2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRÊN CÂY ĐẬU XANH
2.4.1. Công tác chọn tạo giống đậu xanh trên thế giới và Việt Nam
Công tác giống đậu xanh trên thế giới phát triển theo các hướng: thu thập và lưu giữ nguồn gen, nhập nội giống, lai tạo giống mới (dẫn theo Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998; Tạ Kim Bính, 2000).
AVRDC là nơi lưu giữ tập đoàn các giống đậu xanh phong phú nhất với 6.379 mẫu giống. Mỗi năm, vài trăm tổ hợp lai đƣợc tạo ra ở đây. Hàng loạt giống đậu xanh đƣợc đƣa ra sản xuất tại các quốc gia trên thế giới có nguồn gốc từ AVRDC. Nguồn gen đậu xanh của AVRDC chủ yếu đƣợc thu thập từ 41 quốc gia trên thế giới trong đó Ấn Độ là nơi có nguồn gen đậu xanh nhiều nhất.
Các giống đậu xanh truyền thống trồng ở châu Á có đặc điểm là thời gian sinh trưởng dài (90-110 ngày), nhạy cảm với sâu bệnh hại nhất là bệnh khảm vàng do vi rút và côn trùng, thu hoạch nhiều lần, dễ bị rụng quả, năng suất thấp chỉ đạt 400 kg/ha, kích thước hạt nhỏ do đó việc cải tiến giống đậu xanh cũng đã và đang được chú trọng. AVRDC đã thực hiện một chương trình cải tiến đậu xanh toàn diện để nâng cao năng suất và sản lƣợng đậu xanh (Shanmugsundaram et al., 2009).
Mục tiêu của chương trình cải tiến giống đậu xanh của AVRDC là: chọn giống có năng suất cao, ổn định đạt trên 2 tấn/ha; thời gian sinh trưởng ngắn (60- 75 ngày); chín tập trung; kích cỡ hạt lớn (khối lƣợng 1000 hạt từ 50-60 g so với giống địa phương từ 25-30 g/1000 hạt); có khả năng kháng bệnh đốm lá, bệnh
phấn trắng, bệnh khảm vàng, dòi đục thân, sâu đục hoa, quả, kháng mọt; chọn giống phân cành gọn; có chỉ số thu hoạch cao; chọn giống có khả năng chống đổ, chịu hạn; giống ít phản ứng với ánh sáng (Shanmugsundaram et al., 2009; Nair et al., 2014). AVRDC đã kết hợp những đặc điểm mong muốn của các giống đậu xanh có nguồn gốc từ Philippin và Ấn Độ, kết quả đã thu thập đƣợc 31 giống đậu xanh tiên tiến bổ sung vào nguồn gen cung cấp cho các vùng trồng đậu xanh trên thế giới. Trong số 31 giống đƣợc chia làm 3 nhóm: nhóm A (năng suất cao nhƣng chỉ thích hợp với điều kiện thuận lợi) gồm VC 1560D, VC 2565A, VC 2719A, VC 2755A, VC 2764A, VC2768A, VC 2778A; nhóm B (năng suất cao và thích hợp với môi trường không thuận lợi) gồm VC 1168B, VC 1209B, VC 1562A, VC1628A, VC 1973A, VC 1974A, VC 2523A, VC 2582A; nhóm C (phù hợp với điều kiện không thích hợp và năng suất thấp) gồm VC 1089A, VC 1163A, VC 1168A, V 1381, V 1944 (Shanmugsundaram et al., 2009).
Kết quả nghiên cứu của AVRDC cũng đã chọn ra các giống VC 1973A, VC 1628A và VC 1158B ít mẫn cảm với thời gian chiếu sáng, năng suất cao, thích ứng rộng. Ở vùng nhiệt đới bán khô cằn và khô cằn, hạn hán là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định của năng suất đậu xanh. VC 1163A, VC 2750A, VC 2754A và VC 2768A là các giống chịu hạn tốt (Shanmugsundaram et al., 2009).
