Ảnh hưởng của hạn đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất của các giống đậu xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh vụ Hè Thu trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (LA tiến sĩ) (Trang 91 - 104)

4.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU XANH

4.2.2. Ảnh hưởng của hạn đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất của các giống đậu xanh

Đối với cây đậu xanh thiếu nước xảy ra ở giai đoạn ra hoa và hình thành phát triển quả có tác động bất lợi hơn về mặt năng suất so với thiếu nước xảy ra ở giai đoạn khác. Để xác định đƣợc giống đậu xanh phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đánh giá khả năng chịu hạn của 12 giống đậu xanh trong điều kiện nhà lưới giai đoạn sinh trưởng sinh thực thông qua một số chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, cấu thành năng suất và năng suất đã đƣợc thực hiện.

4.2.2.1. Cường độ quang hợp của các giống đậu xanh

Cường độ quang hợp (CĐQH) là một chỉ tiêu sinh lý nói lên khả năng quang hợp của cây và là một thông số quan trọng đƣợc dùng để đánh giá khả năng chịu hạn của cây trồng. Thông qua chỉ tiêu này cho phép xác định giống đậu xanh có khả năng chịu hạn và hạn xảy ra ở thời kỳ nào sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quang hợp của cây. Theo dõi cường độ quang hợp của các giống đậu xanh khi bị hạn ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và quả mẩy đƣợc trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thời kỳ bị hạn đến cường độ quang hợp của các giống đậu xanh trong điều kiện nhà lưới

Giống

CĐQH thời kỳ bắt đầu ra hoa (àmol CO2/m2 lỏ/s)

CĐQH thời kỳ ra hoa rộ (àmol CO2/m2 lỏ/s)

CĐQH thời kỳ quả mẩy (àmol CO2/m2 lỏ/s) Trước

hạn

Hạn 3 ngày

Phục hồi sau hạn

Trước hạn

Hạn 3 ngày

Phục hồi sau hạn

Trước hạn

Hạn 3 ngày

Phục hồi sau hạn Đậu Tằm 9,53f 1,96e 7,80cde 7,71cd 0,88d 5,46fg 6,87e 0,54e 3,97gh

T135 11,23abc 2,09de 8,01cd 8,42ab 0,92cd 5,83def 6,91de 0,57e 4,22ef V123 10,15def 2,02de 7,94cd 8,27bc 0,91d 5,66efg 6,95cde 0,56e 4,08fg VN99-3 10,66bcde 2,51c 8,59b 8,42ab 1,12bc 6,67bc 7,46abc 0,74bc 5,05c KP11 10,80abcd 2,89a 9,76a 8,85a 1,71a 7,07ab 7,55ab 0,82b 5,26ab ĐX208 11,48ab 2,82ab 9,65a 8,60ab 1,19b 6,97ab 7,57ab 0,79bc 5,14abc

ĐX11 10,45cdef 2,23d 8,32bc 8,57ab 1,02bcd 6,27cd 6,98cde 0,70cd 4,44d ĐX14 11,25abc 2,13de 8,12bc 8,88a 1,02bcd 6,11de 7,41abcd 0,60de 4,31de ĐX16 10,66bcde 2,62bc 8,65b 8,47ab 1,22b 6,86ab 7,43abc 0,74bc 5,06bc ĐX22 11,67a 2,90a 10,04a 8,99a 1,87a 7,27a 7,66a 0,94a 5,31a

ĐXVN5 9,81ef 1,92e 7,32e 7,74cd 0,86d 5,27g 7,27abcde 0,50e 3,81h

ĐXVN6 9,83ef 1,96e 7,50de 7,59d 0,86d 5,33g 7,11bcde 0,52e 3,91gh

LSD0,05 0,92 0,25 0,53 0,57 0,20 0,45 0,53 0,11 0,20

CV (%) 5,1 6,3 3,7 4,0 10,3 4,3 4,3 10,2

Trong điều kiện đủ nước, các giống có khả năng quang hợp khác nhau, trong đó giống T135, KP11, ĐX208, ĐX14 và ĐX22 có CĐQH cao tạo tiền đề để có tiềm năng năng suất cao hơn. Khi xử lý hạn ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và quả mẩy làm giảm CĐQH của tất cả các giống đậu xanh thí nghiệm.

