Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống đậu xanh triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh vụ Hè Thu trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (LA tiến sĩ) (Trang 132 - 140)

4.4. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CHO CÁC GIỐNG ĐẬU

4.4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống đậu xanh triển vọng

4.4.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng

Ảnh hưởng của các mật độ trồng khác nhau đến chiều cao cây và số cành cấp 1 của các giống triển vọng đƣợc trình bày ở bảng 4.28.

Kết quả phân tích ANOVA chiều cao cây tại Nghi Lộc và Diễn Châu cho thấy: chiều cao cây có sự sai khác ở mức có ý nghĩa giữa các giống, giữa các mật độ và tương tác giữa giống và mật độ.

Chiều cao cây của các giống đậu xanh ở các mật độ trồng khác nhau dao động từ 51,2 – 76,8 cm tại Nghi Lộc và 45,1 – 69,7 cm tại Diễn Châu. Tại cả 2 địa điểm trồng chiều cao cây của các giống đều có xu hướng tăng khi mật độ trồng tăng lên. Trong thí nghiệm tại Nghi Lộc và Diễn Châu, các giống ở các mật độ trồng có chiều cao cây thích hợp trong khoảng 50 - 70 cm trừ giống ĐX22 trồng tại Nghi Lộc ở mật độ trồng 25 và 30 cây/m2 có chiều cao cây trên 70 cm.

So sánh trung bình các mật độ trồng, chiều cao cây có xu hướng tăng lên khi mật độ trồng tăng lên. Tại 2 địa điểm trồng, mật độ 25 và 30 cây/m2 có chiều cao cây lớn nhất và có sự sai khác so với các mật độ trồng 15 và 20 cây/m2.

Theo Trần Văn Lài và cs. (1993), cây đậu xanh ít phân cành, nếu có thì sự phân cành không đáng kể, nó chỉ xảy ra với những cây thừa dinh dƣỡng hay trồng với mật độ thƣa. Chiều cao cây và số cành cấp 1 không có quan hệ chặt chẽ với năng suất.

Bảng 4.28. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây cuối cùng và số cành cấp 1 của các giống đậu xanh triển vọng vụ Hè Thu năm 2013

Giống Mật độ (cây/m2)

Chiều cao cây cuối cùng (cm) Số cành cấp 1 (cành) Nghi Lộc Diễn Châu Nghi Lộc Diễn Châu

ĐX22

15 69,4 62,6 1,2b 1,3a

20 70,0 65,8 1,1bc 1,0bc

25 74,4 67,4 1,0d 0,8de

30 76,8 69,7 0,7f 0,7e

ĐX208

15 66,1 54,1 1,4a 1,1b

20 67,2 57,9 1,1bc 0,9cd

25 69,4 59,7 0,8e 0,7e

30 71,2 61,6 0,6fg 0,5f

ĐX 16

15 51,2 45,1 0,7ef 0,7e

20 53,7 46,2 0,5gh 0,5f

25 55,1 47,1 0,4h 0,4fg

30 56,3 50,1 0,3h 0,3g

LSD0,05 giống*mật độ 3,46 6,39 0,16 0,1

Trung bình (giống)

ĐX22 72,6a 66,4a 1,0a 1,0a

ĐX208 68,5b 58,3b 1,0a 0,8b

ĐX16 54,1c 47,1c 0,5b 1,1a

LSD0,05 giống 3,21 5,63 0,03 0,09

Trung bình (mật độ)

15 62,2c 53,9c 1,1a 0,9b

20 63,6bc 56,6bc 0,9bc 0,7bc

25 66,3ab 58,0ab 0,7e 0,5c

30 68,1a 60,5a 0,5fg 0,5d

LSD0,05 mức mật độ 2,00 3,69 0,09 0,07

CV(%) 3,1 6,5 11,6 9,8

Trong thí nghiệm tại Nghi Lộc và Diễn Châu các giống đậu xanh ĐX22, ĐX208 và ĐX16 đều có khả năng phân cành ít. Khả năng phân cành của các giống dao động từ 0,3 – 1,4 cành/cây (Nghi Lộc) và từ 0,3 – 1,3 cành/cây (Diễn Châu). Khả năng phân cành có sự sai khác ở mức ý nghĩa giữa giống và mật độ trồng, ở mật độ trồng thấp (15 cây/m2) cho 3 giống ĐX22, ĐX208, ĐX16 khả năng phân cành mạnh nhất. Khả năng phân cành của các giống có sự sai khác ở mức ý nghĩa, giống ĐX22 có khả năng phân cành mạnh nhất, giống ĐX16 có khả năng phân cành ít nhất. Ở các mức mật độ trồng khác nhau, số cành/cây có xu hướng giảm khi mật độ trồng tăng lên, kết quả này cũng tương tự như một số

