Thực trạng thực hiện các qui định về đánh giá và các khâu về tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở huyện vĩnh tường, vĩnh phúc (Trang 65 - 72)

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINHTRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰCỞ HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường

2.3.3. Thực trạng thực hiện các qui định về đánh giá và các khâu về tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.9. Đánh giá của GV về việc

thực hiện các yêu cầu, mục đích KTĐG kết quả học tập

TT Yêu cầu mục đích đánh giá

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình

thường

Không tốt SL % SL % SL % SL % 1 ĐG đƣợc các NL khác nhau của

HS 68 57 32 27 12 10 8 7

2 Đảm bảo tính khách quan 72 60 34 28 9 8 5 4 3 Đảm bảo sự công bằng 106 88 12 10 2 2 0 0 4 Đảm bảo tính toàn diện 90 75 20 17 10 8 0 0 5 Đảm bảo tính công khai 96 80 18 15 6 5 0 0 6 Bảo đảm tính giáo dục 112 93 4 3 4 3 0 0 7 Bảo đảm tính phát triển 86 72 32 27 2 2 0 0

Qua bảng trên GV nhận định:

Chỉ số đánh giá đƣợc các năng lực khác nhau của HS còn thấp, thực tế quá trình đánh giá chủ yếu đánh giá được các năng lực chuyên biệt thường liên quan đến một số môn học cụ thể (Ví dụ: năng lực cảm thụ văn học trong môn Ngữ văn) hoặc một lĩnh vực hoạt động có tính chuyên biệt; cần thiết ở một hoạt động cụ thể. Đối với năng lực chung cần thiết để HS có thể tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội thì chƣa đáp ứng yêu cầu.

Nguyên tắc khách quan đôi khi chƣa đƣợc đảm bảo, còn chịu sự ảnh hưởng từ những yếu tố chủ quan khác như: do giáo viên thu thập được chưa hệ thống trong quá trình dạy học, đôi khi có những biểu hiện áp đặt chủ quan

của người đánh giá.

Trong thực tế những phán đoán, nhận xét về việc học của học sinh chƣa giúp các em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nhận ra tiềm năng của mình mà chủ yếu nhận xét về kiến thức, kĩ năng đạt đƣợc của HS vì vậy yếu tố đảo đảm tính phát triển chƣa quan tâm nhƣ các tiêu chí khác.

Đa số GV giúp cho học sinh nhận thấy đƣợc sự tiến bộ của bản thân, những gì cần cố gắng hơn trong môn học, góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh. Vì vậy yếu tố đảo đảm tính giáo dục đƣợc thực hiện tốt. Ngoài ra yêu cầu đảm bảo sự công bằng đều đƣợc giáo viên thực quan tâm, hiện tốt.

Bảng 2.10. Đánh giá của GV về việc thực hiện các qui định KTĐG kết quả học tập

TT Các quy định về kiểm tra, thi

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình

thường

Không tốt SL % SL % SL % SL % 1 Quy định số lần kiểm tra từng môn 116 97 4 3 0 0 0 2 Quy định thời gian một lần kiểm tra 112 93 6 5 2 2 0 0 3 Quy định về tiến độ kiểm tra, vào điểm 50 42 56 47 9 8 5 4 4 Quy định về hình thức kiểm tra 62 52 44 37 12 10 2 2 5 Quy định về việc ra đề kiểm tra, đề thi 98 82 12 10 8 7 2 2 6 Quy định về việc coi kiểm tra, coi thi 30 25 36 30 40 33 14 12 7 Quy định về chấm bài kiểm tra, bài thi 82 68 29 24 6 5 3 3 8 Quy định về trả bài, công bố kết quả 32 27 39 33 40 33 9 8 9 Quy định về bảo quản bài thi, bài kiểm tra 112 93 8 7 0 0 0 0 Trong các trường THPT huyện Vĩnh Tường đều có các qui định cụ thể về số lần kiểm tra từng môn, thời gian một lần kiểm tra, tiến độ kiểm tra, vào

