Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
3.2. Những giải pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học
3.2.2. Bồi dưỡng kĩ năng, quy trình đánh giá cho giáo viên theo tiếp cận năng lực và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho học sinh
3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa
Chất lƣợng và hiệu quả đánh giá kết quả học tậpphụ thuộc rất nhiều vào
năng lực đánh giá của người giáo viên, trong đó kĩ năng đánh giá của giáo viên là một yếu tố quyết định. Bên cạnh đó, tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình đánh giá cũng là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng đánh giá kết quả học tập. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới đánh giá việc bồi dƣ ng kĩ năng, quy trình đánh giá cho giáo viên và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho học sinh là vấn đề hết sức cấp thiết.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
3.2.2.2.1. Bồi dưỡng kĩ năng, quy trình đánh giá cho giáo viên theo tiếp cận năng lực
Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ đảm bảo chất lượng khi nó phải được tiến hành theo một hệ thống chuẩn và các bước tiến hành chặt chẽ, thống nhất thật sự khoa học. Hệ thống các bước tiến hành và các chuẩn đó chính là quy trình.
Cần bồi dưỡng quy trình kiểm tra đánh giá kiểm tra kết quả học tập của học sinh bao gồm các bước sau:
Bước 1. Xác định mục đích kiểm tra đánh giá
Bước 2. Lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá
Bước 3. Phân tich nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí KTĐG
Bước 4. Viết soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá
Bước 5. Tổ hợp thành đề kiểm tra
Bước 6. Phân tích câu hỏi kiểm tra đánh giá
Bước 7. Tổ chức in đề kiểm tra đánh giá.
Bước 8. Tổ chức, chỉ đạo coi và chấm bài
Bước 9. Nhận xét bài làm của học sinh
Bước 10. Trả bài nhận xét và lên điểm
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình dạy học
Ngoài ra, để thực hiện có hiệu quả hoạt động đổi mới đánh giá cần chú
trọng việc bồi dƣ ng và rèn luyện các kĩ năng sƣ phạm cho giáo viên trong hoạt động đánh giá nhƣ: kĩ năng quan sát, kĩ năng kiểm tra vấn đáp, cách đánh giá kĩ năng thực hành, kĩ năng biên soạn và chấm điểm bài kiểm tra tự luận, kĩ năng soạn thảo bài kiểm tra trắc nghiệm, kĩ năng tổng hợp thông tin đánh giá... Ngoài ra, cũng cần chú trọng bồi dƣ ng, rèn luyện kỹ năng trong việc lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giảng dạy, biết thiết kế các loại đề kiểm tra theo định hướng đổi mới và các kĩ năng chung mang tính công cụ nhƣ: kĩ năng sử dụng CNTT vào việc phân tích xử lí số liệu, đánh giá kết quả học tập của HS.
Cần tập trung bồi dưỡng một số kĩ năng đánh giá chủ yếu sau:
a) Xác định mục đích, mục tiêu, tiêu chí đánh giá .
Mục tiêu đánh giá phải phù hợp với mục tiêu dạy học, mục tiêu dạy học càng thiết thực thì mục tiêu đánh giá càng chặt chẽ. Các tiêu chí đánh giá phải phản ánh đƣợc tính thực tiễn của mục tiêu. Vì vậy, CBQL và GV phải xác định chính xác mục tiêu dạy học và mục tiêu đánh giá.
Việc xác định mục đích của các kỳ kiểm tra đánh giá là hết sức quan trọng, bởi lẽ nó định hướng xây dựng các bài kiểm tra phải đạt được các mục đích này. Khi tổ chức một kỳ kiểm tra phải trả lời đƣợc câu hỏi: Cho ai? Để làmgì?
Thực tế ở các trường học cho thấy, phương pháp KTĐG chủ yếu là làm bài kiểm tra trên giấy. Hiện nay việc lực chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá không được nêu trước. KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực việc lựa chọn câu hỏi và tiêu chí đánh giá được nêu rõ từ trước: công khai, rõ ràng, đ i hỏi HS phải hiểu sâu vấn đề, sáng tạo, biết vận dụng
b) Các phương pháp kiểm tra, đánh giá.
