Lƣợc khảo tài liệu có liên quan

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lượt kinh doanh cho Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 20 - 24)

Để có thêm cơ sở làm căn cứ cho việc thực hiện luận văn này, tác giả lƣợc khảo 04 tài liệu có liên quan nhƣ sau:

Lê Bảo Toàn (2016), “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang đến năm 2020”, Với mục đích tìm ra các chiến lƣợc và giải pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang.

Đề tài tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang từ năm 2012 đến năm 2015. Trên cơ sở đó đề tài tập trung phân tích môi trường bên trong, bên ngoài Công ty tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu bên trong Công ty, xác định cơ hội và thách thức tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Các số liệu sơ cấp và thứ cấp kết hợp với (1) kỹ thuật phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để hình thành nhóm chiến lƣợc S-O, S-T, W-O, W-T; và (2) với kỹ thuật ma trận SPAGE để xác định vị trí chiến lược và phương án chiến lược tối ưu.

Thông qua ma trận hoạch định chiến lƣợc có thể định lƣợng (QSPM) đã hình thành những chiến lƣợc cần thực hiện cho Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang đến năm 2020, nhằm mục đích mở rộng, phát triển và tạo thế chủ động trên thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay là: (1) Chiến lược thâm nhập thị trường, (2) Chiến lược hội nhập về phía sau, (3) Chiến lược phát triển thị trường và (4) Chiến lược tái cấu trúc Công ty.

Hồ Tú Lan (2016), “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần In tổng hợp Cần Thơ giai đoạn năm 2016 – 2020”, nhằm mục đích hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh doanh và đề xuất các giải pháp thực hiện phù hợp hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần In tổng hợp Cần Thơ.

Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, phương pháp kết hợp từ đó sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và xây dựng các chiến lƣợc thông qua ma trận SWOT, ma trận QSPM. Để hình thành nên các ma trận này, bên cạnh phỏng vấn các chuyên gia tác giả đã phỏng vấn 7 chuyên gia bên trong Công ty.

Đề tài tập trung phân tích môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần In tổng hợp Cần Thơ trong thời gian qua ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích đó đề tài đi sâu nghiên cứu hoạt động kinh doanh của môi trường nội bộ, để từ đó đưa ra những mặt mạnh, mặt yếu và hình thành ma trận phân tích nội bộ (IFE). Đồng thời thông qua việc nghiên cứu môi trường bên ngoài trong đó có môi trường cạnh tranh của Công ty Cổ Phần In tổng hợp Cần Thơ đối các đơn vị kinh doanh cùng ngành in trong nước để hình thành được 02 ma trận là: ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). Tiếp theo đề tài hình thành ma trận phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – đe dọa (SWOT). Bằng cách phát huy những điểm mạnh bên trong và tận dụng cơ hội bên ngoài để hình thành nên những chiến lược S-O. Sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài nhằm hình thành cho nhóm S-T. Cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài, từ đó hình thành nhóm chiến lƣợc W-O.

Cải thiện điểm yếu bên trong để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài, qua đó hình thành nhóm chiến lƣợc W-T.

Tiếp theo kết hợp với ma trận chiến lƣợc chính nhằm đánh giá vị thế của Công ty Cổ Phần In tổng hợp Cần Thơ dựa trên hai khía cạnh: vị trí cạnh tranh và sự tăng trưởng trên thị trường. Đồng thời thông qua ma trận hoạch định chiến lược có thể định lƣợng (QSPM) cho từng nhóm chiến lƣợc ở trên, đề tài sẽ hình thành những chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Công ty đến năm 2020 và những chiến lƣợc có thể thay thế cho Công ty Cổ Phần In tổng hợp Cần Thơ thực hiện các chiến lƣợc đó.

Qua kết quả phân tích trên và dựa vào định hướng phát triển trong thời gian tới, tác giả đƣa ra các chiến lƣợc cụ thể sau: (1) Chiến lƣợc cắt giảm chi phí, (2) Chiến lược phát triển thị trường, (3) Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và (4) Chiến lƣợc phát triển sản phẩm.

La Thanh Tuyền (2011), “Hoạch định chiến lược kinh doanh xăng dầu tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ đến năm 2020” đƣợc thực hiện với mục tiêu tìm ra các chiến lƣợc và giải pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, đề tài được sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh trên cơ sở định lƣợng và định tính để nhận xét đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia kết hợp với phân tích ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và nhận đƣợc những cơ hội, thách thức mà môi trường kinh doanh tạo ra. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả tổng hợp, phân tích dùng ma trận SWOT để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và đồng thời sử dụng ma trận QSPM để đánh giá, lựa chọn chiến lƣợc, đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong cơ chế thị trường. Kết quả sử dụng ma trận QSPM để lựa chọn bốn chiến lược đã xác định mà Công xăng dầu Tây Nam Bộ ƣu tiên thực hiện, bao gồm: (1) Thâm nhập thị trường, (2) Kết hợp về phía trước, (3) Phát triển thị trường và (4) Phát triển nguồn nhân lực. Để thực hiện thành công các chiến lƣợc, có 4 giải pháp đã đƣợc đề xuất, đó là giải pháp về nhân sự, marketing, hệ thống thông tin và chi phí nhằm mục đích phát huy những thế mạnh của đơn vị cũng nhƣ tận dụng những cơ hội từ bên ngoài để khai thác hết tiềm năng hiện có, để mở rộng và phát triển thị trường, tạo thế chủ động trên thị trường.

Lê Việt Đông (2013), “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong đến năm 2015”, Với mục đích tìm ra các chiến lƣợc và giải pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh Công ty. Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp. Và sử dụng phương pháp nghiên cứu như thống kê mô tả, đánh giá, phân tích ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE). Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả tổng hợp, phân tích dùng ma trận SWOT để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và đồng thời sử dụng ma trận QSPM để đánh giá, lựa chọn chiến lƣợc ƣu tiên cho Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong cụ thể nhƣ sau: (1) Thâm nhập thị trường xuất khẩu, (2) Thâm nhập thị trường nội địa, (3) Kết

hợp về phía trước, (4) Phát triển sản phẩm, (5) Phát triển thị trường xuất khẩu, (6) Chiến lƣợc marketing.

Qua các tài liệu lƣợc khảo trên, tác giả thực hiện “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đến năm 2020”. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây như phương pháp hoạch định chiến lược kinh doanh, phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin, phương pháp phân tích số liệu thiết lập các bảng ma trận IFE, EFE, hình ảnh cạnh tranh, SWOT, và QSPM. Tác giả hình thành nhóm chiến lƣợc khả thi và lựa chọn chiến lƣợc ƣu tiên thực hiện thông qua ma trận QSPM.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lượt kinh doanh cho Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)