Hạn xảy ra ở thời kỳ quả mẩy làm CĐQH giảm mạnh nhất ở cả thời điểm bị hạn và phục hồi. Cụ thể: sau 3 ngày để hạn, CĐQH giảm từ 9,53 – 11,67 àmol CO2/m2 lỏ/s xuống cũn 1,92 – 2,90 àmol CO2/m2 lỏ/s ở thời kỳ bắt đầu ra hoa, từ 7,59 – 8,99 àmol CO2/m2 lỏ/s xuống cũn 0,86 – 1,87 àmol CO2/m2 lỏ/s ở thời kỳ

ra hoa rộ và 6,87 – 7,66 àmol CO2/m2 lỏ/s xuống cũn 0,50 – 0,94 àmol CO2/m2 lá/s ở thời kỳ quả mẩy. Ở cả ba thời kỳ gặp hạn, các giống Đậu Tằm, V123, T135, ĐXVN5, ĐXVN6 có CĐQH thấp hơn hẳn và có sự khác biệt với các giống còn lại, giống KP11 và ĐX22 có CĐQH đạt cao nhất (bảng 4.9).

Sau 4 ngày tưới nước trở lại, khả năng phục hồi của các giống sau hạn là khác nhau và có sự sai khác về mặt thống kê. CĐQH hợp dao động trong khoảng 7,32-10,04 àmol CO2/m2 lỏ/s giai đoạn bắt đầu ra hoa, từ 5,27-7,27 àmol CO2/m2 lỏ/s giai đoạn ra hoa rộ và từ 3,81-5,31 àmol CO2/m2 lỏ/s giai đoạn quả mẩy. Khả năng phục hồi quang hợp của tất cả các giống ở giai đoạn bắt đầu ra hoa đều cao hơn so với giai đoạn ra hoa rộ và giai đoạn quả mẩy. Trong 12 giống đậu xanh nghiên cứu một số giống có khả năng phục hồi nhanh hơn, so với trước hạn thì sau hồi phục cây có CĐQH cao hoặc tương đương. Các giống có khả năng phục hồi tốt sau hạn ở cả ba thời kỳ gồm: KP11, ĐX208, ĐX16 và ĐX22.

Cường độ quang hợp của tất cả các giống đậu xanh đều bị giảm khi gặp hạn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Kumar and Sharma (2009); Vũ Ngọc Thắng và cs. (2012); Sengupta et al.

(2013). Giảm CĐQH trong điều kiện hạn hán đã đƣợc quan sát ở nhiều cây trồng và được giải thích là do cây phản ứng với tình trạng thiếu nước bằng cách đóng lỗ khí khổng nhanh chóng để tránh sự mất thêm nước do quá trình thoát hơi nước, hạn chế sự xâm nhập khí CO2 vào trong lá dẫn đến giảm mạnh về CĐQH (Zlatev and Lindon, 2012; Sengupta et al., 2013).

Khi tưới nước trở lại, khí khổng mở, ảnh hưởng tốt tới tốc độ xâm nhập CO2 vào lá cung cấp cho quang hợp (Vũ Quang Sáng và cs., 2007) do đó CĐQH của các giống đậu xanh tăng lên sau thời gian phục hồi. Sau phục hồi, các giống Đậu Tằm, ĐXVN5 và ĐXVN6 có CĐQH thấp hơn hẳn các giống khác chứng tỏ các giống này dễ bị tổn thương khi gặp hạn.

Nguyễn Văn Khoa và cs. (2014) đã chỉ ra rằng, giống lúa cạn có khả năng chịu hạn tốt có CĐQH thấp trong khi hạn nhƣng cao hơn giống đối chứng ở giai đoạn phục hồi, điều này đƣợc lý giải trong khi bị hạn giống đối chứng có CĐQH cao hơn chứng tỏ khí khổng mở to hơn và khả năng mất nước sẽ nhiều hơn, điều này không tốt cho cây lúa chống hạn.

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này đã cho thấy ở giai đoạn phục hồi sau hạn các giống KP11, ĐX208, ĐX16 và ĐX22 có CĐQH cao hơn ở mức có ý nghĩa đồng thời trong giai đoạn hạn các giống này đều có CĐQH cao hơn các giống

khác. Lawlor (2002) đã chỉ ra rằng, các giống chịu hạn tốt kiểm soát tốt chức năng khí khổng cho phép cố định CO2 khi bị stress nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nước hoặc mở khí khổng nhanh chóng khi mức độ thiếu hụt nước bớt căng thẳng.