điểm đƣợc xây dựng theo thông tƣ 58/2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Các qui định khác nhƣ: hình thức kiểm tra, ra đề, coi, chấm… theo từng kì thi và chỉ quan tâm vào các bài kiểm tra học kì, thi khảo sát chất lƣợng, học sinh giỏi, còn các bài kiểm tra 15 phút và 1 tiết giao cho giáo viên tự lựa chọn các hình thức kiểm tra, coi, chấm…

Qua bảng 2.10. nhận thấy:

Nhìn chung việc thực hiện các qui định về số lần kiểm tra từng môn, thời gian một lần kiểm tra và qui định về việc ra đề kiểm tra, đề thi đều đƣợc thực hiện tương đối tốt. Nguyên nhân là do cuối kì, cuối năm học số điểm kiểm tra của từng môn trong sổ điểm đều đƣợc CBQL và TTCM kiểm tra. Việc ra đề kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra định kì đều đƣợc thể hiện trong giáo án, các đề thi học kì và các kì thi khác đều đƣợc duyệt đề cẩn thận.

Qui định coi thi, coi kiểm tra thực hiện chƣa tốt, nguyên nhân chính là do sĩ số trong lớp đông, ph ng học còn chật vì vậy 1 bàn có tới 3-4 học sinh ngồi, hơn nữa nhận thức của GV chƣa đầy đủ trong việc KTĐG, vẫn có tƣ tưởng nâng đ học sinh đạt chỉ tiêu đăng kí và chỉ tiêu giao để khỏi ảnh hưởng tới việc xếp loại thi đua.

Việc trả bài cho học sinh, tiến độ kiểm tra, vào điểm thường hay chậm muộn so với qui định. Việc chấm bài kiểm tra, bài thi thực hiện chƣa đầy đủ, còn một số GV chƣa có nhận xét, sửa lỗi cho HS trong các bài kiểm tra do sợ mất nhiều thời gian.

Bảng 2.11. Đánh giá của GV về việc thực hiện các khâu trong KTĐG KQHT

TT Các khâu quá trình KTĐG

Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Bình

thường

Không tốt SL % SL % SL % SL % Chuẩn bị

1 Lập kế hoạch KTĐG 36 30 33 28 29 24 22 18

2 Thông báo trước thời gian, địa

điểm kiểm tra để các HS chuẩn bị 62 52 22 18 26 22 10 8 3 Thông báo trước nội dung, hình

thức kiểm tra để các HS chuẩn bị 65 54 31 26 17 14 7 6 4 Ra ma trận, đề, đáp án bài kiểm tra 48 40 46 38 13 11 13 11 Coi thi, kiểm tra

1 Cán bộ coi thi nghiêm túc, khách

quan 42 35 37 31 21 18 20 17

2 Đảm bảo kỉ luật phòng thi, học sinh

ngiêm túc khi làm bài 43 36 40 33 7 6 30 25 Chấm thi, kiểm tra

1 Theo đáp án và biểu điểm thống

nhất 65 54 34 28 15 13 6 5

2 Đảm bảo tính công bằng, khách

quan 92 77 20 17 6 5 2 2

3 Đảm bảo tính chính xác 67 56 39 33 10 8 4 3 4 Nhận xét, sửa lỗi sai trong bài kiểm

tra 88 73 22 18 4 3 6 5

Xử lý kết quả

1 Trả bài để thông báo kết quả của

từng HS 79 66 32 27 9 8 0 0

2 Chữa lại bài thi, kiểm tra 86 72 23 19 11 9 0 0 3 Nhận xét về kết quả, về ƣu nhƣợc

điểm 75 63 21 18 19 16 5 4

4 Tổng hợp những lỗi thường mắc

của HS 57 48 54 45 6 5 3 3

5 Nhận xét, đánh giá theo sự tiến bộ

của HS so với bản thân 43 36 48 40 14 12 15 13 6 Đánh giá lại đề thi 34 28 37 31 26 22 23 19 7 Đánh giá lại quá trình giảng dạy và

quá trình học của HS 46 38 43 36 24 20 7 6 Qua bảng số liệu trên ta thấy việc thực hiện các khâu trong KTĐG kết quả học tập của HS còn nhiều tồn tại, bất cập, cụ thể:

* Khâu chuẩn bị

- Việc xây dựng kế hoạch ĐGKQHT của HS chủ yếu lồng ghép trong kế hoạch năm học chung, chƣa xây dựng kế hoạch riêng biệt; ở những kế hoạch ngắn hạn trong một năm học, tập chung vào những công việc thường xuyên nhƣ: kế hoạch ra đề thi; kế hoạch thực hiện công tác coi thi, chấm thi của GV. Việc xây dựng kế hoạch dài hạn của các trường về ĐGKQHT chưa có, các điều kiện để phát triển nguồn nhân lực về đánh giá hầu nhƣ không quan tâm. Như vậy ở khâu đầu tiên mang tính chất định hướng là lập kế hoạch hiện nay tuy đã đƣợc thực hiện, nhƣng vẫn còn quá nhiều điểm hạn chế, bất cập. Những kế hoạch quản lý tổng thể các yếu tố tham gia vào quá trình ĐGKQHT của HS theo TCNL như: Định hướng về chất lượng ĐGKQHT của HS theo TCNL trong xu hướng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động ĐGKQHT một cách ổn định, nguồn tài chính thường xuyên cho hoạt động ĐGKQHT, quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ĐGKQHT chƣa đƣợc chú trọng.

- Thông báo trước thời gian, địa điểm kiểm tra để các HS chuẩn bị và nội dung, hình thức kiểm tra để các HS chuẩn bị chủ yếu đƣợc thực hiện trong các kì thi học kì, khảo sát chất lượng của nhà trường và được thể hiện trong kế hoạch, dán trên bảng tin của nhà trường. Việc KTTX và KTĐK chưa được giáo viên thông báo đầy đủ.

- Ra ma trận, đề, đáp án bài kiểm tra chƣa đƣợc GV thực hiện nghiêm túc, chủ yếu chỉ ra đề mà chƣa làm đầy đủ qui trình ra đề kiểm tra. Vì vậy nội dung, kiến thức trong đề kiểm tra xác định theo cảm tính, theo định tính mà chƣa có sự nhìn nhận, đánh giá một cách chi tiết, cẩn thận, khoa học. Nội dung ra đề KTĐG kết quả học tập đƣợc thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.12. Đánh giá của GV, HS về nội dung ra đề KTĐG kết quả học tập

TT Nội dung

GV HS

Mức độ sử dụng Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không dùng SL % SL % SL % SL %

1

Những nội dung trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học

GV 87 73 27 23 6 5 0 0 HS 212 66 85 27 20 6 3 1

2

Những nội dung thường có trong các kì thi nhƣ: KSCL, HSG, THPT…

GV 65 54 41 34 14 12 0 0 HS 198 62 86 27 31 10 5 2 3 Những nội dung khó trong môn

học

GV 12 10 27 23 78 65 3 3 HS 30 9 57 18 227 71 6 2 4 Những nội dung HS còn yếu, hay

sai xót, ít chú ý

GV 90 75 20 17 10 8 0 0 HS 236 74 54 17 30 9 0 0 5 Những nội dung gắn bối cảnh,

tình huống thực tiễn

GV 12 10 21 18 74 62 13 11 HS 25 8 54 17 201 63 40 13 Qua bảng số liệu trên ta thấy:

+ Nội dung ra đề kiểm tra GV thường căn cứ vào những nội dung trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học; những nội dung HS còn yếu, hay sai sót, ít chú ý; những nội dung thường có trong các kì thi như: KSCL, HSG, thi THPT Quốc gia… cả GV và học sinh đều khẳng định rất thường xuyên và thường xuyên đều chiếm từ 85% trở lên.

+ Nội dung khó trong môn học và nội dung gắn bối cảnh, tình huống thực tiễn rất ít dùng trong ra đề kiểm tra và có nhiều GV chƣa ra bao giờ.

Nhƣ vậy việc ra đề kiểm tra của giáo viên còn mang nặng kiến thức phục

vụ cho thi cử với mục đích học sinh đạt điểm cao trong các kì thi, nội dung gắn bối cảnh, tình huống thực tiễn chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng.

