Thực trạng kỹ thuật sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh vụ Hè Thu trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (LA tiến sĩ) (Trang 77 - 85)

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT ĐẬU XANH TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN NGHỆ AN

4.1.2. Thực trạng kỹ thuật sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An

Kết quả điều tra thực trạng về kỹ thuật sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An đƣợc trình bày ở bảng 4.3.

Trên vùng đất cát ven biển Nghệ An, đậu xanh đƣợc trồng thuần trong vụ Hè Thu từ tháng 6 – cuối tháng 8 trên các chân ruộng sau thu hoạch lạc Xuân.

Loại giống được người dân sử dụng để gieo trồng chủ yếu là giống Đậu Tằm đƣợc hộ tự cất giữ từ năm này qua năm khác nên năng suất thấp và giống bị thoái hóa. Giống này còn có nhƣợc điểm ra hoa không tập trung, thu hái nhiều đợt, dễ bị sâu bệnh. Số hộ dân sử dụng giống Đậu Tằm chiếm tỉ lệ 87,8% và 91,0% trên tổng số hộ điều tra tại huyện Nghi Lộc và Diễn Châu. Ngoài giống Đậu Tằm, một số hộ dân đã sử dụng giống đậu xanh mới ĐX208 đƣợc mua tại các cửa hàng giống hay cửa hàng Vật tƣ nông nghiệp, tỉ lệ sử giống mới đạt 12,2% tại Nghi Lộc và 9,0% tại Diễn Châu.

Bảng 4.3. Kỹ thuật sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An

TT Chỉ tiêu điều tra Nghi Lộc Diễn Châu

1 Thời vụ gieo trồng Vụ Hè Thu

(tháng 6-9)

Vụ Hè Thu (tháng 6-9) 2 Loại giống sử dụng

- Tỉ lệ giống sử dụng (%) - Nguồn cung cấp giống - Lƣợng giống gieo kg/sào (500 m2)

Đậu Tằm địa phương

87,8%

Tự để giống 1,5

Giống mới 12,2%

Mua giống 1,2

Đậu Tằm địa phương

91,0%

Tự để giống 1,5

Giống mới 9,0%

Mua giống 1,2 3 Phương thức gieo trồng 88,9% số hộ gieo vãi,

11,1% số hộ gieo hàng

92,2% số hộ gieo vãi, 7,8% số hộ gieo hàng

4 Mật độ trồng 35-40 cây/m2 35-40 cây/m2

5 Lƣợng phân bón sử dụng/ha

- Tỉ lệ hộ sử dụng phân hóa học (% số hộ )

5 tấn phân chuồng + 300 kg CaO + 300 kg

NPK 8:10:3 56,7%

5 tấn phân chuồng + 300- 400 kg NPK 6:8:4

35,6%

6 Tỉ lệ hộ sử dụng nước tưới cho đậu xanh (%)

100% dựa vào nước trời 100% dựa vào nước trời 7 Tỷ lệ hộ áp dụng phương

thức giữ ẩm (%)

0% 0%

8 Làm cỏ bằng tay (số lần) 2 2

9 Tỷ lệ sử dụng thuốc trừ cỏ (% số hộ)

0% 0%

10 Sâu hại chủ yếu - Biện pháp phòng trừ

Sâu cuốn lá, sâu đục hoa quả

Biết cách phòng trừ để sản phẩm an toàn và bảo vệ

môi trường sinh thái

Sâu cuốn lá, sâu đục hoa quả

Sử dụng tùy tiện và lạm dụng thuốc bảo vệ thực

vật

11 Thu hoạch Khi quả chín >75% Khi quả chín >75%

Qua ý kiến thăm dò từ các hộ trồng đậu xanh cho thấy, hầu hết người dân không có thông tin về các giống mới, sử dụng giống Đậu Tằm do chính họ để giống vừa không tốn chi phí về giống và có thể chủ động kế hoạch gieo trồng, thêm nữa giống Đậu Tằm thuộc loại hạt xanh mốc, hạt bở khi đồ xôi, rất thích hợp với làm giá đỗ vì thế Đậu Tằm dễ bán đáp ứng được thị hiếu của người tiêu

