Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh vụ Hè Thu trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (LA tiến sĩ) (Trang 23 - 28)

2.1. VAI TRÕ CỦA CÂY ĐẬU XANH, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và Việt Nam

Cây đậu xanh là một trong những cây họ đậu quan trọng nhất ở châu Á và cũng là cây trồng phổ biến ở nhiều châu lục khác. Hiện nay có 29 quốc gia trồng đậu xanh với tổng diện tích trên 6 triệu ha, sản lƣợng đậu xanh toàn cầu là 3 triệu tấn. Ấn Độ là quốc gia sản xuất đậu xanh lớn nhất, theo sau là Trung Quốc và Myanmar (Nair et al., 2014).

Cây đậu xanh có khả năng chịu hạn và chi phí đầu vào sản xuất thấp, thân lá của nó có thể làm thức ăn cho chăn nuôi, được ưa chuộng bởi những người nông dân sản xuất nhỏ. Đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn (55-70 ngày), có

thể phát triển trong suốt 2 tháng nắng nóng trong năm và nó là cây vụ Hè rất thích hợp trong thời gian bỏ hoang mùa hè của hệ thống canh tác lúa – mì (Nair et al., 2014).

Phạm vi phân bố của đậu xanh ở 40 vĩ độ bắc hoặc nam tại những nơi có nhiệt độ trung bình ban ngày trên 20oC, tập trung chủ yếu ở khu vực Nam và Đông Nam châu Á bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam (Nair et al., 2013).

Tại Ấn Độ, diện tích trồng đậu xanh là 3,5 triệu ha, sản lƣợng hạt đạt 1,2 triệu tấn (Nair et al., 2013). Cây đậu xanh đƣợc bố trí giữa 2 cây trồng chính (lúa mì – đậu xanh – lúa) hoặc (lúa mì – đậu xanh – bông). Đậu xanh đƣợc trồng ở vụ Hè (tháng 4 - tháng 6) trong điều kiện khí hậu khô, nóng và lượng nước tưới cung cấp cho cây rất hạn chế. Vì vậy, sản lượng đậu xanh vụ Hè thường thấp do hạn chế về nước tưới cùng với khả năng bốc hơi cao (Pannu and Singh, 1993).

Trung Quốc là quốc gia sản xuất đậu xanh lớn thứ hai trên thế giới, diện tích trồng trên 700.000 ha. Sản lƣợng đậu xanh của Trung Quốc đạt 980.000 tấn (Nair et al., 2013).

Pakistan cũng là quốc gia sản xuất đậu xanh lớn ở khu vực châu Á. Đậu xanh là cây đậu đỗ chiếm vị trí thứ 3 sau đậu cỏ (Lathyrus sativus L.) và đậu lăng (Lens culinaris Medik). Diện tích trồng đậu xanh của Pakistan năm 2009 là 231.100 ha với sản lƣợng 157.400 tấn, năng suất trung bình 0,72 tấn/ha. Đậu xanh đƣợc trồng trong mùa Xuân (tháng 2 - tháng 3) và mùa Kharif (tháng 6 – tháng 7). Lượng nước thất thường trong những tháng này cho thấy cây con thường bị thiếu nước. Bên cạnh đó, lượng mưa phân bổ không đều giữa các mùa và các vùng, dẫn đến tình trạng thiếu nước trong mọi giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây (Aslam et al., 2013).

Cây đậu xanh cũng là cây trồng quan trọng của các quốc gia Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka. Đậu xanh có thể trồng ở điều kiện độ ẩm và mức phân bón thấp, là một trong số cây đậu đỗ lấy hạt trong hệ thống canh tác nhờ nước trời ở vùng đất khô hạn và bán khô hạn của Sri Lanka. Khoảng 80% diện tích đậu xanh được trồng dựa vào nguồn nước trời trong mùa Maha (từ tháng 11 đến tháng 3) ở vùng đất cao hoặc chân đất thấp được trồng lúa từ vụ trước, diện tích còn lại đƣợc trồng trong mùa Yala (từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 đến tháng 9). Đặc trƣng của mùa Yala đó là thời kỳ mƣa ngắn kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng

5, sau đó tình trạng khô hạn kéo dài cho đến cuối tháng 9. Do đó, cây đậu xanh trồng trong điều kiện nguồn nước cung cấp từ đất bị thiếu và thường bị hạn làm giảm năng suất đậu xanh đáng kể (Ranawake et al., 2012).

