QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lượt kinh doanh cho Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 27 - 30)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH . 9

1.2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƢỢC

Xác định và đánh giá các phương án chiến lược có thể liên quan đến nhiều nhà quản lý và nhân viên tham gia xây dựng tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn trước đây, thực hiện đánh giá bên ngoài và đánh giá bên trong. Đại diện của từng bộ phận và từng đơn vị trong Công ty nên đƣợc đƣa vào trong quy trình này và từ đó giúp Công ty hoàn thành các mục tiêu đề ra.

1.2.1 Mô hình phân tích xây dựng chiến lươc toàn diện

Những kỹ thuật xây dựng chiến lƣợc quan trọng để có thể hợp nhất thành mô hình 3 giai đoạn ra quyết định nhƣ Hình 1.1. Các công cụ đƣợc trình bày trong mô hình này có thể đƣợc ứng dụng cho tất cả các tổ chức với quy mô và loại hình khác nhau, có thể giúp cho các nhà chiến lƣợc xác định, đánh giá và lựa chọn chiến lƣợc.

GIAI ĐOẠN 1. GIAI ĐOẠN ĐẦU VÀO Ma trận đánh giá các

yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

(IFE) GIAI ĐOẠN 2. GIAI ĐOẠN KẾT HỢP

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT)

Ma trận vị thế chiến lƣợc và đánh giá hoạt

động (SPACE)

Ma trận tập đoàn tƣ vấn

Boston (BCG)

Ma trận yếu tố bên trong - bên ngoài (IE)

Ma trận chiến lƣợc chính (GS)

GIAI ĐOẠN 3. GIAI ĐOẠN QUYẾT ĐỊNH

Ma trận hoạch định chiến lƣợc trên cơ sở định lƣợng (QSPM) Hình 1.1: Mô hình phân tích xây dựng chiến lược

(Nguồn: Fred R. David, Quản trị chiến lược Khái luận và các tình huống, tr.196)

Giai đoạn 1 của mô hình xây dựng chiến lƣợc bao gồm ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận hình

ảnh cạnh tranh (CPM) đƣợc gọi là giai đoạn đầu vào tóm tắt những thông tin đầu vào cơ bản cần thiết cho việc xây dựng chiến lƣợc.

Giai đoạn 2 được gọi là giai đoạn kết hợp, tập trung vào xây dựng các phương án khả thi bằng cách sắp xếp yếu tố quan trọng bên ngoài và bên trong. Bao gồm ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT), ma trận SPACE, ma trận BCG, ma trận IE, ma trận GS.

Giai đoạn 3 gọi là giai đoạn quyết định, ở giai đoạn này chỉ có ma trận QSPM sử dụng thông tin đầu vào giai đoạn 1 để đánh giá khách quan các phương án chiến lƣợc đƣợc xác định trong giai đoạn 2. Ma trận QSPM cho thấy đƣợc mức độ hấp dẫn của các phương án để từ đó lựa chọn chiến lược cụ thể.

1.2.2 Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp: Là khái niệm dùng để chỉ kết quả kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt tới. Mục tiêu là phương tiện để thực hiện thành công sứ mạng của doanh nghiệp. Mục tiêu đề ra phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn khác nhau.

1.2.3 Phân tích môi trường

Môi trường hoạt động của doanh nghiệp, là những yếu tố nằm bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

a. Phân tích các yếu tố bên ngoài

Đánh giá các yếu tố bên ngoài hay còn đƣợc gọi là phân tích ngành tập trung vào việc xác định, đánh giá những xu hướng và những sự kiện vượt khỏi tầm kiểm soát của doanh nghiệp đơn lẻ. Với việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài cho thấy những cơ hội cũng nhƣ nguy cơ tiềm ẩn đối với doanh nghiệp giúp nhà quản lý nắm bắt đƣợc cơ hội và tránh đƣợc những nguy cơ khi hoạch định chiến lƣợc.

Môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát): bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố sau:

- Kinh tế: tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, ...

- Chính trị - pháp luật: các quy định về lãi suất huy động, cho vay, giá cả, quảng cáo, các quy định về cạnh tranh, thuế,...

- Văn hóa – xã hội: mức sống, thói quen tiêu dùng,...

- Kỹ thuật - công nghệ: công nghệ mới ra đời.

- Dân số - lao động: cơ cấu dân số, trình độ,...

Môi trường vi mô (môi trường ngành) bao gồm các yếu tố như:

- Đối thủ cạnh tranh - Khách hàng

- Nhà cung ứng - Đối thủ tiềm ẩn - Sản phẩm thay thế

Theo mô hình cạnh tranh của Porter doanh nghiệp luôn phải chịu năm áp lực cạnh tranh từ những yếu tố trên cụ thể nhƣ hình 1.2 sau:

Hình 1.2: Mô hình cạnh tranh của Porter

(Nguồn: Michechael E. Porter, (1998), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội)

Khi đã phân tích từng yếu của môi trường vĩ mô và môi trường ngành, nhiệm vụ của các nhà quản trị là đƣa ra kết luận chung về các yếu tố chủ yếu đem lại cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lượt kinh doanh cho Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)