4.3. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH PHÙ HỢP GIEO TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN CANH TÁC NHỜ NƯỚC TRỜI Ở
4.3.7. Đánh giá chất lƣợng của các giống đậu xanh
Hạt đậu xanh đƣợc sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Để lựa chọn giống đậu xanh có nhiều đặc điểm quý, hạt của các giống sau giai đoạn thu hoạch đƣợc lấy mẫu để đánh giá chất lƣợng. Phân tích hàm lƣợng protein và tinh bột của 12 giống đậu xanh thí nghiệm, kết quả thể hiện ở bảng 4.20.
Bảng 4.20. Hàm lƣợng protein và tinh bột của các giống đậu xanh Giống Hàm lƣợng dinh dƣỡng của các giống đậu xanh
Protein (g/100g) Tinh bột (g/100g)
Đậu tằm 23,1 53,3
T135 21,0 54,2
V123 20,6 51,9
VN99-3 22,8 52,3
KP11 22,4 54,1
ĐX208 23,3 53,3
ĐX11 21,3 53,9
ĐX14 21,9 53,2
ĐX16 23,7 54,0
ĐX22 21,6 51,9
ĐXVN5 20,8 54,2
ĐXVN6 22,0 52,9
Kết quả phân tích chất lƣợng các mẫu giống tại Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia (2014)
Đậu xanh là loại đậu ăn hạt có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, giàu protein, hydrat cacbon, khoáng chất và dễ tiêu hóa (Zhang et al., 2003; Đường Hồng Dật, 2012). Protein của đậu xanh là một loại protein thực vật tương đối hoàn chỉnh, dễ đƣợc cơ thể hấp thu. Hàm lƣợng protein của các giống dao động từ 20,6 – 23,7 g/100 g hạt trong đó Đậu Tằm, ĐX208, ĐX16 có hàm lƣợng protein cao. Hàm lƣợng tinh bột của các giống dao động từ 51,9 – 54,2 g/100 g hạt, trong đó T135, Đậu Tằm, KP11, ĐX208, ĐX11, ĐX14, ĐX16, ĐXVN5 có hàm lƣợng tinh bột cao và cao hơn hoặc bằng giống đối chứng Đậu Tằm. Giống T135, KP11, ĐX11, ĐX16, ĐXVN5 có hàm lƣợng tinh bột cao hơn so với giống Đậu Tằm. Trong 12 giống đậu xanh, giống ĐX16 có hàm lƣợng tinh bột và protein cao hơn giống Đậu Tằm, giống ĐX208 các chỉ tiêu này tương đương với giống Đậu Tằm.
Các nhận xét đƣợc rút ra từ thí nghiệm so sánh giống:
Dựa trên đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng phát triển, chống chịu, năng suất và chất lƣợng của 12 giống đậu xanh thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2012 và 2013 tại huyện Nghi Lộc và Diễn Châu, giống đậu xanh ĐX208, ĐX16 và ĐX22 có khả năng thích ứng tốt với vùng đất cát ven biển Nghệ An. Các giống này đều có khả năng sinh trưởng tốt, chịu hạn và chống đổ tốt, không bị tách quả khi chín, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh hại đậu xanh chính nhƣ bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm nâu, sâu cuốn lá và sâu đục quả.
Ngoài các đặc điểm nêu trên, riêng giống ĐX16 có khả năng ra hoa tập trung, chín tập trung chỉ thu hái 2 đợt là xong, hạt có màu xanh mốc. Khả năng chín tập trung của giống ĐX16 là một đặc tính rất quan trọng đối với thực tiễn sản xuất đậu xanh hiện nay ở nước ta. Đặc tính ưu việt này của giống ĐX16 chưa có điều kiện để nghiên cứu trong đề tài này.
Khó khăn của đề tài này là chƣa có điều kiện để phục tráng giống Đậu Tằm, đây là giống bản địa có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng nảy mầm tốt, chất lƣợng tốt. Song do đã trồng qua nhiều năm nên có sự thoái hóa về giống (sâu bệnh nhiều, chống chịu kém, năng suất thấp). Do đó trong thời gian tới cần có định hướng phục tráng và bảo tồn giống Đậu Tằm phục vụ cho sản xuất hoặc lai tạo giống đậu xanh để phù hợp với vùng đất cát biển Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng.
Các kết luận đƣợc rút ra từ các thí nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn và so sánh giống:
Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn trong điều kiện gây hạn nhân tạo kết hợp với đánh giá trên đồng ruộng về khả năng sinh trưởng phát triển, chống chịu, năng suất và chất lƣợng của 12 giống đậu xanh đã xác định đƣợc 3 giống đậu xanh thích ứng tốt với đặc điểm khí hậu, đất đai vùng đất cát ven biển Nghệ An trong điều kiện canh tác nhờ nước trời gồm ĐX208, ĐX16 và ĐX22. Khả năng chịu hạn của 3 giống đậu xanh nói trên đƣợc thể hiện rõ trong điều kiện khí hậu của vùng đất cát ven biển Nghệ An vụ Hè Thu năm 2012 (hình 4.3). Các giống có TGST trung bình bị hạn từ giai đoạn cây con đến thu hoạch lứa 1, các giống có TGST dài bị hạn từ giai đoạn cây con đến quả mẩy, trong điều kiện đó ĐX208, ĐX16 và ĐX22 cho năng suất cao hơn hẳn so với các giống còn lại.
Để đảm bảo thời vụ gieo trồng và nâng cao tổng thu nhập cho hệ thống cây trồng trên đất cát ven biển Nghệ An, các giống ĐX208, ĐX16 và ĐX22 cần đƣợc bố trí nhƣ sau:
Vụ Xuân Vụ Hè Thu Vụ Đông
Tháng 1- Tháng 5 Tháng 6 – Tháng 8 Tháng 9 – Tháng 12 Lạc
Gieo từ 25/1 – 15/2 Thu hoạch 25/5 - 10/6
Đậu xanh (giống ĐX16) Gieo từ 5/6 – 15/6
Kết thúc thu hoạch lứa 2 từ 15-20/8
Lạc Thu Đông Gieo từ 20/8 - 1/9 Thu hoạch 25/12 – 5/1 Lạc
Gieo từ 25/1 – 15/2 Thu hoạch 25/5 - 10/6
Đậu xanh (giống ĐX22, ĐX208) Gieo từ 5/6 – 15/6
Kết thúc thu hoạch lứa 2 từ 25/8-10/9
Ngô Đông Gieo từ 1 - 10/9 Thu hoạch 20/12 – 5/1
Hình 4.3. Nhiệt độ, số giờ nắng, lƣợng mƣa, lƣợng bốc hơi và các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu xanh ĐX16, ĐX208, ĐX22 từ khi gieo đến thu
hoạch thí nghiệm vụ Hè Thu 2012 tại Nghi Lộc và Diễn Châu, Nghệ An
Ghi chú: Các giá trị trục hoành đƣợc tính trung bình của 3 ngày liên tiếp sau gieo; BĐRH là bắt đầu ra hoa
Thực tiễn đã chỉ ra rằng, mỗi giống chỉ thích hợp với một hoặc một số vùng sinh thái và các biện pháp kỹ thuật nhƣ mật độ trồng, phân bón… cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với cây trong các điều kiện khí hậu đất đai của vùng. Để hoàn thiện qui trình canh tác cho 3 giống đậu xanh nêu trên, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây đậu xanh ở vùng đất cát ven biển Nghệ An, các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật canh tác (phân bón, mật độ trồng và phương thức giữ ẩm) cho 3 giống ĐX208, ĐX16 và ĐX22 đã đƣợc thực hiện.