CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh vụ Hè Thu trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (LA tiến sĩ) (Trang 71 - 74)

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Tỷ lệ mọc mầm (%) = Số hạt mọc x100/Tổng số hạt gieo

Chiều dài mầm (cm), chiều dài rễ mầm (cm): đƣợc đo cho tất cả các hạt mọc trên đĩa theo từng công thức rồi tính giá trị trung bình.

Khối lượng khô cây mầm (g/cây): sấy khô toàn bộ cây mầm của các hạt mọc mầm theo từng công thức thí nghiệm ở nhiệt độ 80oC cho tới khi khối lƣợng khô không đổi, dùng cân phân tích điện tử xác định, tính giá trị trung bình.

Diện tích lá/cây: theo dõi ở thời kỳ bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, quả mẩy trên 3 cây/ô thí nghiệm. Diện tích lá đo bằng phương pháp cân trực tiếp. Ngắt toàn bộ lá của từng cây đem cân được khối lượng được A (g). Dùng ống khoan lá đường kính 1,5cm khoan 20 mảnh lá đem cân đƣợc a (g). Tính diện tích lá của 20 miếng khoan (20 x π x r2) từ đó qui ra diện tích lá toàn cây.

Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) = Diện tích lá/cây x Mật độ cây/m2

Số nốt sần hữu hiệu thời kỳ quả mẩy: Trước khi nhổ cây lấy mẫu, tưới đẫm nước vào gốc cây, sau đó dùng xẻng bới gọn rễ, rửa nhẹ. Cắt đôi tất cả các nốt sần ngắt đƣợc, đếm số nốt sần có màu hồng là những nốt sần hữu hiệu.

Các chỉ tiêu sinh trưởng (ngày mọc, ngày ra hoa, thời gian ra hoa, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số cành cấp 1/cây) được xác định dựa theo TCVN01- 62: 2011/BNNPTNT (phụ lục 6).

3.6.2. Các chỉ tiêu sinh lý (mô tả chi tiết các chỉ tiêu theo dõi tại phụ lục 5) Cường độ thoát hơi nước (CĐTHN) (mmolH2O/m2 lá/s), cường độ quang hợp (CĐQH) (àmolCO2/m2 lỏ/s) đƣợc đo bằng mỏy PP – System TPS-2 của Mỹ.

Hiệu suất sử dụng nước được tính bằng tỷ số giữa cường độ quang hợp/cường độ thoát hơi nước (μmol CO2/mmol H2O).

Hàm lượng nước tương đối trong lá (Leaf relative water content - LRWC) – Xác định theo phương pháp của Okono (2010).

LRWC (%) = (FW-DW)x100/(TW-DW)

Trong đó: FW là khối lượng tươi ban đầu của lá, TW là khối lượng trương nước của lá sau thời gian 4 giờ, DW là khối lượng khô của lá.

Độ thiếu hụt bão hòa nước (%) = (TW –FW)x100/(TW - DW) áp dụng theo phương pháp của Vũ Quang Sáng và cs., 2007.

Hệ số chịu hạn xác định theo phương pháp của Maiti et al. (1994); Dutta and Bera (2008).

Hàm lượng prolin trong lá: xác định theo phương pháp của Bates et al.

(1973). Hàm lượng chlorophyl trong lá: xác định theo phương pháp của Wintermans and De Mots (1965).

Chlorophyll (a+b) = 6.1 x A665 + 20.04 x A649 (àg/g lỏ tươi)

Khả năng tích lũy chất khô, tỷ lệ rễ/toàn cây, độ dày lá (thời kỳ quả mẩy):

Độ dày lá đƣợc xác định thông qua tỉ lệ khối lƣợng khô lá và diện tích lá:

Xác định hàm lượng lân và kali tổng số trong thân cây và trong hạt:

Mẫu thực vật đƣợc tro hóa khô. Hàm lƣợng lân tổng số đƣợc xác định theo phương pháp so màu xanh molipđen. Hàm lượng kali tổng số trong dịch tro hóa được xác định theo phương pháp quang kế ngọn lửa (Lê Văn Khoa và cs., 2001;

Cục trồng trọt, 2011).

3.6.3. Các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Các yếu tố cấu thành năng suất:

Số quả chắc/cây (quả), số hạt/quả đƣợc theo dõi từ 10 cây mẫu/ô.

Khối lƣợng 1000 hạt (gam): cân 3 mẫu hạt khô, mỗi mẫu 1000 hạt.

- Năng suất cá thể (g/cây): khối lƣợng hạt khô trung bình của 10 cây mẫu.

- Năng suất thực thu (năng suất hạt khô sau thu hoạch): tính năng suất toàn ô (độ ẩm hạt 12%) loại bỏ tạp chất và hạt bị hỏng, qui ra năng suất trên 1 ha.

