KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lượt kinh doanh cho Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 24 - 27)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH . 9

1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ MÔ HÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC

1.1.1 Khái niệm về chiến lƣợc

Theo Fred R.David, “chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn của tổ chức lựa chọn phương thức hoặc cách thức hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.

Theo Alfred Chadler (Đại học Havard), “chiến lƣợc là xác định các mục tiêu cơ bản và lâu dài của một doanh nghiệp và đề ra một quá trình hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó”.

Theo Michael E. Porter (1996), “chiến lƣợc là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ. Theo cách tiếp cận này, chiến lƣợc là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chƣa làm, bản chất cùa chiến lƣợc là xây dựng lợi thế cạnh tranh”.

Chiến lƣợc là những hành động tìm năng đòi hỏi sự quyết định ở tầm lãnh đạo cấp cao và nguồn lực của Công ty. Ngoài ra,chiến lược ảnh hưởng đến sự lâu dài của một tổ chức, thường ít nhất là năm năm và theo đó là định hướng cho tương lai.

Chiến lƣợc có hệ quả trên nhiều chức năng và nhiều bộ phận và cần xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài của Công ty cần đối mặt{9 tr13}.

1.1.2 Hoạch định chiến lƣợc

Có nhiều tác giả nghiên cứu về chiến lƣợc, do đó cách nhìn nhận và trình bày đều khác nhau nhƣ:

Theo Alfred Chadler (Đại học Havard), “hoạch định chiến lƣợc kinh doanh là việc xác định các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Từ đó lựa chọn các phương án để thực hiện các mục tiêu đó”.

Theo Fred R.David thì hoạch định chiến lƣợc kinh doanh là xác định các tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan đặt biệt đến các yếu tố như sau: sản phẩm, thị trường, lợi nhuận, quy mô, …

1.1.3 Vai trò của quản trị chiến lƣợc

Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình. Thật vậy, muốn quản trị chiến lƣợc có hiệu quả, các tổ chức phải quản lý hệ thống thông tin môi trường kinh doanh. Căn cứ vào đó, các nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng biến động của môi trường kinh doanh và xác định nơi nào mà doanh nghiệp cần đi đến trong tương lai, những gì cần phải làm để đạt đƣợc những thành quả lâu dài. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững đƣợc việc gì cần làm để đạt đƣợc thành công, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà quản trị và các nhân viên và cùng nỗ lực để đạt đƣợc các mong muốn.

Quản trị chiến lƣợc giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lƣợc tốt, thích nghi với môi trường.

Quản trị chiến lƣợc giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp.

1.1.4 Các yêu cầu khi xây dựng và hoạch định chiến lƣợc

Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh là phải đạt đƣợc mục đích của doanh nghiệp đặt ra và giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì chiến lược kinh doanh thật sự cần thiết khi có trên thị trường. Muốn đạt được mục đích này khi xây dựng chiến lƣợc phải khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Chiến lƣợc kinh doanh phải đảm bảo kiểm soát rủi ro doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh chứa đựng yếu tố rủi ro bất ngờ mà các doanh nghiệp phải đương đầu. Vì thế, quản trị rủi ro trong kinh doanh đƣợc các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.

Các doanh nghiệp phải xác định đƣợc mục tiêu và những nguồn lực cơ bản để thực hiện mục tiêu đẳm bảo sao cho nguồn lực đƣợc bố trí một cách hợp lý nhất.

Trong phạm vi kinh doanh nhất định, doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu ƣu tiên phải đạt đƣợc phù hợp với mục tiêu cụ thể của mình. Các mục tiêu này phải rõ ràng và phải đo đƣợc bằng định tính hay định lƣợng. Cùng với mục tiêu đó cần có các biện pháp làm tiền đề cho việc thực thi các mục tiêu đó.

Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai. Việc dự đoán này càng chính xác thị chiến lƣợc kinh doanh càng dể thực hiện, kết quả càng gần với mục tiêu. Muốn có dự đoán tốt cần có một khối lƣợng thông tin đủ lớn, đầy đủ đồng thời phải kết hợp với phương pháp tư duy đúng đắn để có cái nhìn thực tế và khách quan về những gì mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong hoạch định và thực hiện chiến lƣợc.

Khi xây dựng chiến lƣợc kinh doanh phải tính đến kế hoạch ứng phó với các biến cố bất lợi và có lợi khi chúng xảy ra, và phải có chiến lƣợc dự phòng khi hoạt động kinh doanh bất lợi.

Trong quá trình hoạch định chiến lƣợc các doanh nghiệp tập trung vào một số vấn đề trọng tâm nhƣ sau:

Hoạt động nghiên cứu thị trường: Hoạch định chiến lược kinh doanh phải dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, những nhu cầu thực tế của thi trường hiện tại và dự báo tương lai, nguồn cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, để có quyết định đầu tư đúng đắn sản xuất theo nhu cầu của thị trường.

Lựa chọn kênh phân phối tối ƣu: Đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hoá luôn là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Đặc biệt là trong giai đọan hiện nay cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hàng hoá phải được tiêu chuẩn hoá thì vấn đề chất lượng hàng hoá đưa ra thị trường phải được đảm bảo là điều tất nhiên. Nhiều doanh nghiệp đã thành công sử dụng các phương pháp quảng bá sản phẩm rồi đưa đến tay người tiêu dùng, ưu đãi sản phẩm,...

Nguồn vốn kinh doanh: Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có một lượng vốn tương đối thì doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn những phần sản xuất kinh doanh hợp lý, hiệu quả, đảm bảo an toàn tổ chức, hiệu quả vốn nâng cao, huy động tài trợ dễ dàng, khả năng thanh toán

đảm bảo, có đủ tiềm lực khắc phục khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh…

đó là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm khi hoạch định chiến lƣợc kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lượt kinh doanh cho Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)