Thái Lan là quốc gia gặt hái đƣợc nhiều thành công trong công tác chọn tạo giống đậu xanh. Thái Lan đã phối hợp với AVRDC để cải thiện giống đậu xanh.
Kết quả thử nghiệm từ năm 1982-1984 tại 28 địa điểm khác nhau ở Thái Lan đã cho thấy giống VC 1973A (KPS1) và VC 2778A (KPS2) có năng suất vƣợt trội so với giống chủ lực Ramathibodi 20%. Gần đây 2 giống Chai Nat 60 và Chai Nat 36 đƣợc giới thiệu vào sản xuất. Các giống đậu xanh KPS1, KPS2, Chai Nat 60 và Chai Nat 36 gần nhƣ phủ kín 100% diện tích trồng đậu xanh tại Thái Lan (Subramanyam et al., 2009).
Công tác thu thập, bảo tồn, đánh giá, cải tiến giống đậu xanh đã đƣợc chú trọng tại quốc gia Trung Quốc từ nhiều năm nay. Bộ giống đậu xanh của Trung Quốc đã có tới 5218 mẫu giống trong đó có 4936 mẫu giống được lưu giữ ở ngân hàng gene quốc gia. Trong số 4936 mẫu giống có tới 60% mẫu giống đƣợc phân tích chất lƣợng, đánh giá mức độ sâu, bệnh hại và khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất thuận. Việc sàng lọc giống theo hướng thời gian sinh trưởng ngắn, kích cỡ hạt lớn, năng suất cao, hàm lƣợng tinh bột hoặc protein cao, chịu hạn, chịu muối và chống chịu các loại sâu bệnh hại chính. Trung Quốc đã phối hợp
với AVRDC để cải thiện giống đậu xanh. Hơn 200 dòng đậu xanh của AVRDC đã được thử nghiệm đánh giá tại Trung Quốc. Các giống đậu xanh địa phương nổi tiếng của Trung Quốc nhƣ Mingguang, Zhangjiakou Yinge, Shandong. Nhiều giống đậu xanh thích ứng với các điều kiện khác nhau đã đƣợc phát triển tại Trung Quốc: (1). Giống có năng suất và chất lƣợng cao đƣợc phát triển trong các mùa vụ chủ lực gồm Zhong Lu #1 (VC1973A) năng suất trung bình 1,5-2,3 tấn/ha, năng suất tiềm năng 4,5 tấn/ha, Zhong Lu #2 (VC2719A) có năng suất trung bình 1,8-2,3 tấn/ha và các giống Su Lu #1 (VC2768A), Yu Lu #2 (VC 1562 A), Ji Lu #2 (VC2719A), Nan Lu #2 (V1381) có năng suất trung bình từ 1,5-2,0 tấn/ha. (2). Giống có thời gian sinh trưởng ngắn gồm Fangshan 634 (C0067) năng suất trung bình 1,5 tấn/ha, giống Wei Lu #1 năng suất đạt 2,3 tấn/ha trong vụ Hè. (3) Giống thích hợp cho làm bột Gaoyang Xiao, Ming Lu 245. (4) Giống có nguồn chất xanh cao thích hợp làm thức ăn gia súc hoặc làm phân xanh Zhi Xiao Li Ming 317(Zhang et al., 2003).
2.4.1.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống tại Việt Nam
Công tác thu thập, lưu giữ và nhập nội, lai tạo giống đậu xanh đã được chú trọng nghiên cứu và phát triển ở nước ta trong nhiều năm gần đây. Kết quả là đã tuyển chọn đƣợc nhiều giống đậu xanh mới triển vọng đã và đang đƣợc áp dụng trong sản xuất.
