Những căn cứ xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở huyện vĩnh tường, vĩnh phúc (Trang 95 - 98)

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Những căn cứ xây dựng giải pháp

3.1.1. Cơ sở xác lập các giải pháp

3.1.1.1.Định hướng của Đảng và Nhànước

Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo trong đó đƣa ra giải pháp: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” có nội dung: “ Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học;

đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2014của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW đã nêu: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”

Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học tại tại Điều 28 về đánh giá kết quả học tập của học sinh qui định:Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thông báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ và cuối năm học”.

Ngoài ra Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản: Thông tƣ số 58/2011/TT- BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT ngày 12 tháng 2 năm 2011 về việc Ban hành quy chế đánh giá, xếp loại HS trung học sơ sở và HS trung học phổ thông; Văn vản số 5333/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT ngày 29 tháng 09 năm 2014 của Bộ về việc Triển khai đánh giá theo định hướng pháp triển NL môn Tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014 – 2015; Văn vản số 5555/BGDĐT- GDTrH của Bộ GD&ĐT ngày 8 tháng 10 năm 2014 về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; Tài liệu tập huấn về kiểm tra, đánh giá KQHT của HS, điển hình là tài liệu : “Các kĩ thuật đánh giá trong lớp học, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng cho bậc phổ thông ở Việt Nam” (Dự án phát triển GV THPT và TCCN); Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm; Phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017.

3.1.1.2.Phương hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc Quyết định số: 2497/QĐ-UBNDcủa UBND tỉnh Vĩnh Ph c ngày 20 tháng 9 năm 2011về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo VĩnhPh cđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Ph c Ban hành chương trình hành độngsố 66- CTr/TU ngày 27 tháng 01 năm 2014 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) đề ra nhiệm vụ, giải pháp“ Đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo” là :“ Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đạo đức của học sinh, HS theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất và năng lực của người học”

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Ph c hàng năm ban hành nhiệm vụ năm học và các văn bản hướng dẫn, qui định khác.

3.1.1.3. Kế hoạch Giáo dục của nhà trường

Căn cứ vào tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu phát triển nhà trường đến năm 2020 và kế hoạch năm học hàng năm của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc xác định và triển khai các giải pháp đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực

Như đã trình bày ở chương 1 và chương 2 của luận văn đã nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp. Ngoài ra, các giải pháp đƣợc đề xuất còn phải bảo đảm các yêu cầu mang tính phương pháp luận, đó là:

3.1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu.

Mục tiêu ở đây chính là tìm ra các giải pháp đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực.đổi mới công tác kiểm tra đánh hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Ph c, các giải pháp có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động quản lý đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực. Ngoài ra việc đề xuất các giải pháp phải đảm bảo tính mục đích định hướng của Đảng và Nhànước, phương hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo của tỉnh Vĩnh Ph c và của nhà trường.

3.1.2.2 Các giải pháp phải mang tính hệ thống và đồng bộ.

Các giải pháp được đề xuất phải đảm bảo giúp cho Hiệu trưởng tiến hành hoạt động quản lí của mình một cách khoa học, tức là quản lí phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý giáo dục và chu trình quản lí, đồng thời giữa các giải pháp có mối quan hệ qua lại một cách đồng bộ, tạo thành hệ thống chặt chẽ có tính thống nhất cao.

3.1.2.3. Các giải pháp phải có tính khả thi.

Các giải pháp đƣợc đề ra phải phù hợp với yêu cầu đổi mới và hoàn cảnh thực tế của các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Ph c, có tác dụng nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí cho đội ngũ hiệu trưởng một cách thiết thực đồng thời mà c n nâng cao hiệu quả chất lƣợng dạy và học ở các nhà trường.

3.1.2.4. Các giải pháp phải có tính hiệu quả.

Trên cơ sở các giải pháp được đề xuất, giúp hiệu trưởng có khả năng vận dụng tốt những kiến thức quản lí đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lựcphải được bắt đầu từ kế hoạch của nhà trường; kế hoạch của các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm; dựa vào sức mạnh của quần ch ng dưới sự tổ chức và quản lí của Hiệu trưởng. Để quá trình đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập đạt hiệu quả, người hiệu trưởng cần tổ chức lao động một cách khoa học, đảm bảo đầy đủ các chức năng quản lý theo chu trình, thực hiện dân chủ trong quản lí, kết hợp hài hòa giữa yêu cầu và trách nhiệm, động viên, khen thưởng kịp thời trên cơ sở phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lựcchỉ trở thành hiện thực khi người Hiệu trưởng thực hiện một loạt giải pháp quản lý mang tính triệt để và đồng bộ từ quan niệm đến hành động cụ thể.

3.1.2.5. Các giải pháp phải có tính kế thừa

Các giải pháp quản lý phải đảm bảo tính kế thừa, đây là nguyên tắc không thể thiếu. Kế thừa là nguyên tắc nhằm phát huy những điểm mạnh từ thực tiễn công tác quản lí KTĐG kết quả học tập của học sinh và phát triển nó ở mức độ cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở huyện vĩnh tường, vĩnh phúc (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)