dùng trong nước. Các hộ sử dụng giống mới ĐX208 cho rằng giống ĐX208 hạt vàng sáng, to và đều hạt, dễ tách hạt ra khỏi vỏ sau khi thu hoạch, nấu chín hạt bở, giống có khả năng chịu hạn tốt và năng suất cao hơn so với Đậu Tằm nên đã tìm đến các cửa hàng giống để mua giống. Qua đây cho thấy, phần lớn các nông hộ trồng đậu xanh trên vùng đất cát biển chủ yếu sử dụng giống địa phương tự cất giữ từ năm này qua năm khác để gieo trồng, việc sử dụng giống tiến bộ mới còn rất ít và mang tính tự phát nên hiệu quả mang lại chƣa cao. Giống đƣợc xem là yếu tố chính hạn chế năng suất đậu xanh ở các vùng trồng đậu xanh nước ta.

Về kỹ thuật làm đất và phương thức gieo trồng: 100% số nông hộ trên vùng đất cát ven biển đã áp dụng phương pháp làm đất thủ công cày bừa dựa vào sức kéo của gia súc. Đất được cày 1 lượt sau đó bừa gom cỏ và san phẳng. Trước khi bừa bón lót phân chuồng, sau khi gieo hạt dùng bừa hay cào để vùi lấp hạt. Hầu hết người dân trên vùng đất cát ven biển sử dụng phương thức gieo vãi (tỉ lệ hộ gieo vãi chiếm 88,9% tại Nghi Lộc và 92,2% tại Diễn Châu). Nông dân cho rằng gieo vãi đỡ tốn công, phù hợp với điều kiện nắng nóng của vụ Hè Thu ở địa phương. Và đây là lý do làm cho mật độ gieo trồng trên ruộng không đồng đều và thường ở mức cao hơn (đạt 35-40 cây/m2) so với gieo hàng, gieo hốc. Thêm nữa, áp dụng phương thức gieo vãi gây khó khăn cho khâu chăm sóc như làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và nhất là khâu vun gốc chống đổ cho cây. Một tỷ lệ không cao 11,1% số hộ dân tại Nghi Lộc và 7,8% số hộ dân tại Diễn Châu áp dụng phương thức gieo hàng và hầu hết số hộ dân sử dụng giống mới đã áp dụng phương thức gieo trồng này. Các hộ gieo trồng theo phương thức gieo hàng cho rằng, họ đã làm theo khuyến cáo ở trên bao bì giống và qua thực tế gieo hàng đỡ tốn giống, ruộng đậu xanh thông thoáng hơn, mật độ trồng đƣợc đảm bảo, dễ quản lý và chăm sóc hơn nhiều so với gieo vãi.

Về lƣợng phân bón sử dụng, hầu hết các hộ dân trồng đậu xanh ở vùng đất cát ven biển đều sử dụng phân chuồng để bón lót cho đậu xanh vụ Hè Thu để tránh tình trạng đất chai cứng, giúp cây cứng cáp hơn. Nhìn chung lƣợng bón này phù hợp với lƣợng bón khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên cây đậu xanh. Tuy nhiên các nông hộ chƣa có sự đầu tƣ về phân bón hóa học cho cây đậu xanh. Kết quả bảng 4.3 cho thấy, tỉ lệ số nông hộ sử dụng phân khoáng chỉ từ 35,6-56,7%, số còn lại không bón phân vì họ cho rằng cây đậu xanh tận dụng dinh dưỡng từ cây trồng vụ trước. Loại phân bón hóa học sử dụng cho cây đậu xanh chủ yếu là phân bón NPK loại 8:10:3 hay 6:8:4 với lƣợng bón theo khả năng của gia đình và họ không biết tỷ lệ NPK này có phù hợp với cây