Trước năm 1985, sản xuất đậu xanh ở nước ta hầu hết vẫn sử dụng giống địa phương với nhiều nhược điểm, năng suất và khả năng chống chịu kém, hiệu quả không cao. Từ năm 1986, chương trình nghiên cứu đậu đỗ cấp nhà nước được thành lập và đã tiến hành các chương trình nghiên cứu khác nhau trên cây đậu xanh (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998).
Nghiên cứu vật liệu khởi đầu trong công tác chọn tạo giống đậu xanh thích hợp cho vụ Hè ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1983 -1994 đã thu thập đƣợc 480 mẫu giống đậu xanh trong nước và từ 27 quốc gia khác trên thế giới trong đó có 158 mẫu giống đậu xanh địa phương của 22 tỉnh, 67 huyện phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo. Qua 3 năm (1994-1996) đã tiến hành đánh giá tập đoàn giống đậu xanh nói trên với 26 chỉ tiêu về tính trạng hình thái, nông học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, kết quả đã phân lập đƣợc một số mẫu giống có các đặc tính quí thích nghi với vụ Hè nhƣ VC1973A, V2272, VC1560D… vừa có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng đƣợc bệnh đốm nâu. So sánh và thử nghiệm một số giống đậu xanh
trong vụ Hè ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy giống VC1973A, VC4152B, Chunnam 2 có thời gian sinh trưởng ngắn (65-75 ngày), năng suất cao và ổn định đạt trên 1 tấn/ha, có khối lƣợng 1000 hạt 55-70 g, hạt màu xanh vàng và xanh mốc thích hợp cho tiêu dùng và xuất khẩu (Tạ Kim Bính, 2000).
Năm 1991, tại Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam đã tiến hành thu thập và khảo sát tập đoàn 88 mẫu giống đậu xanh có nguồn gốc từ IRRI, AVRDC qua các vụ: Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông. Trong các năm từ 1992- 1994 tại Trung tâm Hƣng Lộc, Trung tâm Trâu sữa và Đồng cỏ Sông Bé đã tuyển chọn các giống đậu xanh triển vọng gồm HL89-E3, HL115 năng suất cao và thích ứng với điều kiện vùng Đông Nam bộ (Bùi Việt Nữ, 1995).
Những thành tựu bước đầu trong công tác tuyển chọn giống đậu xanh từ năm 1986 đến năm 2000 đã thu đƣợc một số kết quả đáng khích lệ. Theo Trần Đình Long và Lê Khả Tường (1998); Tạ Kim Bính (2000), các giống đậu xanh đƣợc công nhận giai đoạn 1990 – 2000 gồm: ĐX044 (là giống chọn lọc của AVRDC mang mã số VC 2768A), VN93-1 (chọn lọc từ tổ hợp lai 047 và Trung Châu hạt mốc), giống đậu xanh số 9 (đƣợc chọn lọc cá thể từ VC 3738A của AVRDC), giống VX87-E2 (đƣợc chọn từ giống nhập nội Ấn Độ trong tập đoàn VIR Liên Xô cũ), giống VX87-E3 (đƣợc tuyển chọn từ giống VC3128A của AVRDC), giống HL89-E3 (đƣợc chọn lọc từ giống IPBM 79-82 của IRRI).
Theo Lê Khả Tường (2000), khảo sát 108 mẫu giống đậu xanh và đã phân lập đƣợc 20 dòng giống có tiềm năng năng suất cao, 30 dòng giống chịu sâu bệnh thích ứng với vụ Xuân và vụ Thu Đông ở miền Bắc Việt Nam. Trong số đó các giống T135, V123 có năng suất cao thích ứng với vụ Thu Đông ở miền Bắc.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 đã tiến hành đánh giá 2024 lƣợt mẫu giống trong đó có 150 mẫu giống địa phương. Kết quả đã xác định được các mẫu giống đạt năng suất từ 1,8-2,2 tấn/ha, thời gian sinh trưởng từ 70-75 ngày gồm đậu xanh Quảng Bạ, mỡ Hải Dương, VC6193B, Chinat 72, Chianat 56, Chinat 36, SEL8, MN19, VC3890. Giống Chinat 72 và Chinat 36 có nguồn gốc từ Thái Lan là các giống triển vọng nhất cần nghiên cứu hoàn thiện qui trình canh tác để mở rộng sản xuất (Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005).