nghiên cứu trước đây của Trần Đình Long và Lê Khả Tường (1998); Đường Hồng Dật (2012). Phân tích tương quan giữa chiều cao cây và số cành cấp 1 với năng suất trong nghiên cứu này cũng tương tự như của Trần Văn Lài và cs.

(1993) (hệ số tương quan giữa chiều cao cây với năng suất tại Nghi Lộc và Diễn Châu lần lượt đạt 0,46 và 0,58, hệ số tương quan giữa số cành cấp 1 với năng suất tại Nghi Lộc và Diễn Châu lần lƣợt đạt 0,37 và 0,02).

Như vậy mật độ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao thân chính và số cành cấp 1 của 3 giống đậu xanh thí nghiệm. Với mật độ trồng dày đã làm tăng chiều cao thân chính và làm giảm khả năng phân cành của giống. Trong 3 giống đậu xanh, giống ĐX16 có chiều cao cây và số cành cấp 1 thấp hơn hẳn so với giống ĐX22 và ĐX208 ở tất cả các mật độ trồng.

Theo Đường Hồng Dật (2012), giai đoạn hình thành hạt, chiều cao cây, số lá, số đốt hầu nhƣ ổn định. Sự phát triển của bộ lá đƣợc phản ánh qua các chỉ tiêu diện tích lá/cây và chỉ số diện tích lá từ đó làm cơ sở cho việc điều chỉnh mật độ trồng thích hợp. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến diện tích lá/cây, chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô của các giống đậu xanh triển vọng đƣợc trình bày trong bảng 4.29.

Kết quả phân tích thống kê diện tích lá/cây, chỉ số diện tích lá thời kỳ quả mẩy của các giống ở các mật độ trồng tại cả 2 địa điểm trồng Nghi Lộc và Diễn Châu cho thấy, diện tích lá/cây và chỉ số diện tích lá có sự sai khác ở mức có ý nghĩa giữa các giống, giữa các mật độ khác nhau và tương tác giữa mật độ và giống.

Tại Nghi Lộc, diện tích lá/cây của các công thức dao động từ 10,71 – 17,47 dm2/cây. Tại Diễn Châu diện tích lá/cây của các công thức dao động từ 9,54 – 20,54 dm2/cây. Giống ĐX22 ở mật độ 15 cây/m2, 20 cây/m2 và ĐX208 mật độ 15 cây/m2 có diện tích lá/cây đạt cao nhất.

So sánh giữa các giống, diện tích lá/cây của các giống dao động từ 11,13 – 15,72 dm2 (Nghi Lộc) và từ 10,40 – 17,13 dm2 (Diễn Châu), giống ĐX22 và ĐX208 có bộ lá sinh trưởng mạnh hơn so với giống ĐX16 kết quả nghiên cứu này là phù hợp vì giống ĐX16 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống ĐX22 và ĐX208. So sánh trung bình các mật độ, diện tích lá/cây có xu hướng giảm khi tăng mật độ trồng, mật độ 15 cây/m2 cho diện tích lá/cây cao nhất, mật độ 30 cây/m2 cho diện tích lá/cây thấp nhất nhƣng không có sự sai khác so với mật độ 25 cây/m2.

Bảng 4.29. Ảnh hưởng của mật độ đến diện tích lá/cây, chỉ số diện tích lá và khối lƣợng chất khô của các giống đậu xanh triển vọng thời kỳ quả mẩy

vụ Hè Thu năm 2013 Giống Mật độ Diện tích lá/cây

(dm2 lá/cây)

Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)

Khối lƣợng chất khô toàn cây (g/cây) Nghi

Lộc

Diễn Châu

Nghi Lộc

Diễn Châu

Nghi Lộc

Diễn Châu

ĐX22

15 17,47 20,54a 2,62 3,08 29,38a 29,36a 20 15,70 18,95a 3,14 3,79 27,38ab 26,88b 25 15,10 15,64b 3,77 3,91 25,54bc 23,89c 30 14,60 13,39c 4,38 4,02 25,75bc 20,42ef