* Kiểm tra, đánh giá trên lớp:
- Kiểm tra vấn đáp(kiểm tra miệng) - Kiểm tra thí nghiệm thực hành - Kiểm tra viết
* Kiểm tra, đánh giá qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, qua việc vận dụng tri thức vào thực tiễn.
c) Bồi dƣ ng qui trình ra đề KTĐG:
- Bồi dƣ ng qui trình ra đề: Tự luận, trắc nghiệm khách quan, phối hợp hợp lý trắc nghiệm khách quan và tự luận trong việc ra đề kiểm tra.
- Tăng cường ra các đề thi/ kiểm tra theo dạng“mở” nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh
- Phân tích để thể thấy ƣu, nhƣợc điểm của TNKQ và tự luận để lựa chọn phù hợp
Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận
Ƣu điểm Nhƣợc điểm
Bài kiểm tra (KT) có rất nhiều câu hỏi nên có thể KT đƣợc một cách hệ thống và toàn diện kiến thức, kỹ năng của học sinh (HS), tránh đƣợc dạy tủ, họctủ.
Bài KT chỉ có một số câu hỏi nên chỉ có thể kiểm tra đƣợc một phần kiến thức và kỹ năng của HS, dễ gây hiện tƣợng dạy tủ, học tủ.
Có thể kiểm tra đánh giá trên diện rộng trong một không gian ngắn.
Mất nhiều thời gian để tiến hành kiểm tra trên diện rộng.
Chấm bài nhanh, chính xác, khách quan. Chấm bài mất nhiều thời gian khó chính xác và khách quan
Tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách chính xác.
HS khó có thể tự đánh giá chính xác kết quả học tập của mình.
Sự phân phối điểm trên diện rộng, nên có thể phân biệt rõ ràng trình độ HS.
Sự phân phối điểm trên diện hẹp, nên khó có thể phân biệt đƣợc rõ ràng trình độ HS.
Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra của HS.
Không sử dụng được phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả học tập của HS.
Nhược điểm Ưu điểm
Không hoặc rất khó đánh giá khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ của HS.
Có thể đánh giá đƣợc khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ của HS.
Không góp phần cho việc rèn luyện khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của HS.
Góp phần rèn luyện cho HS khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của mình.
Chỉ giới hạn sự suy nghĩ của HS trong Có điều kiện để HS bộc lộ khả năng sáng
một phạm vi xác định, do đó hạn chế việc đánh giá khả năng sáng tạo của HS.
tạo, do đó có điều kiện để đánh giá khả năng sáng tạo của HS.
Biên soạn khó, tốn nhiều thời gian. Biên soạn không khó, tốn ít thời gian.
Vì vậy không nên chỉ dùng một loại nào, mà phải kết hợp hợp lý giữa hai hình thức TNKQ và TNTL trong dạy học.
Khi bồi dƣ ng qui trình ra đề KTĐG giáo viên cần nắm đƣợc hai văn bản của Bộ GDĐT: Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 v/v: Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra và văn bản số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/09/2014 v/v: Triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh bậc Trung học từ năm học 2014-2015
d) Xây dựng tiêu chí của bộ công cụ đánh giá:
Có thể hiểu bộ công cụ đánh giá là các đề kiểm tra (các câu hỏi, bài tập lý thuyết, bài tập thực hành), phiếu quan sát, những hoạt động thực hành ngoài lớp học... giúp giáo viên thu thập thông tin khách quan về kết quả học tập của học sinh. Do vậy, trong bộ công cụ đánh giá cần nêu rõ mục đích đánh giá, nội dung đánh giá, đáp án và biểu điểm. Việc đánh giá kết quả học tập chỉ có tác dụng tích cực nếu các công cụ đánh giá bảo đảm đƣợc một số tiêu chí nhất định. Đó là:
- Tính toàn diện: Tiêu chí này yêu cầu các đề kiểm tra phải thể hiện đƣợc một cách toàn diện các mục tiêu đã được xác định trong chương trình các môn học.
- Tính khách quan: Tiêu chí này bảo đảm kết quả đánh giá không phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá cũng như điều kiện đánh giá. Một đề kiểm tra có tính khách quan nếu: Dùng cho các đối tƣợng khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau đều cho cùng một kết quả hoặc chỉ sai khác trong phạm vi sai số cho phép; Các giáo viên chấm cùng một bài phải cho điểm nhƣ nhau hoặc chỉ sai khác trong phạm vi sai số cho phép.
