4.5. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHO CÂY ĐẬU XANH TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN
4.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình thử nghiệm
Để phát triển mở rộng diện tích giống và biện pháp kỹ thuật mới ra sản xuất đại trà cần phân tích đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của từng mô hình trong điều kiện cụ thể. Qua đó giúp người nông dân và các cơ quan chức năng lựa chọn giống và biện pháp kỹ thuật canh tác mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân.
4.5.2.1. Hiệu quả kinh tế của các mô hình thử nghiệm tại huyện Nghi Lộc Hiệu quả kinh tế của các mô hình thử nghiệm tại huyện Nghi Lộc đƣợc trình bày ở bảng 4.35.
Về chi phí đầu tƣ: các mô hình 2, 3, 4 có chi phí đầu vào về phân bón urê, supe lân, kali clorua cao hơn so với mô hình 1 là 927.000 đồng. Về chi phí giống, mô hình 1 cao hơn so với các mô hình 2, 3 và 4 là 360.000 đồng. Do đó chi phí về vật tƣ của mô hình 2, 3, 4 cao hơn so với mô hình 1 là 576.500 đồng.
Chi phí về công lao động của các mô hình 1, 2, 3, 4 là nhƣ nhau. Tổng chi phí của mô hình 1 đối chứng thấp hơn so với các mô hình 2, 3, 4 là 576.005 đồng.
Về tổng thu: năng suất tăng cao ở các mô hình 2, 3 và 4 nhờ đó tổng thu của các mô hình 2, 3 và 4 cao hơn so với mô hình 1. Tổng thu của mô hình 2 và 3 là tương đương nhau, cao hơn so với đối chứng là 12.330.000 đồng (tăng 44,4% so với đối chứng). Tổng thu của mô hình 4 tăng hơn so với đối chứng là 8.500.000 đồng.
Về lợi nhuận: lợi nhuận của các mô hình 2, 3, 4 cao hơn so với đối chứng do có tổng thu cao hơn hẳn so với đối chứng trong khi đó tổng chi tăng lên không nhiều so với đối chứng. Cụ thể, lợi nhuận của mô hình 3 đạt cao nhất đạt 21.152.000 đồng, tiếp theo là mô hình 2 đạt 20.912.000 đồng, mô hình 4 là 17.082.000 đồng. Mô hình 1 có lợi nhuận thấp nhất chỉ đạt 9.150.000 đồng.
Về tỷ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tƣ: chỉ số này phản ánh hiệu quả của vốn đầu tƣ, đầu tƣ 1 đồng vốn vào trong một chu trình sản xuất sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng tiền lãi. Tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất ở mô hình 2 và 3, tiếp đến là mô hình 4, thấp nhất là mô hình 1.
4.5.2.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình thử nghiệm tại huyện Diễn Châu Hiệu quả kinh tế của các mô hình thử nghiệm thực hiện tại huyện Diễn Châu đƣợc thể hiện ở bảng 4.36.
Về tổng chi phí đầu tƣ: Chi phí vật tƣ của các mô hình 2, 3, 4 là 5.167.000 đồng cao hơn so với mô hình 1 là 567.500 đồng.
Chi phí về công lao động của các mô hình 1, 2, 3, 4 là nhƣ nhau (14.880.000 đồng). Tổng chi phí của mô hình 1 (đối chứng) thấp hơn so với các mô hình 2, 3, 4 là 567.500 đồng.
Về tổng thu: mô hình 2 (mô hình giống ĐX22) có tổng thu cao nhất là do năng suất đạt cao nhất với 38.640.000 đồng, mô hình 1 (mô hình giống Đậu Tằm) có tổng thu thấp nhất với 25.000.000 đồng. Tại Diễn Châu, tổng thu của các mô hình 2, 3, 4 tăng so với mô hình 1 từ 10.250.000 -13.640.000 đồng.