3.6.4. Đánh giá chất lƣợng hạt của các giống đậu xanh

Các mẫu hạt của các giống đƣợc gửi tới Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia để xác định hàm lƣợng protein tổng số và tinh bột. Hàm lƣợng protein được xác định theo phương pháp NMKL No.06 (nguyên lý theo phương pháp Kejdalh); hàm lượng tinh bột được xác định theo phương pháp FAO 14/7/86 (tinh bột kết tủa trong etanol, lọc rửa thu tinh bột và xác định theo phương pháp khối lượng).

3.6.5. Các chỉ tiêu hóa lý tính của đất

Các chỉ tiêu hóa tính đất được tiến hành trước khi thí nghiệm và sau 2 vụ trồng. Đất sau 2 vụ trồng được lấy mẫu theo từng công thức bón phân. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích đất áp dụng theo Lê Văn Khoa và cs. (2001); Cục trồng trọt (2011). Mẫu đất trước và sau thí nghiệm được lấy ở độ sâu 0-20 cm, lấy mẫu theo phương pháp 5 điểm chéo góc phát triển theo tuyến dọc.

Các chỉ tiêu phân tích đất và phương pháp xác định:

Thành phần cơ giới đất - phương pháp Pipet Robinson. pHKCl: đo bằng máy pH meter. Hàm lượng chất hữu cơ (%) - phương pháp Walkley - Black. Đạm tổng số (%) - phương pháp Kjeldahl. P2O5 tổng số (%): công phá bằng H2SO4 + HClO4, so màu trên máy quang phổ hấp thu. K2O tổng số (%): công phá bằng H2SO4 + HClO4, so màu trên máy quang kế ngọn lửa. N thủy phân (mg/100g) - phương pháp Chiurin Conova. P2O5 dễ tiêu (mg/100g) - phương pháp Oniani.

K2O dễ tiêu (mg/100g) - phương pháp Matlova. Tổng số muối tan (%) - phương pháp khối lượng. Dung tích hấp phụ CEC (lđl/100g) - phương pháp Amoniaxetat.

Đo nhiệt độ đất và độ ẩm đất:

Nhiệt độ đất đƣợc đo vào các thời điểm khác nhau trong ngày (6 giờ, 10 giờ, 14 giờ và 18 giờ), vào ngày nắng nóng cao điểm trước đó không có mưa từ 4-5 ngày. Dùng nhiệt kế thông thường đo ở độ sâu 5 cm.

Độ ẩm đất đƣợc đo ở độ sâu 5cm, đo ở giữa 2 hàng trồng theo 5 điểm của đường chéo góc. Sử dụng máy đo độ ẩm đất Takemura TD15 - Nhật để đo.

3.6.6. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu

Khả năng chịu hạn của các giống khi bị hạn ở giai đoạn cây con và ra hoa:

đánh giá mức độ bị hại và khả năng phục hồi sau khi bị hạn. Quan sát đánh giá tất cả các cây trên ô.

Khả năng chống đổ của các giống đƣợc đánh giá theo thang điểm từ 1-5.

Bệnh đốm nâu (Cerospora sanescen) đánh giá theo thang điểm từ 1-9. Bệnh lở cổ rễ cây con (Rhizoctonia solani, Fusarium sp) đánh giá theo thang điểm từ 1-5. Sâu đục quả (Eitiella zinkenella), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata)

Độ tách quả của các giống đậu xanh: đánh giá theo thang điểm từ 1 – 5.

Phương pháp chọn mẫu và đánh giá khả năng chống chịu của các giống đậu xanh áp dụng theo TCVN 01-62: 2011/BNNPTNT (phụ lục 6).

3.6.7. Đánh giá hiệu suất sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế

Hiệu suất sử dụng phân bón kali (H) = (A - B)/C (kg đậu xanh/kg K2O).

Trong đó A là năng suất khi đƣợc bón phân kali (kg), B là năng suất khi không bón phân kali (kg), C là số lƣợng phân bón kali (kg) (Nguyễn Nhƣ Hà, 2012).

Hiệu quả kinh tế:

Tổng thu = Tổng sản phẩm (kg) x giá bán (đồng/kg)

Tổng chi = Chi phí sản xuất + Phí cơ hội lao động gia đình Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi

Tỉ suất lãi so với vốn đầu tƣ = Lợi nhuận/Tổng chi

3.6.8. Phương pháp cho điểm xác định các yếu tố hạn chế sản xuất đậu xanh Sử dụng phương pháp đo khoảng cách (thang đo Likert 5 điểm). Các nhận định đƣa ra đƣợc mô tả thành 5 mức theo cấp độ tăng dần với thang điểm tối đa là 5 (từ cấp độ hoàn toàn không quan trọng đến cấp độ rất quan trọng).

Phân tích ma trận SWOT đƣợc thực hiện dựa trên tổng hợp các yếu tố từ bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tƣợng nghiên cứu bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của mỗi tác nhân (đầu vào, người sản xuất, người thu gom, đại lý lớn, người bán lẻ, nhà chế biến, người tiêu dùng) tham gia vào hoạt động sản xuất đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (Nguyễn Phú Son và cs, 2012).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng chịu hạn cho cây đậu xanh vụ Hè Thu trên vùng đất cát ven biển Nghệ An (LA tiến sĩ) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(234 trang)