Nhƣ vậy các giống KP11, ĐX208, ĐX16 và ĐX22 có khả năng duy trì khả năng hút nước tốt nhờ có bộ rễ to khỏe và có khả năng điều chỉnh thẩm thấu tốt, giúp cây huy động nước tốt hơn nên có khả năng quang hợp cao trong điều kiện hạn.

4.2.2.2. Cường độ thoát hơi nước của các giống đậu xanh

Thoát hơi nước ở lá cây là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến khả năng hút nước của rễ cây vì đó là động lực chính để kéo dòng nước đi lên, khả năng chịu hạn của cây có liên quan đến cường độ thoát hơi nước ở lá. Chỉ tiêu này cho biết hoạt động trao đổi chất của các giống đậu xanh trong điều kiện hạn làm cơ sở cho việc xác định giống đậu xanh có khả năng chịu hạn tốt. Cường độ thoát hơi nước (CĐTHN) của các giống đậu xanh khi bị hạn ở các giai đoạn khác nhau đƣợc thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thời kỳ hạn đến cường độ thoát hơi nước của các giống đậu xanh trong điều kiện nhà lưới

Giống

CĐTHN thời kỳ bắt đầu ra hoa (mmolH2O/m2/s)

CĐTHN thời kỳ ra hoa rộ (mmolH2O/m2/s)

CĐTHN thời kỳ quả mẩy (mmolH2O/m2/s) Trước

hạn

Hạn 3 ngày

Phục hồi sau

hạn

Trước hạn

Hạn 3 ngày

Phục hồi sau

hạn

Trước hạn

Hạn 3 ngày

Phục hồi sau

hạn Đậu Tằm 4,50 1,72ab 3,31g 4,36 1,30ab 3,58de 3,06 0,96abc 1,86d

T135 4,36 1,63abc 3,77def 4,26 1,23bc 3,78bc 3,05 0,95abc 1,92cd V123 4,42 1,64abc 3,84cde 4,33 1,25bc 3,78bc 3,02 0,92abc 1,92cd VN99-3 4,27 1,37def 3,93abcd 4,11 1,14cd 3,85b 2,93 0,73def 2,11ab KP11 4,28 1,23f 4,11a 4,09 0,99f 4,02a 2,93 0,64f 2,14ab ĐX208 4,34 1,35ef 4,01abc 4,23 1,02ef 3,90ab 2,82 0,70ef 2,13ab ĐX11 4,34 1,53cde 3,88bcde 4,22 1,18cd 3,81b 3,01 0,86cde 2,01bcd ĐX14 4,30 1,54bcd 3,92abcd 4,22 1,14cd 3,78bc 2,97 0,88bcd 2,05abc ĐX16 4,31 1,36def 3,96abcd 4,10 1,11de 3,85b 2,94 0,73def 2,12ab ĐX22 4,47 1,23f 4,06ab 4,28 0,94f 3,93ab 2,95 0,64f 2,19a ĐXVN5 4,49 1,76a 3,58f 4,30 1,41a 3,45e 3,10 1,08a 1,88d ĐXVN6 4,53 1,75a 3,70ef 4,36 1,30ab 3,63cd 3,09 1,03ab 1,93cd