Kết quả chọn tạo giống đậu xanh giai đoạn 2001-2005 đã chọn tạo thành công 3 giống đậu xanh V123, T135 (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ chọn tạo), VN99-3 (Viện nghiên cứu Ngô chọn tạo). Các giống trên có thời gian
sinh trưởng từ trung ngày đến dài ngày, tiềm năng năng suất cao, thích ứng rộng (Trần Đình Long và cs., 2006).
Tạ Minh Sơn và cs. (2006) đã nghiên cứu chọn tạo thành công giống đậu xanh NTB01. Giống NTB01 có thời gian sinh trưởng 78 ngày trong vụ Đông Xuân và 72 ngày trong vụ Hè Thu, hạt xanh mỡ. Năng suất cao từ 1,7 – 2,4 tấn/ha. Giống NTB01 cho năng suất cao hơn giống HL89-E3 13,8% trong vụ Hè Thu và 17,4% trong vụ Đông Xuân.
Nghiên cứu chọn tạo giống đậu xanh và biện pháp kỹ thuật trong hệ thống canh tác với cây ngô giai đoạn 2006-2008 đã tuyển chọn thành công hai giống ĐXVN4 và ĐXVN5 (Nguyễn Thị Thanh và cs., 2007). Các giống mới ngày càng có nhiều ƣu điểm hơn so với các giống cũ, đặc biệt là về tiềm năng suất và khả năng chống chịu.
Giống đậu xanh ĐX11 đƣợc chọn lọc từ giống đậu xanh Chinat 36 có nguồn gốc từ Thái Lan. Giống ĐX11 đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất thử năm 2008. ĐX11 thích ứng rộng trong vụ Hè sau lạc xuân, ngô xuân và đậu tương xuân, trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát ven biển đến đất thịt nhẹ ở nhiều vùng sinh thái....
Phạm Văn Chương và cs. (2011) khi nghiên cứu về khả năng thích ứng của một số giống đậu xanh tại một số vùng Bắc Trung Bộ cho rằng, đất sau sản xuất lạc xuân nhƣ đất bãi ven sông, đất cát thích hợp với đặc tính sinh lý của cây đậu xanh và xác định đƣợc một số giống cho năng suất cao gồm KP11, VN99-3 và KPS1, giống có triển vọng nhất là giống KP11.
Trần Đình Long và cs. (2006); Đường Hồng Dật (2012) cho biết, tại Việt Nam đã có những giống đậu xanh có thể cho năng suất trung bình 1,5-1,6 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt 2,0 tấn/ha, đã có những giống đậu xanh chín tập trung, chỉ thu hái hai đợt là xong.
Theo Nguyễn Ngọc Quất và cs. (2013), nghiên cứu phát triển một số giống đậu xanh triển vọng cho tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã xác định giống đậu xanh ĐX14 luôn thể hiện những đặc tính ưu việt về sinh trưởng phát triển, cho năng suất thực thu cao nhất đạt từ 2,0-2,1 tấn/ha.
Tính đến năm 2015, Việt Nam đã có 16 giống đƣợc công nhận giống quốc gia. Tuy nhiên việc đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu xanh nhằm phát triển cho các vùng canh tác dựa vào nguồn nước trời ở nước ta chưa nhiều. Theo
Naresh et al. (2013), để tạo ra đƣợc một giống (kiểu gen) năng suất cao trong điều kiện hạn là một thách thức lớn đối với công tác chọn tạo giống cây trồng trong khi tiến bộ về giống trong điều kiện thâm canh đã đạt đƣợc.