hay không. Lƣợng phân bón hóa học điều tra ở bảng 4.3 khi qui ra lƣợng phân bón nguyên chất đạm, lân, kali và vôi tương ứng là 24 kg N/ha, 30 kg P2O5/ha, 9 kg K2O/ha và 300 kg CaO/ha (Nghi Lộc); 24 kg N/ha, 32 kg P2O5/ha, 16 kg K2O/ha và 0 kg CaO/ha (Diễn Châu). Điều này cho thấy lƣợng N, P2O5 và K2O đều ở mức thấp hơn so với mức khuyến cáo chung cho cây đậu xanh, đặc biệt là phân bón kali ở mức rất thấp. Trong quá trình điều tra cũng đã ghi nhận đƣợc, một số nông hộ đã bón bổ sung phân kali cho cây đậu xanh trước khi ra hoa đều cho năng suất cao hơn. Nhƣ vậy vấn đề bón phân kali, mật độ gieo trồng cho cây đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An theo cách làm của người nông dân vẫn còn tùy tiện và chƣa đƣợc đầu tƣ hợp lý. Đây cũng là nguyên nhân chính làm năng suất đậu xanh của vùng còn thấp.

Về các kỹ thuật canh tác khác: 100% số nông hộ canh tác đậu xanh trên vùng đất cát biển không áp dụng tưới tiêu ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây mà hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện nước trời. Vấn đề tưới tiêu chưa giải quyết được trên vùng đất này là do hệ thống tưới tiêu trên địa bàn chưa đáp ứng được hơn nữa do đặc thù của đất cát khả năng giữ nước kém trong khi điều kiện khí hậu các tháng 6 và 7 thường khô hạn nặng, lượng bốc hơi lớn. Việc làm cỏ cho cây đậu xanh thường được thực hiện 2 lần khi cây mọc 2-3 lá và khi cây 5-6 lá, 100% số hộ sử dụng biện pháp làm cỏ thủ công mà không sử dụng thuốc diệt cỏ. Điều này cũng hợp lý với cây đậu xanh vì trong quá trình chăm sóc cần xới xáo kết hợp vun gốc chống đổ cho cây. Trên cây đậu xanh thường xuất hiện các loại sâu ăn lá và sâu đục hoa đục quả. Với các hộ dân ở huyện Nghi Lộc, họ đã áp dụng phương pháp bón phân chuồng hoai mục với số lượng thích hợp kết hợp với bón vôi khi làm đất do đó mức độ sâu hại trên đậu xanh là không đáng kể.

Qua nhiều năm sản xuất đậu xanh các hộ dân ở Nghi Lộc đã xác định đƣợc ngƣỡng gây hại thực sự nguy hiểm mới áp dụng thuốc hóa học và họ chỉ sử dụng chúng khi thực sự cần thiết và thường phun phòng sau khi hái hết lứa quả đầu tiên, cây đậu bắt đầu ra hoa lứa 2. Còn tại huyện Diễn Châu, do tập quán canh tác trồng dày, không tạo rãnh để ruộng thông thoáng đã tạo điều kiện cho sâu gây hại và gây khó khăn cho việc phòng trừ. Người dân lạm dụng thuốc hóa học để trừ sâu đặc biệt là loại sâu đục hoa và đục quả. Từ đó đã làm tăng chi phí sản xuất và có năm dịch sâu đục hoa đục quả xảy ra trên diện rộng.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) đối với sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An đƣợc trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Phân tích SWOT thực trạng sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An

Điểm mạnh (S)

- Là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với khí hậu khô nóng, dễ đƣa vào các hệ thống cây trồng khác nhau.

- Có thể sinh trưởng và thích ứng trên đất nghèo dinh dƣỡng, có tác dụng cải tạo đất do đó thích hợp với đất cát ven biển.

- Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống trồng cây đậu xanh trên loại đất cát ven biển.

- Canh tác đơn giản, chi phí đầu tƣ thấp

Điểm yếu (W)

- Canh tác đậu xanh trên vùng đất cát ven biển hoàn toàn dựa vào nguồn nước trời, trong khi hệ thống thủy lợi chƣa đáp ứng đƣợc.

- Đất cát thường nóng lên nhanh, khả năng giữ nước và phân kém, nghèo mùn và dinh dƣỡng khoáng đặc biệt là kali.

- Sử dụng giống địa phương, người dân tự để giống từ năm này qua năm khác. Chƣa có giống đậu xanh phù hợp với sinh thái của vùng.

- Kỹ thuật canh tác đậu xanh còn lạc hậu, hiệu quả mang lại thấp.

- Cây đậu xanh dễ bị sâu bệnh gây hại nhất là sâu đục hoa và đục quả.

- Thiếu thông tin về thị trường, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật và ngại thay đổi.

- Giá đậu xanh trên thị trường không ổn định.

- Chất lƣợng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo.

- Chƣa có sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị đậu xanh

- Nông dân thiếu vốn trong sản xuất Cơ hội (O)

- Tiềm năng thị trường tiêu thụ đậu xanh lớn, diện tích và sản lƣợng chƣa đáp ứng đủ, có người thu mua ngay tại địa phương.

- Thích ứng với biến đổi khí hậu, là cây trồng cơ động về thời vụ.

- Bộ giống đậu xanh của Việt Nam trong những gần đây khá phong phú, có năng suất cao đƣợc giới thiệu và phát triển trong sản xuất.

- Chương trình phát triển cây đậu đỗ trong đó có cây đậu xanh ngày càng phát triển và đƣợc chú trọng.

- Tỉnh có chủ trương phát triển mở rộng diện tích trồng đậu xanh trong vụ Hè Thu.

- Giao thông thuận tiện, thương mại thuận tiện.

Thách thức (T)

- Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, khó lường trước được.

- Giá vật tƣ nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động) ngày càng tăng.

- Chất lƣợng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo.

- Sâu bệnh gây hại nhiều trong khi người dân không biết phòng trừ sâu bệnh hợp lý nên hiệu quả mang lại không cao, tăng thêm chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Dựa vào các tác nhân đƣợc điều tra, phỏng vấn, kết quả khảo sát đã chỉ ra các yếu tố chính hạn chế sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An đƣợc trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Các yếu tố chính hạn chế sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An

Yếu tố hạn chế Mức độ quan trọng

Điểm 5

Điểm 4

Điểm 3

Điểm 2

Điểm 1 1. Yếu tố phi sinh học

Khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng và hạn hán kéo dài, mƣa phân bố không đồng đều

x Đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ phân kém

x 2. Yếu tố sinh học

Thiếu giống năng suất cao, có khả năng chịu hạn, phù hợp với khí hậu và đất đai của vùng

x

Bệnh hại lá x

Sâu ăn lá, đục hoa đục quả x

3. Yếu tố kinh tế - xã hội

Thiếu hệ thống cung ứng giống x

Thiếu hệ thống thuỷ lợi x

Thiếu qui hoạch vùng sản xuất tập trung x Chƣa đƣợc tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trồng

và chăm sóc đậu xanh.

x

Giá sản phẩm không ổn định x

Nông dân thiếu vốn đầu tƣ sản xuất x

Ghi chú: Mức độ quan trọng của các tiêu chí đƣợc đánh giá theo thang điểm 1-5. Điểm 1 – Hoàn toàn không quan trọng. 2 – Ít quan trọng. 3 – Khá quan trọng. 4 – Quan trọng. 5 – Rất quan trọng.