LSD0,05 0,25 0,18 0,20 0,27 0,11 0,16 0,18 0,16 0,15

CV(%) 3,5 7,0 3,8 5,6 3,7 11,0 4,5

Khi gặp hạn CĐTHN của các giống giảm mạnh và có sự sai khác rõ rệt về cường độ thoát hơi nước của các giống ở cả 3 thời kỳ bị hạn. Hạn ở thời kỳ quả mẩy CĐTHN giảm mạnh nhất. CĐTHN khi hạn ở thời kỳ bắt đầu ra hoa dao động từ 1,23 – 1,76 mmolH2O/m2/s xuống còn 0,94 – 1,30 mmolH2O/m2/s ở thời kỳ ra hoa rộ và 0,64 – 1,08 mmolH2O/m2/s ở thời kỳ quả mẩy. Hạn ở giai đoạn bắt đầu ra hoa các giống VN99-3, KP11, ĐX208, ĐX16 và ĐX22 có CĐTHN thấp hơn hẳn so với các giống Đậu Tằm, T135, V123, VN5 và VN6. Hạn ở thời kỳ ra hoa rộ các giống ĐX22, ĐX208, KP11 có CĐTHN thấp và có sự khác biệt so với các giống Đậu Tằm, T135, V123 và ĐXVN5. Hạn ở thời kỳ quả mẩy các giống KP11, ĐX22 có CĐTHN thấp nhất nhƣng không có sự sai khác ở mức ý nghĩa với các giống VN99-3, KP11, ĐX208 và ĐX16.

CĐTHN của các giống phục hồi tốt sau hạn. Ở cả 3 thời kỳ, sau phục hồi các giống Đậu Tằm, ĐXVN5 và ĐXVN6 có CĐTHN thấp hơn hẳn và có sự sai khác ở mức ý nghĩa với các giống còn lại.

Sengupta et al. (2013) đã chỉ ra rằng, khi gây hạn ở giai đoạn ra hoa phản ứng của cây đậu xanh khi gặp hạn bằng cách giảm CĐQH, CĐTHN và độ dẫn khí khổng, CĐQH có tương quan thuận và chặt với độ nhạy khí khổng, CĐTHN cũng có kết quả tương tự. Trong thí nghiệm này, các giống đậu xanh khi gặp hạn đều có khả năng điều chỉnh khí khổng đóng để giảm thoát hơi nước thể hiện khả năng thích nghi của chúng khi thiếu hụt nước xảy ra. Trong 12 giống đậu xanh nghiên cứu, các giống VN99-3, KP11, ĐX208, ĐX16 và ĐX22 có CĐTHN thấp hơn hẳn khi gặp hạn và cao sau khi tưới nước phục hồi thể hiện sự kiểm soát tốt của lỗ khí khổng đã giúp cho các giống này có khả năng chịu hạn tốt hơn so với các giống Đậu Tằm, T135, V123, ĐX11, ĐXVN5 và ĐXVN6.

4.2.2.3. Ảnh hưởng của hạn đến hiệu suất sử dụng nước

Hiệu suất sử dụng nước (HSSDN) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nước để tạo nên một đơn vị chất khô thông qua sự cố định CO2 của quang hợp.

Chỉ tiêu này cho phép xác định khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu xanh ở các điều kiện sống khác nhau và giống có hiệu suất sử dụng nước cao trong điều kiện hạn. HSSDN trước hạn, khi gặp hạn và sau phục hồi ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và quả mẩy đƣợc thể hiện ở hình 4.1.

Hình 4.1. Hiệu suất sử dụng nước của các giống đậu xanh ở giai đoạn bắt đầu ra hoa (A), ra hoa rộ (B), quả mẩy (C)

A Â

Khi gặp hạn hiệu suất sử dụng nước của tất cả các giống đều giảm so với trước hạn và sau phục hồi. Trong đó hạn ở giai đoạn quả mẩy hiệu suất sử dụng nước đạt thấp nhất. Hạn ở giai đoạn bắt đầu ra hoa HSSDN của các giống dao động từ 1,14-2,36 μmolCO2/mmol H2O, hạn ở thời kỳ ra hoa rộ HSSDN dao động từ 0,66-1,99 μmolCO2/ mmol H2O, hạn ở thời kỳ quả mẩy HSSDN chỉ đạt từ 0,46-1,47 μmolCO2/mmol H2O. Sau phục hồi HSSDN của các giống tăng lên nhƣng không tuân theo quy luật giữa các thời kỳ gây hạn. Giống KP11 và ĐX22 có HSSDN đạt cao nhất trong khi hạn và sau phục hồi.