Hạt đậu xanh có màu vàng hoặc màu xanh. Vỏ hạt trơn bóng hoặc xanh mốc và thị hiếu của người tiêu dùng về màu sắc hạt ở các quốc gia là khác nhau.

Vỏ hạt màu xanh trơn bóng được người dân Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và Úc ưa chuộng, trong khi đó hạt xanh mốc được người dân In đô nê xia, Tanzania, Kenya, Việt Nam ưa chuộng. Hạt màu vàng được người dân Philippines và Sri Lanka ƣa chuộng (Nair et al., 2013).

Để đáp ứng nhu cầu phát triển đậu xanh trên thế giới, trong nhiều năm qua bằng những nỗ lực hợp tác của AVRDC với các đối tác quốc gia để nghiên cứu cải thiện và phát triển giống đậu xanh cũng nhƣ công nghệ nhằm giải quyết các khó khăn chính trong sản xuất đậu xanh ở châu Á.Kết quả là đã tạo ra các giống cải tiến có đặc điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và chống chịu bệnh đặc biệt là bệnh đốm nâu, phấn trắng và vàng lá virut. Gần 1,5 triệu nông dân tại các quốc gia Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka và Thái Lan đã trồng các giống cải tiến với diện tích 2.932.000 ha, năng suất trung bình tăng khoảng 300 kg/ha, sản lƣợng tăng từ 2,5 triệu tấn năm 1985 lên 3,1 triệu tấn năm 2006. Về nhu cầu tiêu thụ đậu xanh tăng từ 22% lên 66% ở các quốc gia khác nhau. Lợi nhuận tăng thêm hàng năm từ đậu xanh tại Parkistan từ 3,51-4,21 triệu USD (Shanmugasundaram et al., 2009).

Tại Pakistan, sử dụng giống mới đã làm tăng năng suất đậu xanh lên 55% so với sử dụng các giống truyền thống, ngoài ra cây đậu xanh luân canh với cây lúa mì đã tiết kiệm tới 23% chi phí sản xuất. Sử dụng giống mới tại Bangladesh đã làm tăng năng suất 40%, tỉ suất lợi nhuận là 2,58 so với giống cũ. Tại Trung Quốc sản lƣợng chỉ đạt 500.000 tấn (năm 1986) tăng lên 891.000 tấn năm 2000, năng suất từ mức 914 kg/ha (năm 1986) tăng lên 1154 kg/ha (năm 2000), mức độ tiêu thụ tăng từ 14,1% lên 28% trong giai đoạn này khi ứng dụng giống mới (Nair et al., 2013).

2.1.2.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam

Đậu xanh là một trong những cây trồng truyền thống với nhiều mục đích khác nhau của người Việt Nam, là một trong 3 cây đậu đỗ chính đứng sau lạc và đậu tương. Khai thác protein cùng các sản phẩm của nó cũng như dùng làm cây phân xanh để cải tạo và chống xói mòn đất đã trở thành tập quán của nhiều địa phương trong cả nước. Trong hệ thống sản xuất cây lương thực và cây thực phẩm

của nước ta hiện nay, cây đậu xanh có vị trí quan trọng trong cơ cấu luân canh, xen canh và gối vụ. Đặc biệt ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, cây đậu xanh đã trở thành cây trồng quan trọng trong sản xuất vụ Hè Thu, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.