Các yếu tố hạn chế đến hoạt động sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An bao gồm yếu tố phi sinh học, yếu tố sinh học và yếu tố kinh tế - xã hội. Trong đó điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vụ Hè Thu, đất cát nghèo dinh dưỡng có khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, chưa có giống năng suất cao thích ứng với khí hậu vụ Hè Thu và đất đai của vùng, người dân chưa có qui trình kỹ thuật canh tác phù hợp cho cây đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An là các yếu tố quan trọng nhất. Cụ thể:

Khí hậu, thời tiết vụ Hè Thu ở Nghệ An: Nhiệt độ và chế độ nước là 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất đậu xanh. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Về phân bố lƣợng mƣa: tháng 5, tháng 6 xuất hiện một số đợt mưa đầu mùa gây lũ tiểu mãn, giai đoạn này chịu ảnh hưởng của lượng bốc hơi đạt cực đại trong năm dẫn đến một số khu vực chịu ảnh hưởng của nắng nóng và khô hạn. Khô hạn kéo dài cho đến giữa tháng 7. Giai đoạn từ giữa tháng 7 đến tháng 11 mùa mƣa chính diễn ra trong năm cũng là lúc một số cơn bão nhiệt đới xuất hiện trên biển đông và đổ bộ hoặc ảnh hưởng đến vùng gây mưa lớn trên diện rộng. Lƣợng mƣa chủ yếu đƣợc đóng góp từ giai đoạn cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới và các cơn bão gây nên (Phan Văn Tân và Trần Quang Đức, 2015). Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong nhiều năm (trạm Vinh) của tháng 5 là 27,7oC, tháng 6 là 29,2oC, tháng 7 là 29,6oC, tháng 8 là 28,7oC, tháng 9 là 26,8oC (Lê Văn Phƣợng, 2014). Cao điểm nắng nóng xuất hiện tại một số trạm đồng bằng ven biển từ giữa tháng 5 cho đến giữa tháng 6 với nhiệt độ trung bình ngày trên 32oC. Do hoạt động của gió lào và hiệu ứng phơn nhiệt độ cực đại của Nghệ An có thể đạt ngƣỡng 40oC tại một số trạm như Tương Dương, Con Cuông, Đô Lương. Lượng bốc hơi nước lớn nhất trong năm xảy ra vào giai đoạn đầu tháng 5 đến đầu tháng 7 trùng với giai đoạn nắng nóng nhất và mùa mƣa chƣa thực sự bắt đầu (Phan Văn Tân và Trần Quang Đức, 2015). Qua đây cho thấy rằng khí hậu vụ Hè Thu ở Nghệ An rất khắc nghiệt, vừa khô nóng, vừa hạn hán, lƣợng mƣa phân bố không đồng đều gần nhƣ từ đầu vụ (đầu tháng 5) đến giữa vụ (cuối tháng 7) rất khô hạn, nhiệt độ cao. Cây đậu xanh được trồng trong vụ Hè Thu ở Nghệ An gieo hạt thường từ 25 tháng 5 đến 15 tháng 6 dương lịch và thu hoạch vào cuối tháng 8, cây có thể bị hạn ngay từ giai đoạn gieo hạt, giai đoạn cây con và có khi gặp hạn cho đến thu hái lứa quả đầu tiên. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ nước là yếu tố hạn chế lớn nhất đến sinh trưởng và năng suất đậu xanh. Với điều kiện khí hậu của vụ Hè Thu ở Nghệ An, có thể khẳng định yếu tố hạn chế lớn nhất đến hoạt động sản xuất đậu xanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và vùng đất cát ven biển nói riêng chính là yếu tố khí hậu vụ Hè Thu rất khắc nghiệt, khô hạn và nắng nóng kéo dài, lƣợng mƣa phân bố không đồng đều giữa các tháng.

Đất cát nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ phân kém:

Do thành phần cấp hạt cát chiếm chủ yếu nên đất cát ven biển Nghệ An có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh vụ Hè Thu trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (LA tiến sĩ) (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)