Độ thiếu hụt bão hòa nước (ĐTHBHN) là chỉ tiêu quan trọng chi phối tất cả các hoạt động sinh lý của lá, cây. Nếu ĐTHBHN lớn hơn hoặc bằng 25% thì lá cây bị héo, chứng tỏ cây bị thiếu nước, các hoạt động sống bị vi phạm nghiêm trọng, cây đang rất cần nước (Vũ Quang Sáng và cs., 2007). ĐTHBHN của các giống khi bị hạn ở các thời kỳ khác nhau đƣợc trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thời kỳ hạn đến độ thiếu hụt bão hòa nước của lá và hàm lượng nước tương đối của các giống đậu xanh

Giống Độ thiếu hụt bão hòa nước (%) Hàm lượng nước tương đối (%) Bắt đầu

ra hoa

Ra hoa rộ Quả mẩy Bắt đầu ra hoa

Ra hoa rộ Quả mẩy Đậu Tằm 27,85ab 33,67ab 34,84a 72,1b 67,2b 65,9b

T135 26,62bcd 31,94abc 34,32ab 73,4ab 66,9b 65,7b V123 26,64bc 32,84abc 34,66ab 73,5ab 68,3ab 64,7b VN99-3 26,06bcde 31,35bcd 33,15bcd 75,1a 69,3ab 67,2a KP11 23,79e 28,85de 31,75d 76,1a 68,7ab 66,9ab ĐX208 23,82e 30,35cde 32,71cd 76,0a 69,9a 68,2a ĐX11 26,20bcde 31,66abc 33,29bc 73,8ab 67,1b 66,7b ĐX14 26,54bcd 32,50abc 34,14abc 72,0b 67,4b 65,3b ĐX16 24,90cde 31,08cd 32,77cd 73,9ab 69,2a 67,3a ĐX22 23,96de 28,25e 31,65d 75,9a 70,5a 67,5a ĐXVN5 29,41a 34,11a 35,30a 73,4ab 68,1ab 65,2b ĐXVN6 28,01ab 33,74ab 34,87a 70,6b 67,5b 65,1b

LSD0,05 2,71 2,49 1,51 2,81 2,75 1,48

CV(%) 6,1 4,7 2,7 4,3 5,2 7,1

Độ thiếu hụt bão hòa nước có xu hướng tăng dần từ thời kỳ bắt đầu ra hoa đến thời kỳ quả mẩy. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như những thí nghiệm trước đây của Vũ Ngọc Thắng và cs. (2012). Điều này có thể lý giải khi còn non lượng nước nhiều và chỉ duy trì cho hoạt động sống và trao đổi chất của cây, nhưng càng về sau cây càng cần một lượng nước lớn để vừa có thể duy trì sự sống, trao đổi chất cho cây khi bộ lá, thân cành nhiều hơn ban đầu và vừa cần cho cây tích lũy chất khô về các bộ phận khác. Ở thời kỳ quả mẩy, nhu cầu nước của cây là cao nhất, thiếu nước vào thời kỳ này sẽ làm giảm năng suất của cây.

Khi bị hạn, các giống Đậu Tằm, T135, V123, ĐX14, ĐXVN5, ĐXVN6 có ĐTHBHN cao hơn so với các giống còn lại ở cả 3 thời kỳ sinh trưởng.

Hàm lượng nước tương đối (RWCL) trong lá liên quan đến quá trình hấp thụ nước của bộ rễ và sự mất nước ở lá qua thoát hơi nước. Thông qua RWCL có thể xác định giống có khả năng chịu hạn tốt khi sống trong cùng điều kiện hạn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời kỳ bị hạn đến RWCL của các giống kết quả được trình bày ở bảng 4.11.

So với hạn xảy ra ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, RWCL có xu hướng giảm khi gặp hạn ở giai đoạn ra hoa rộ và giảm mạnh nhất khi gặp hạn ở thời kỳ quả mẩy.

Khi gặp hạn ở thời kỳ bắt đầu ra hoa RWCL của các giống VN99-3, KP11, ĐX208, ĐX22 đạt cao nhất và có sự khác biệt ở mức ý nghĩa với các giống Đậu Tằm, ĐX14 và ĐXVN6. Hạn xảy ra ở thời kỳ ra hoa rộ các giống ĐX208, ĐX16, ĐX22 có RWCL cao hơn và sai khác rõ rệt với các giống Đậu Tằm, T135, ĐX11, ĐX14 và ĐXVN6. Hạn xảy ra ở thời kỳ quả mẩy các giống VN99-3, ĐX208, ĐX16, ĐX22 có RWCL cao hơn và sai khác rõ rệt với các giống Đậu Tằm, T135, V123, ĐX11, ĐX14 và ĐXVN6. Kết quả trên cho thấy, khi nguồn nước cung cấp cho cây bị thiếu hụt dẫn đến sự giảm mạnh về hàm lượng nước trong cây, lượng nước được giữ lại trong cây phụ thuộc vào từng giống và giai đoạn sinh trưởng, thiếu nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây. Khả năng duy trì RWCL đạt giá trị cao trong điều kiện hạn là một chỉ tiêu liên quan đến khả năng chịu hạn ở cây họ đậu và nhiều cây trồng khác điều này có thể được lý giải bởi sự tích lũy các protein ưa nước, axit amin prolin tăng, glycine betaine tăng và tổng hợp các chất hòa tan tăng có tác dụng điều chỉnh áp suất thẩm thấu của tế bào (Zlatev, 2005; Trần Thị Thanh Huyền, 2011; Nguyễn Văn Đính và La Việt Hồng, 2015).