- Độ tin cậy: Một bài kiểm tra đƣợc coi là có độ tin cậy nếu: Kết quả bài
làm phản ánh đ ng trình độ người học và đ ng mục đích đánh giá; Học sinh không thể hiểu theo các cách khác nhau.
- Tính khả thi: Nội dung, hình thức và phương tiện tổ chức phải phù hợp với điều kiện học sinh, của nhà trường và nhất là phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng môn học.
- Khả năng phân hóa tích cực: Học sinh có năng lực cao hơn phải có kết quả cao hơn một cách rõ rệt.
- Tính giá trị (hoặc hướng đích): Một bài kiểm tra chỉ có giá trị khi đánh giá đƣợc học sinh về lĩnh vực cần đánh giá, đo đƣợc cái cần đo, thực hiện đƣợc đầy đủ các mục tiêu đặt ra cho bài kiểm tra.
e) Bồi dƣ ng cách xác định các tiêu chí cần đạt khi chuyển KTĐG theo hướng tiếp cận nội dung sang KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực
KTĐG theo hướng tiếp cận nội dung
KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực
Các bài thi trên giấy đƣợc thực hiện vào cuối một chủ đề, một chương, một học kì
Nhiều bài KT đa dạng trong suốt quá trình học tập
Việc lực chọn câu hỏi và tiêu chí ĐG không được nêu trước (có tính chất đánh đố, yêu cầu HS nỗ lực tối đa để vƣợt qua kì KT, kì thi)
Lựa chọn câu hỏi và tiêu chí ĐG đƣợc nêu rõ từ trước (công khai, rõ ràng, đ i hỏi HS phải hiểu sâu vấn đề, sáng tạo, biết vận dụng)
Nhấn mạnh sự cạnh tranh Nhấn mạnh sự hợp tác Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng của
việc giảng dạy
Quan tâm đến đến phương pháp học tập, phương pháp rèn luyện của HS
Ch trọng vào sản phẩm
Ch trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, ch ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để khen, chê
Tập trung vào kiến thức hàn lâm Tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo
Đánh giá do các cấp quản lí và do GV c n tự ĐG của HS rất ít
GV và HS chủ động trong KT ĐG, khuyến khích tự ĐG của HS
Đánh giá đạo đức HS ch trọng đến việc chấp hành nội quy nhà trường, tham gia
Đánh giá đạo đức của HS một cách toàn diện, ch trọng đến năng lực cá nhân,
phong trào thi đua… hạn chế sự thể hiện cá tính của HS
khuyến khích HS thể hiện cá tính và năng lực bản thân
KT ĐG HS chủ yếu do GV bộ môn và GV chủ nhiệm
Nhiều người tham gia KT ĐG, không chỉ GV bộ môn, GV chủ nhiệm, GV tƣ vấn mà ngay cả phụ huynh và cộng đồng, đặc biệt là tự ĐG lẫn nhau của HS
Đánh giá ch trọng đến kiến thức, trong khi kĩ năng và thái độ bị xem nhẹ
Đánh giá toàn diện, các tiêu chí đặt ra liên quan đến kiến thức, kĩ năng và thái độ. KT ĐG phải gắn với mục tiêu đã công bố từ trước, tránh tình trạng “mục tiêu một đường KT một nẻo”.
3.2.2.2.2. Tổ chức hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng tự đánh giá thông qua hoạt động học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
a) Nâng cao năng lực xác định mục tiêu
Bồi dƣ ng cho HS năng lực tự KTĐG bằng cách gi p HS xác định đƣợc các mục tiêu học tập, các tiêu chuẩn đánh giá trong suốt quá trình học. Chia sẻ mục tiêu, nhiệm vụ của bài học với HS, có kế hoạch và thời điểm để tạo điều kiện cho HS phản ánh về việc học của mình.
b) Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá
Hướng dẫn học sinh tự học, tự kiểm tra đánh giá đểhọc sinh phát triển khả năng tự học theo mục tiêu môn học, tiêu chí đánh giá. Xây dựng động cơ học tập đ ng đắn, thái độ tích cực trong đánh giá ở học sinh, hạn chế tiêu cực trong thi. Trước hết cần xây dựng nhu cầu, hứng thú học tập để tạo nên động lực học tập cần đổi mới đánh giá, tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập một cách nghiêm t c, khách quan. Qua đó, đem lại sự hứng thú, niềm vui học tập, kích thích thích sự nỗ lực, lòng say mê học tập, tạo niềm tin về sự công bằng trong phụ huynh và học sinh.