Nguyễn Văn Chương và cs. (2016) nêu rõ: ―Khó thống kê một cách chính xác diện tích cây đậu xanh ở nước ta, vì từ lâu loại cây này vẫn được xem là một cây trồng phụ đƣợc xếp chung với các loại đậu đỗ khác trong Niên giám thống kê hàng năm, mặc dù nhu cầu về cây trồng này rất lớn trong chế biến lương thực, thực phẩm. Diện tích ƣớc đoán hằng năm có khoảng 60 - 80 ngàn ha, năng suất trung bình từ 0,6-0,8 tấn/ha. Hiện nay, sản lƣợng đậu xanh không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà hàng năm phải nhập khẩu một lượng không nhỏ từ Trung Quốc và Campuchia. Mặc dù không đƣợc đầu tƣ nghiên cứu nhƣ cây đậu tương và lạc, nhưng do nhu cầu tiêu dùng lớn với xu hướng đa dạng hoá cây trồng và sản phẩm cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở một số địa phương nên cây đậu xanh được sự quan tâm của nhiều công ty phân phối và đƣợc trồng rất phổ biến từ Bắc chí Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung‖.

Đậu xanh đƣợc sản xuất trong vụ Hè Thu ở vùng Bắc Trung Bộ qui mô khoảng 25.000 ha (Phan Thị Thanh và Nguyễn Thị Nhàn, 2012). Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Hà Tĩnh năm 2014, tại Hà Tĩnh có 8.457 ha đậu xanh, năng suất trung bình đạt 0,79 tấn/ha.

Trong những năm gần đây, sản xuất đậu xanh ở Việt Nam vẫn đang ở tình trạng quảng canh và nhƣ vậy vấn đề thâm canh tăng năng suất mở rộng quy mô của nó cả về thời gian và không gian đang đƣợc đặt ra. Mặc dù đã có một số nghiên cứu về giống và các giải pháp kỹ thuật để tăng năng suất đậu xanh song các nghiên cứu còn đơn lẻ chƣa tạo ra đƣợc sự đột phá về năng suất và sản lƣợng đậu xanh. Nếu loại cây này đƣợc đầu tƣ đúng mức, kết hợp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh và giống mới thì năng suất bình quân đậu xanh sẽ tăng, từ đó sẽ thúc đẩy tăng diện tích và sản lƣợng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước nhà.

2.1.2.3. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Nghệ An

Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Nghệ An (2014) thì diện tích đậu xanh của toàn tỉnh biến động từ 4.903 – 5.722 ha, năng suất trung bình đạt 0,74-

0,83 tấn/ha. Trong số đó, vùng đất bãi ven sông có hơn 1.600 ha đạt năng suất 0,81 tấn/ha, vùng bán sơn địa có hơn 2.000 ha đạt năng suất 0,64 tấn/ha và tại vùng đất cát ven biển có hơn 500 ha đậu xanh đạt năng suất 0,71 tấn/ha (số liệu thống kê năm 2013). Tuy diện tích đậu xanh của vùng đất cát ven biển không nhiều nhƣ các vùng trồng chính và cây đƣợc trồng trong điều kiện đất đai không màu mỡ, đất dễ gặp hạn trong điều kiện khí hậu vụ Hè Thu nhƣng năng suất hạt vẫn đạt tương đương với các vùng trồng chính, và nếu được đầu tư đầy đủ về giống và kỹ thuật canh tác, cây đậu xanh có thể mang lại hiệu quả cao khi trồng ở vùng đất cát biển.