Phân tích tương quan giữa RWCL với cường độ quang hợp trong điều kiện hạn đƣợc thể hiện ở hình 4.2.

Hình 4.2. Tương quan giữa hàm lượng nước tương đối trong lá với cường độ quang hợp khi bị hạn ở thời kỳ bắt đầu ra hoa (D), ra hoa rộ (E), quả mẩy (F)

Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này cho thấy RWCL và cường độ quang hợp của các giống đậu xanh có mối tương quan thuận và chặt khi bị hạn ở thời kỳ bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và quả mẩy. Kumar and Sharma (2009) cũng đã chỉ ra rằng, RWCL có tương quan thuận và chặt với cường độ quang hợp, với số quả/cây và năng suất hạt. Giống duy trì được RWCL cao có cường độ quang hợp cao hơn, số quả/cây nhiều hơn và cho năng suất hạt cao hơn. Do vậy các giống ĐX208, ĐX16 và ĐX22 có RWCL cao là nhờ giảm cường độ thoát hơi nước và có bộ rễ ăn sâu khi gặp hạn nên có khả năng lấy nước tốt hơn giúp cho chúng có khả năng chịu hạn tốt hơn các giống khác.

4.2.2.4. Các yếu tố cấu thành năng suất

Năng suất của cây đậu xanh là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất nhƣ số quả/cây, số hạt/quả và khối lƣợng 1000 hạt. Các yếu tố này bị chi phối bởi đặc tính di truyền của giống, tác động của điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác… Theo dõi ảnh hưởng của hạn đến các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu xanh kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.12.

Số quả/cây, số hạt/quả và khối lƣợng 1000 hạt của các giống đậu xanh có sự sai khác rõ rệt ở mức ý nghĩa thống kê ở cả điều kiện bị hạn và không bị hạn.

Khi bị hạn ở thời kỳ bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, quả mẩy đều làm giảm số quả/cây so với khi được tưới nước đầy đủ trong đó hạn xảy ra ở thời kỳ ra hoa rộ số quả trên cây giảm mạnh nhất. Trong điều kiện đủ nước số quả/cây của các giống dao động từ 8,6 – 12,9 quả/cây, bị hạn thời kỳ bắt đầu ra hoa số quả/cây chỉ đạt từ 6,3-9,4 quả/cây giảm xuống còn 4,0 – 8,7 quả/cây khi gặp hạn ở thời kỳ ra hoa rộ. Trong điều kiện đủ nước và khi gặp hạn giống ĐX208 và ĐX22 có số quả/cây cao nhất, tiếp đến các giống KP11 và ĐX16.

Hạn xảy ra ở giai đoạn bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và quả mẩy đều làm giảm số hạt/quả và khối lượng 1000 hạt của các giống so với điều kiện đủ nước trong đó hạn ở thời kỳ quả mẩy làm giảm khối lƣợng 1000 hạt nhiều nhất. Khối lƣợng 1000 hạt khi không bị hạn dao động từ 43,9-65,8g giảm xuống còn 33,8-54,4g khi bị hạn ở thời kỳ quả mẩy (giảm từ 13-31% so với điều kiện đủ nước). Thiếu nước thời kỳ quả mẩy giống ĐXVN5 có khối lượng 1000 hạt giảm mạnh nhất (giảm 31%) tiếp đến là giống ĐXVN6 (giảm 24%), Đậu Tằm (giảm 23%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh vụ Hè Thu trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (LA tiến sĩ) (Trang 91 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)