ĐX208

15 17,20 19,51a 2,58 2,93 26,60abc 29,26a 20 15,01 15,84b 3,00 3,17 25,25bc 23,35cd 25 12,75 13,37c 3,19 3,34 23,81cd 21,55de 30 11,38 13,09c 3,41 3,93 21,62d 18,61fg

ĐX16

15 11,41 11,78cd 1,71 1,77 18,44e 16,74gh 20 11,48 10,66de 2,30 2,13 17,95e 15,31hi 25 10,92 9,62e 2,73 2,41 18,14e 14,31i 30 10,71 9,54e 3,22 2,86 17,02e 13,73i

LSD0,05 giống*mật độ 2,21 1,88 0,49 0,33 2,88 1,95

Trung bình (giống)

ĐX22 15,72a 17,13a 3,48a 3,70a 27,01a 25,14a ĐX208 14,09b 15,45a 3,05b 3,34a 24,32b 23,19b ĐX16 11,13c 10,40b 2,49c 2,29b 17,89c 15,02c

LSD0,05 giống 1,29 1,84 0,25 0,38 2,58 1,43

Trung bình (mật độ)

15 15,36a 17,28a 2,30d 2,59c 24,80a 25,12a 20 14,07ab 15,15b 2,81c 3,03b 23,53ab 21,85b 25 12,93bc 12,88c 3,23b 3,22b 22,50bc 19,92c 30 12,23c 12,00c 3,67a 3,60a 21,46c 17,58d

LSD0,05 mức mật độ 1,28 1,08 0,28 0,19 1,66 1,13

CV(%) 9,5 7,7 9,4 6,2 7,3 5,4

Chỉ số diện tích lá cũng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa giữa các giống và tác động của các mật độ trồng. Chỉ số diện tích lá của các giống ở các mật độ trồng biến động từ 1,71 – 4,38 m2 lá/m2 đất tại Nghi Lộc và từ 1,77 – 4,02 m2 lá/m2 đất tại Diễn Châu. Giống ĐX16 ở mật độ 15 cây/m2 có chỉ số diện tích lá thấp nhất, giống ĐX22 ở mật độ 30 cây/m2 có chỉ số diện tích lá cao nhất. So sánh trung bình giống, giống ĐX16 có chỉ số diện tích lá thấp nhất và có sự sai khác so với

giống ĐX22 và ĐX208 tại cả 2 địa điểm thí nghiệm. So sánh trung bình mật độ, chỉ số diện tích lá có sự sai khác rõ rệt giữa các mật độ trong đó mật độ 30 cây/m2 có chỉ số diện tích lá cao nhất và mật độ 15 cây/m2 có chỉ số diện tích lá/cây thấp nhất. Trong thí nghiệm này với giống có thời gian sinh trưởng dài nhƣ ĐX22 và ĐX208 chỉ số diện tích lá thích hợp dao động từ 3 – 3,5 m2 lá/ m2 đất, giống ĐX16 có thời gian sinh trưởng ngắn chỉ số diện tích lá thích hợp dao động từ 2 – 2,5 m2 lá/ m2 đất để đạt năng suất cao.

Mật độ khác nhau khả năng sinh trưởng phát triển của cây là khác nhau nên khả năng tích lũy chất khô là khác nhau. Khả năng tích luỹ chất khô toàn cây của các giống ở các mật độ trồng tại Nghi Lộc dao động từ 17,02 – 29,38 g/cây, tại Diễn Châu từ 13,73 - 29,36 g/cây. Khả năng tích luỹ chất khô toàn cây có sự sai khác ở mức có ý nghĩa giữa các giống, giữa các mật độ trồng và tương tác của giống và mật độ trồng tại cả 2 địa điểm thí nghiệm. Khối lƣợng chất khô toàn cây của giống ĐX22 và ĐX208 có xu hướng giảm dần khi mật độ trồng tăng lên. Đối với giống ĐX16 khối lƣợng chất khô toàn cây không có sự sai khác giữa các mật độ trồng. So sánh giữa các giống, tại cả 2 địa điểm thí nghiệm khối lƣợng chất khô toàn cây cao nhất ở giống ĐX22, thấp nhất ở giống ĐX16. So sánh giữa các mật độ, khối lượng chất khô toàn cây có xu hướng giảm khi mật độ trồng tăng lên, ở mật độ 15 cây/m2 cho khối lƣợng chất khô cao nhất và có sự sai khác với các mật độ còn lại.

