đảm bảo tính khả thi của đề tài, chúng tôi cần nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT Huyện Vĩnh Tường: THPT Lê Xoay, Vĩnh Tường, Đội Cấn, Hồ xuân Hương, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Thị Giang, TTGDTX&DN Vĩnh Tường. Thực trạng và giải pháp cụ thể sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở huyện vĩnh tường, vĩnh phúc (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)