Trên vùng đất cát ven biển Nghệ An, diện tích cây trồng vụ Hè Thu sau thu hoạch lạc xuân với hơn 10.000 ha (huyện Quỳnh Lưu có 2.185 ha, huyện Diễn Châu có 3.341 ha, huyện Nghi Lộc có 4.668 ha, thành phố Vinh và Cửa Lò có trên 500 ha) chƣa đƣợc khai thác hiệu quả. Trong tổng diện tích này, cây vừng Hè Thu với hơn 2.400 ha cho năng suất không ổn định, cây đậu xanh Hè Thu với hơn 500 ha và gần 150 ha dƣa hấu Hè Thu, diện tích đất còn lại trong tình trạng bỏ hoang (Cục thống kê Nghệ An, 2014). Nguyên nhân là do sản xuất cây Hè Thu trong điều kiện sinh thái vùng đất cát biển dễ bị khô hạn, khí hậu khắc nghiệt, nông dân còn quan niệm cây vụ Hè Thu là cây trồng phụ mà chƣa có sự đầu tƣ chăm sóc thích đáng nên hiệu quả mang lại thấp. Trong khi đó sản lƣợng đậu xanh của tỉnh Nghệ An chƣa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh (để cung cấp đậu xanh cho thị trường, ngoài sản lượng đậu xanh thu mua trong vụ Hè Thu của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh từ cuối tháng 7 đến tháng 9 dương lịch, các thời điểm khác các tư thương lớn trong tỉnh đã thu mua đậu xanh từ các tỉnh phía Nam nhƣ Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Tây Ninh (Kết quả điều tra khảo sát thực trạng sản xuất và tiêu thụ đậu xanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2012). Do đó, việc phát triển cây đậu xanh Hè Thu với qui mô lớn để khai thác quĩ đất cát ven biển canh tác dựa vào nước trời mang lại hiệu quả kinh tế cao là rất cần thiết.

Tuy nhiên, năng suất đậu xanh của tỉnh Nghệ An và vùng đất cát ven biển còn rất thấp so với tiềm năng năng suất của giống mới. Nguyên nhân chính là do sử dụng giống cũ do nông dân tự cất giữ từ năm này qua năm khác nhƣ giống Đậu Tằm năng suất thấp và thoái hóa vẫn còn phổ biến, sử dụng giống tiến bộ mới (ĐX208, VN99-3) còn rất ít và mang tính tự phát mà chƣa có nghiên cứu đánh giá cụ thể nên hiệu quả mang lại chưa cao. Kỹ thuật canh tác đậu xanh của người dân địa phương còn theo kiểu quảng canh, trồng chay hoặc có gì bón nấy, do đó năng

suất đậu xanh chƣa phát huy đƣợc tiềm năng của giống và điều kiện khí hậu đất đai của vùng.

Về tình hình tiêu thụ đậu xanh tại Nghệ An, hạt đậu xanh đã phơi khô, màu sắc đẹp được sử dụng để làm thực phẩm cho con người, trường hợp hạt chất lƣợng kém do khi chín gặp mƣa kéo dài hay hạt bị sâu mọt đƣợc dùng làm thức ăn gia súc. Hoạt động phân phối đậu xanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An do các tƣ thương lớn, các nhà bán lẻ, nhà chế biến tham gia. Số năm tham gia kinh doanh trong thu mua và phân phối đậu xanh trên thị trường của các tư thương lớn trong tỉnh dao động từ 5-20 năm. 100% tư thương lớn vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm đậu xanh trong những năm tới. Điều này cho thấy mặt hàng đậu xanh kinh doanh có hiệu quả và dễ tiêu thụ nên các tư thương lớn đã duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian dài. Thị hiếu của người tiêu dùng và các nhà chế biến (làm giá, nấu xôi) ƣa chuộng loại đậu hạt nhỏ, vỏ màu xanh mốc, còn với các nhà chế biến theo hướng làm bánh, làm bột, làm thuốc và kể cả nấu xôi đậu mỡ hay đậu xanh mốc đều được sử dụng. Đậu mỡ kích thước hạt lớn và dễ tách vỏ do đó thường được bóc vỏ bằng máy và đóng gói bán ở dạng đậu bóc vỏ. Ngoài các tiêu chí về màu sắc hạt, tiêu chí quan trọng với hạt đậu khi chế biến là nấu chín phải mềm và bở (Kết quả điều tra khảo sát thực trạng sản xuất và tiêu thụ đậu xanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2012).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh vụ Hè Thu trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (LA tiến sĩ) (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)