4.4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống chịu

Mật độ gieo trồng khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều cao cây, chỉ số diện tích lá trong quần thể từ đó ảnh hưởng đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống. Kết quả theo dõi khả năng chống chịu của các giống đậu xanh triển vọng ở các mật độ trồng khác nhau đƣợc trình bày ở bảng 4.30.

Giống ĐX16 thấp cây, ít lá, gọn cây do vậy khi trồng dày 30 cây/m2 giống ĐX16 vẫn có khả năng chống đổ tốt nhƣ các mật độ 15, 20, 25 cây/m2 (điểm 1).

Giống ĐX22 và ĐX208 có khả năng sinh trưởng mạnh về thân lá do vậy khi trồng với mật độ dày 30 cây/m2, các cây có sự cạnh tranh về ánh sáng, cây có biểu hiện vươn cao, thân nhỏ, khả năng chống đổ kém hơn hẳn (điểm 2) so với các mật độ 15, 20, 25 cây/m2.

Tại Nghi Lộc, tỷ lệ sâu đục quả của các công thức thí nghiệm dao động từ 5,4 - 13,2%, giống ĐX22 và ĐX208 ở mật độ 30 cây/m2 có tỷ lệ sâu đục quả gây hại cao nhất. Trên cả 3 giống đậu xanh thí nghiệm ở mật độ 15 và 20 cây/m2 tỷ lệ

sâu đục quả gây hại là thấp nhất. So sánh trung bình mật độ, tỷ lệ sâu đục quả gây hại dao động từ 5,6 – 11,4%, ở mật độ 30 cây/m2 tỷ lệ sâu đục quả gây hại cao nhất và có sự sai khác với các mật độ 15, 20, 25 cây/m2.

Bảng 4.30. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống đổ và tỷ lệ sâu đục quả của các giống đậu xanh triển vọng vụ Hè Thu 2013

Giống Mật độ (cây/m2)

Khả năng chống đổ (điểm) Sâu đục quả (%) Nghi Lộc Diễn Châu Nghi Lộc Diễn Châu

ĐX22 15 1 1 5,6 10,8

20 1 1 6,3 10,6

25 1 1 8,2 11,1

30 2 2 13,2 11,9

ĐX208 15 1 1 5,9 12,7

20 1 1 5,3 12,6

25 1 1 7,4 13,1

30 2 2 11,7 16,0

ĐX16 15 1 1 5,4 12,0

20 1 1 6,7 12,2

25 1 1 8,1 12,3

30 1 1 9,2 14,8

Tại Diễn Châu, tỷ lệ sâu đục quả của các công thức dao động từ 10,6 – 14,8%. Trong 3 giống đậu xanh, giống ĐX22 bị sâu đục quả gây hại nhẹ hơn so với giống ĐX208 và ĐX16. Trong các mật độ trồng, mật độ 30 cây/m2 bị sâu đục quả gây hại nặng nhất. Các mật độ 15, 20, 25 cây/m2 mức độ bị sâu đục quả gây hại tương đương.

Nhƣ vậy, mật độ quá cao đã làm tăng tỷ lệ sâu hại và làm giảm khả năng chống đổ của cây. Đường Hồng Dật (2012), Trần Đình Long và Lê Khả Tường (1998) cũng đã chỉ ra, khi trồng đậu xanh với mật độ quá dày >30 cây/m2 tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh và phát triển mạnh, giảm tỷ lệ đậu quả, năng suất kém hơn hẳn so với mật độ 25 – 30 cây/m2.

4.4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của các giống triển vọng đƣợc trình bày ở bảng 4.31.

Số quả chắc/cây của các công thức thí nghiệm dao động từ 15,2-18,2 quả/cây tại Nghi Lộc và 14,4-17,2 quả/cây tại Diễn Châu. Tại Nghi Lộc, giống

ĐX22 ở mật độ 15 cây/m2 cho số quả chắc/cây cao nhất nhƣng không có sự khác biệt với mật độ 20 cây/m2, giống ĐX208 ở mật độ 15 cây/m2 cho số quả chắc/cây cao nhất, giống ĐX16 ở các mật độ 15, 20, 25 cây/m2 có số quả chắc/cây không có sự sai khác rõ rệt.