Bảng 4.35. Hiệu quả kinh tế của các mô hình thử nghiệm tại Nghi Lộc (tính cho 1 ha)
Tiêu chí
Đơn vị tính
Đơn giá (đồng)
Mô hình 1 (Đậu Tằm)
Mô hình 2 (ĐX22)
Mô hình 3 (ĐX208)
Mô hình 4 (ĐX16) Số
lƣợng
Thành tiền (1000 đ)
Số lƣợng
Thành tiền (1000 đ)
Số lƣợng
Thành tiền (1000 đ)
Số lƣợng
Thành tiền (1000 đ)
1. Tổng chi 18600 19167,5 19167,5 19167,5
1.1. Vật tƣ 4200 4767,5 4767,5 4767,5
Giống kg 60000 30 1800 24 1440 24 1440 24 1440
Vôi bột kg 2000 300 600 300 600 300 600 300 600
Ure kg 8500 0 0 65 552,5 65 552,5 65 552,5
Supe lân kg 3400 0 0 375 1275 375 1275 375 1275
KCl kg 9000 0 0 100 900 100 900 100 900
NPK (6:8:4), (8:10:3) kg 6000 300 1800 0 0 0 0 0 0
1.2. Công lao động 14400 14400 14400 14400
Làm đất, bón phân lót công 120000 20 3600 20 3600 20 3600 20 3600
Gieo hạt công 120000 3 360 10 1200 10 1200 10 1200
Làm cỏ, xới xáo, bón thúc công 120000 47 5640 40 4800 40 4800 40 4800
Thu hoạch công 120000 40 4800 40 4800 40 4800 40 4800
2. Tổng thu kg 25000 (a)
24000 (b)
1110 27750 1670 40080 1680 40320 1450 36250
3. Lợi nhuận 9150 20912,5 21152,5 17082,5
4. Tỷ suất lãi so với vốn đầu tƣ
0,49 1,09 1,10 0,89
Ghi chú: (a) là giá bán cho loại đậu hạt màu xanh mốc (Đậu Tằm, ĐX16), (b) là giá bán cho loại đậu hạt trơn (ĐX208, ĐX22). Phân chuồng người dân tự sản xuất
134
Bảng 4.36. Hiệu quả kinh tế của các mô hình thử nghiệm tại Diễn Châu (tính cho 1 ha)
Tiêu chí Đơn
vị tính
Giá bán (đồng)
Mô hình 1 (Đậu Tằm)
Mô hình 2 (ĐX22)
Mô hình 3 (ĐX208)
Mô hình 4 (ĐX16) Số
lƣợng
Thành tiền (1000 đ)
Số lƣợng
Thành tiền (1000 đ)
Số lƣợng
Thành tiền (1000 đ)
Số lƣợng
Thành tiền (1000 đ)
Tổng chi 19480 20047,5 20047,5 20047,5
1.1. Vật tƣ 4600 5167,5 5167,5 5167,5
Giống kg 60000 30 1800 24 1440 24 1440 24 1440
Vôi bột kg 2000 0 0 300 600 300 600 300 600
Ure kg 8500 0 0 65 552,5 65 552,5 65 552,5
Supe lân kg 3400 0 0 375 1275 375 1275 375 1275
KCl kg 9000 0 0 100 900 100 900 100 900
NPK (6:8:4), (8:10:3) kg 6000 400 2400 0 0 0 0 0 0
Thuốc bảo vệ thực vật 400 400 400 400
1.2. Công lao động 14880 14880 14880 14880
Làm đất, bón phân lót công 120000 20 3600 20 3600 20 3600 20 3600
Gieo hạt công 120000 3 360 10 1200 10 1200 10 1200
Làm cỏ, xới xáo, bón thúc công 120000 47 5640 40 4800 40 4800 40 4800
Phun thuốc BVTV công 120000 4 480 4 480 4 480 4 480
Thu hoạch công 120000 40 4800 40 4800 40 4800 40 4800
2. Tổng thu kg 25000 (a)
24000 (b)
1000 25000 1610 38640 1540 36960 1410 35250
3. Lợi nhuận 5520 18592,5 16912,5 15202,5
4. Tỷ suất lãi so với vốn đầu tƣ
0,28 0,93 0,84 0,76
Ghi chú: (a) là giá bán cho loại đậu hạt màu xanh mốc (Đậu Tằm, ĐX16), (b) là giá bán cho loại đậu hạt trơn (ĐX208, ĐX22). Phân chuồng người dân tự sản xuất
135
Về lợi nhuận: Lợi nhuận của các mô hình 2, 3, 4 áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đều cao hơn so với đối chứng. Cụ thể, lợi nhuận của mô hình 2 đạt cao nhất đạt 18.592.000 đồng, tiếp theo là mô hình 3 đạt 16.912.000 đồng, mô hình 4 là 15.502.000 đồng. Mô hình 1 có lợi nhuận thấp nhất chỉ đạt 5.520.000 đồng.
So với các mô hình thực hiện tại Nghi Lộc, các mô hình tại Diễn Châu đều có lợi nhuận thấp hơn là do chi phí vật tƣ cao hơn ở các khâu lƣợng bón NPK cao hơn, chi phí về thuốc BVTV và kéo theo chi phí phun thuốc BVTV.
Về tỷ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tƣ: tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất ở mô hình 2, tiếp đến là mô hình 3, 4, thấp nhất là mô hình 1.
Nhƣ vậy các mô hình canh tác giống và biện pháp kỹ thuật mới trên 2 địa bàn Nghi Lộc và Diễn Châu đã phản ánh rõ hiệu quả kinh tế cao của đồng vốn đầu tƣ cho các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất đậu xanh tại vùng đất cát ven biển Nghệ An.
Mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trên 3 giống ĐX22, ĐX208 và ĐX16 thực hiên tại 2 địa điểm đã cho thấy sự thích ứng tốt của chúng, cho năng suất và lợi nhuận cao hơn hẳn so với giống Đậu Tằm địa phương. Giống ĐX22 và ĐX208 thuộc nhóm dài ngày, giống ĐX16 thuộc nhóm trung ngày. Mặc dù giống ĐX16 có năng suất và lợi nhuận thấp hơn nhưng người dân tại 2 địa điểm đều có nguyện vọng mở rộng phát triển giống ĐX16 do giống thuộc loại hạt mốc rất dễ bán, thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với ĐX22 và ĐX208 từ 10-12 ngày.