Thông qua việc đánh giá bạn học, học sinh hình thành rõ ràng hơn trong bản thân mình các yêu cầu về học tập, về cách ứng xử với người khác. Từ đó, học sinh điều chỉnh hay phát triển hành vi thái độ của bản thân. Mặt khác, nếu học sinh biết: cách tự kiểm tra việc học; nhận thức rõ những gì gia đình, nhà
trường mong đợi ở mình; tự tin để đánh giá bản thân mình, thì các em có thể:kiểm soát đƣợc việc học của bản thân; lên kế hoạch làm thế nào để cải thiện việc học của bản thân; cảm thấy tự tin hơn về những gì các em có thể làm đƣợc; dần dần, lĩnh hội đƣợc cách tự học.
Đặc trƣng hoạt độngtự đánh giá của học sinh: hoạt độngtự đánh giá của học sinh mang tính độc lập; có tính mục đích và mang dấu ấn cá nhân.
Các hình thức hoạt độngtự đánh giá của học sinh: học sinh tự đánh giá dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên; học sinh đánh giá lẫn nhau có sự hướng dẫn của giáo viên hoặc không.
Tự đánh giá bao gồm hoạt động học sinh đánh giá bản thân và đánh giá các bạn học cùng lớp. Vì vậy rèn luyện kĩ năng tự đánh giá thông qua:
- Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá thông qua phương pháp dạy học tích cực:
Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đó là tích cực hoá hoạt động của người học, người học giữ vị trí trung tâm của quá trình giáo dục. Trong xu hướng dạy học mới này, vai trò của người học đã có sự thay đổi. Người học không chỉ là người chịu sự đánh giá và thực hiện những quy định của quá trình đánh giá mà họ c n là người trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá chính bản thân mình, tức là tự đánh giá . Nhƣ vậy, về thực chất tự đánh giá chính là đánh giá mà ở đó đối tƣợng đánh giá và đối tƣợng đƣợc đánh giá là một. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Vì vậy, giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động tự đánh giá của học sinh một cách có hiệu quả.
Hoạt động tự đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể đƣợc tiến hành theo các bước sau:
Bước 1-Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập: thường được giáo viên đặt
ra trước, trong hoặc sau một bài học, một hoạt động, cũng có khi được chính học sinh đặt ra.
Bước 2-Thực hiện hoạt động học tập: Có thể ở lớp, ở nhà, có thể có giáo viên hướng dẫn trực tiếp hoặc cũng có thể không có giáo viên hướng dẫn trực tiếp.
Bước 3-Đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ học tập: nhằm xác định mức độ đạt đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Bước 4-Ra quyết định: Trên cơ sở đối chiếu KQHT với mục tiêu, nhiệm vụ học tập, học sinh phân tích, nhận xét và đánh giá về KQHT của mình. Từ đó, xác định đƣợc nguyên nhân, tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh kiến thức, kĩ năng và cải thiện KQHT.
- Rèn luyện khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau qua các bài kiểm tra
GV có thể cho đáp án cụ thể của bài thi, kiểm tra để qua đó HS nhận xét về kết quả bài làm của mình, của bạn bè.
Cho HS tự sửa bài thi, kiểm tra và tự đƣa ra nhận xét, so sánh về kết quả bài làm của mình. Đồng thời, giữa các HS đƣa ra những nhận xét, so sánh kết quả với nhau.
Tổ chức các buổi thảo luận giữa HS với nhau để trao đổi, góp ý, đánh giá, nhận xét, so sánh kết quả KTĐG lẫn nhau để cùng gi p nhau bổ sung kiến thức cần thiết, gi p nhau cùng tiến bộ.
GV phải đưa ra các tiêu chí đánh giá rõ ràng và hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả học tập của mình. Hình thành ở HS thói quen tự đánh giá. Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá mà GV đƣa ra, HS có thể đánh giá kết quả bài làm của bạn mình.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp..
- Thành lập bộ phận chuyên trách, độc lập thực hiện công tác khảo thí, kiểm định chất lƣợng giáo dục. Bồi dƣ ng bộ phận chuyên trách bằng hình thức bồi dƣ ng tại chỗ, dự các lớp tập huấn và học tập trung. Bộ phận chuyên trách triển khai tập huấn cho đội ngũ GV