Bảng 4.31. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu xanh triển vọng vụ Hè Thu năm 2013 Giống Mật độ Số quả chắc/cây

(quả)

Số hạt/quả (hạt)

Khối lƣợng 1000 hạt (g)

Năng suất thực thu (tấn/ha) Nghi

Lộc

Diễn Châu

Nghi Lộc

Diễn Châu

Nghi Lộc

Diễn Châu

Nghi Lộc

Diễn Châu ĐX22 15 18,2ab 16,5ab 13,10a 11,27ab 61,98 60,67 1,58cd 1,30ef 20 17,7bc 16,3ab 12,24a 11,17ab 62,60 60,55 1,73ab 1,72a 25 17,3cd 15,3bc 12,81a 11,39ab 61,43 60,50 1,58cd 1,60ab 30 15,6fg 13,7d 12,77a 11,61a 61,61 60,33 1,45e 1,47bcde ĐX208 15 18,6a 17,2a 12,87a 11,38ab 65,72 65,54 1,64bc 1,40cde

20 17,1cd 16,1ab 12,51a 11,06b 65,92 65,88 1,78a 1,58abc 25 15,8fg 15,0bcd 12,57a 11,04b 65,89 65,95 1,75a 1,49bcd 30 15,3g 13,6d 12,72a 10,94b 65,01 64,43 1,70ab 1,49bcd ĐX16 15 16,6de 15,5bc 11,43b 11,13ab 57,43 57,77 1,35f 1,18f

20 15,9efg 16,1ab 11,38b 11,27ab 57,61 56,79 1,48e 1,35def 25 16,2ef 15,3bc 11,42b 11,33ab 57,20 57,91 1,61b 1,48bcde 30 15,2g 14,4cd 11,50b 11,29ab 57,13 56,75 1,52de 1,45bcde

LSD0,05 giống*mật độ 0,74 1,50 0,69 0,54 1,85 1,12 0,094 0,181

Trung bình (giống)

ĐX22 17,2a 15,5a 12,73a 11,35a 61,91b 60,51b 1,58b 1,52a ĐX208 16,7ab 15,5a 12,67a 11,10a 65,64a 65,45a 1,72a 1,49a ĐX16 16,0b 15,3a 11,43b 11,25a 57,34c 57,30c 1,49c 1,37b

LSD0,05 giống 0,82 1,2 0,35 0,64 1,29 1,22 0,090 0,110

Trung bình (mật

độ)

15 17,8a 16,4a 12,47a 11,25a 61,71 61,32 1,52b 1,29b 20 16,9b 16,2a 12,04a 11,16a 62,04 61,07 1,66a 1,55a 25 16,4c 15,2b 12,27a 11,25a 61,50 61,45 1,65a 1,52a 30 15,4d 13,9c 12,33a 11,28a 61,25 60,50 1,56b 1,47a

LSD0,05 mức mật độ 0,37 0,9 0,40 0,31 1,07 0,64 0,054 0,100

CV(%) 8,3 5,7 5,3 2,8 1,5 1,1 6,4 7,3

Tại Diễn Châu, giống ĐX22 và ĐX208 ở mật độ 15, 20 cây/m2 có số quả chắc/cây đạt cao nhất và có sự khác biệt với mật độ 30 cây/m2, giống ĐX16 ở mật độ 20 cây/m2 có số quả chắc/cây cao nhất có sự khác biệt với mật độ 30

cây/m2 nhƣng không có sự khác biệt với mật độ 15 và 20 cây/m2.Trên cả 3 giống triển vọng số quả chắc/cây đều giảm mạnh khi trồng ở mật độ 30 cây/m2. So sánh trung bình các giống, giống ĐX22 có số quả chắc/cây nhiều nhất. So sánh trung bình mật độ, số quả chắc/cây đạt cao nhất ở mật độ 15 cây/m2 và có xu hướng giảm khi mật độ trồng tăng lên.

Số hạt/quả của các giống ở các mật độ trồng dao động từ 11,38 – 13,10 hạt/quả tại Nghi Lộc và từ 10,94 – 11,61 hạt/quả tại Diễn Châu. Tại cả 2 địa điểm thí nghiệm, số hạt/quả không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa giữa các mật độ trồng và tương tác giữa giống và mật độ.