* Khâu coi thi, coi kiểm tra:

Có 17% GV nhận định cán bộ coi thi chƣa nghiêm túc, khách. Còn 25%

khẳng định việc đảm bảo kỉ luật phòng thi, học sinh ngiêm túc khi làm bài chƣa thực hiện tốt. Nguyên nhân xảy ra các hiện tƣợng tiêu cực nói trên là do:

đội ngũ CBQL chƣa sâu sát với công việc hoặc chƣa có cái nhìn thật sự khách quan; giáo viên chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, c n tư tưởng nâng đ học sinh vì thành tích; học sinh tìm mọi cách để trao đổi bài, cho nhau nhìn bài, quay cóp, ném bài cho nhau vì điểm số; điều kiện CSVC chƣa đảm bảo cho công tác coi thi.

* Khâu chấm thi, chấm kiểm tra:

Việc đảm bảo công bằng, khách quan đƣợc thực hiện tốt (nhận định rất tốt và tốt từ 90% trở lên)

Việc chấm theo đáp án, biểu điểm thống nhất và đảm bảo tính chính xác chƣa đƣợc thực hiện tốt. Về nguyên nhân các bài kiểm tra của giáo viên thường thiếu khâu đánh và dọc phách bài thi, mặt khác GV nhẹ tay chấm điểm, ít trừ lỗi chính tả, lỗi trình bày, cứ có ý là cho điểm. Bên cạnh đó một số GV có quan niệm kết quả đánh giá HS phản ánh kiến thức và NL của người dạy, muốn khẳng định mình, vì chất lượng bộ môn, vì thi đua nên còn GV cho học sinh lớp mình dạy điểm cao hơn.Qua khảo sát chọn mẫu ngẫu nhiên ở tất cả các trường THPT trong tỉnh do sở GDĐT tổ chức điểm khảo sát thường thấp hơn rất nhiều so với điểm trung bình môn. Qua đó cho chúng ta thấy công tác chấm và cho điểm ở các trường còn nhiều hạn chế, vì vậy cần tăng cường khảo sát đánh giá theo chọn mẫu ngẫu nhiên để đánh giá chất lƣợng thực của giáo dục.

Việc nhận xét, sửa lỗi sai trong bài kiểm tra cơ bản đã đƣợc thực hiện nhƣng c n một số GV chấm bài chỉ có điểm tổng của bài kiểm tra mà không điểm thành phần, không có nhận xét, sửa lỗi sai trong bài kiểm tra do sợ mất

thời gian mà chỉ nhận xét chung chung của cả lớp trong tiết trả bài kiểm tra.

* Khâu xử lí kết quả:

Qua khảo sát thì sau khi chấm bài xong, hầu hết các GV đều trả bài và chữa bài, tổng hợp và nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS. Qua số liệu bảng 2.11. ta thấy, việc tổng hợp các lỗi HS thường mắc, thông báo ưu điểm và nhƣợc điểm của HS vẫn còn hạn chế. Đồng thời GV cũng không tự đánh giá đề thi của mình ra đã đảm bảo các tiêu chí đã nêu trên hay chƣa để biết chất lƣợng các đề thi nhƣ thế nào. Nguyên nhân GV cho kiểm tra lại và cho điểm vào sổ điểm cao hơn điểm của bài thi/kiểm tra là sợ chất lƣợng môn học quá thấp, do chỉ tiêu đăng ký chất lƣợng của GV với BGH đầu năm học, vì thành tích của HS. Còn nguyên nhân khác là nhiều GV thiếu kiến thức về phân tích, đánh giá câu hỏi thi điều này đặt ra giải pháp khắc phục là cần bồi dƣ ng cho GV kiến thức về đánh giá.

Một trong những bất cập là nhận xét, đánh giá không theo sự tiến bộ của HS so với bản thân mà GV thường biểu dương các HS đạt điểm cao và phê bình các HS bị điểm kém, tức là đánh giá chƣa theo TCNL. Một bất cập nữa sau khi kiểm tra, giáo viên thường đánh giá quá trình học của học sinh mà chƣa đánh giá, xem xét lại quá trình giảng dạy để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực ở huyện vĩnh tường, vĩnh phúc (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)