Khối lƣợng 1000 hạt có sự sai khác ở mức có ý nghĩa giữa các giống tại cả hai địa điểm thí nghiệm nhƣng không có sự sai khác giữa các mật độ trồng và tương tác giữa mật độ trồng và giống.

Trong vụ Hè Thu 2013, năng suất của các giống đậu xanh ở các mật độ trồng dao động từ 1,35 – 1,78 tấn/ha tại Nghi Lộc, từ 1,18-1,72 tấn/ha tại Diễn Châu. Năng suất thực thu có sự sai khác ở mức có ý nghĩa giữa tương tác mật độ với giống, giữa các mật độ trồng và giữa các giống. Tại Nghi Lộc, ở mật độ 20 và 25 cây/m2 cho năng suất thực thu tương đương và có sự khác biệt với mật độ 15 và 30 cây/m2. Giống ĐX22 trồng 20 cây/m2 cho năng suất thực thu cao nhất (1,72 tấn/ha) và có sự sai khác rõ rệt với các mật độ 15, 25 và 30 cây/m2. Giống ĐX208 trồng 20 cây/m2 cho năng suất thực thu cao nhất (1,78 tấn/ha) nhƣng không có sự sai khác với mật độ 25, 30 cây/m2. Giống ĐX16 cho năng suất thực thu cao nhất ở mật độ 25 cây/m2.

Tại Diễn Châu, giống ĐX22 ở mật độ 20 cây/m2 cho năng suất cao nhất (1,72 tấn/ha) có sự khác biệt với mật độ 15, 25 và 30 cây/m2. Giống ĐX208 ở mật độ 20 cây cho năng suất cao nhất (1,58 tấn/ha) nhƣng không có sự khác biệt với mật độ 25, 30 cây/m2. Giống ĐX16 ở mật độ 25 cây/m2 cho năng suất cao nhất (1,48 tấn/ha). So sánh trung bình các mật độ, mật độ 20, 25cây/m2 cho năng suất thực thu tương đương và có sự sai khác ở mức ý nghĩa với mật độ 15 cây/m2.

Một số nhận xét đƣợc rút ra từ các kết quả của thí nghiệm mật độ:

Trên vùng đất cát ven biển Nghệ An, mật độ trồng có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu của các giống đậu xanh triển vọng. Khi trồng với mật độ cao (30 cây/m2) đã làm tăng chiều cao thân chính, chỉ số diện tích lá, tỷ lệ sâu đục quả và làm giảm khả năng phân cành, khả năng tích

lũy chất khô, diện tích lá/cây, khả năng chống đổ của cả 3 giống. Ở mật độ 15 – 20 cây/m2 với giống ĐX208 và ĐX22, mật độ 15 – 25 cây với giống ĐX16 cho thấy các giống đậu xanh có khả năng sinh trưởng, chống chịu tốt nhất.

Mật độ trồng khác nhau đã ảnh hưởng đến số quả chắc/cây ở mức sai khác có ý nghĩa mà không ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt và số hạt/quả của các giống đậu xanh. Mật độ trồng 20 cây/m2 với giống ĐX22 và ĐX208, 25 cây/m2 với giống ĐX16 cho năng suất thực thu cao nhất. Mật độ trồng thích hợp nhất cho giống đậu xanh ĐX22 và ĐX208 trên vùng đất cát ven biển Nghệ An là 20 cây/m2 (với khoảng cách trồng 40 cm x 25 cm hoặc 45 cm x 22 cm trồng 2 cây/hốc). Mật độ trồng thích hợp cho giống đậu xanh ĐX16 trên vùng đất cát ven biển Nghệ An là 25 cây/m2 (với khoảng cách trồng 40 x 20 cm hoặc 45 cm x 17,8 cm trồng 2 cây/hốc).

So sánh với TCVN 2011 nghiên cứu này chỉ ra rằng, trong điều kiện vụ Hè Thu, các giống có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng mạnh thích hợp với mật độ 20 cây/m2, ở mật độ này giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao hơn so với mật độ là 25 cây/m2 đồng thời giảm lƣợng giống khi gieo. Những giống thấp cây, thời gian sinh trưởng ngắn, ít lá nên trồng với mật độ 25 cây/m2, mật độ này phù hợp với QCVN01-62:2011/BNNPTNT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh vụ Hè Thu trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (LA tiến sĩ) (Trang 132 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)