Tìm nguồn tài liệu học tập

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 (Trang 32 - 39)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC

1.4.2. Tìm nguồn tài liệu học tập

GV tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên kết trong WebQuest. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ Internet (URL). Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều công sức. Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải quyết vấn đề.

Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu WebQuest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang web bên ngoài.

Ngoài các trang web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin chuyên môn được cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ từ điển trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung công việc và trước đó các nguồn tin này phải được GV kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy.

1.4.3. Xác định mục đích

Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc thực hiện WebQuest.

Các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được.

1.4.4. Xác định nhiệm vụ

Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, HS cần phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của WebQuest. Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy.

Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách ngắn gọn và rõ ràng. Nhiệm vụ cần phong phú về yêu cầu, về phương tiện có

thể áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác nhau.

1.4.5. Thiết kế tiến trình

Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực hiện WebQuest. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của HS. Tiến trình thực hiện WebQuest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thông tin, thực hiện, trình bày, đánh giá.

1.4.6. Trình bày trang Web

Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày WebQuest. Để lập ra trang WebQuest, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản chỉ cần lập luận WebQuest, ví dụ trong chương trình Word và nhớ trong thư mục HTML, không phải như thư mục DOC. Có thể sử dụng các chương trình điều hành Web, ví dụ như FrontPage, tham khảo các mẫu WebQuest trên Internet hiện có. Trang WebQuest được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng.

1.4.7. Thực hiện WebQuest

Sau khi đã đưa WebQuest lên mạng nội bộ, tiến hành thử với HS để đánh giá và sửa chữa. Internet là một trong những điều kiện về cơ sở vật chất khi thực hiện phương pháp WebQuest. Tuy nhiên, nếu HS không có điều kiện tiếp cận internet, GV có thể thực hiện tinh thần của phương pháp này bằng cách linh động thiết kế trang WebQuest trên giấy, thay thế nguồn tài liệu trực tuyến bằng những tài liệu dễ tiếp cận hơn như sách, báo, tạp chí.

1.4.8. Đánh giá, sửa chữa

Việc đánh giá WebQuest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của HS, đặc biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện WebQuest. Có thể hỏi HS những câu hỏi sau:

- Các em đã học được những gì?

- Các em thích và không thích những gì?

- Có những vấn đề kỹ thuật nào trong WebQuest?...

1.5. Thực trạng sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học

Trên thế giới, WebQuest đã được sử dụng khá phổ biến trong dạy học các môn xã hội, tự nhiên và ngoại ngữ.

Một thống kê vào năm 2008 cho thấy đã có hơn 1700 bài giảng ở các cấp lớp và môn học khác nhau được chia sẻ trên trang WebQuest.org - Trang web chính thống giới thiệu về phương pháp WebQuest .

Ở Việt Nam, phương pháp WebQuest còn khá mới mẻ. Bắt đầu từ năm 2009, phương pháp này được Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kĩ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB) giới thiệu rộng rãi đến GV trong các đợt tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. Sau hội thảo, các câu hỏi được gửi đến 71 giảng viên giảng dạy để đánh giá tính hữu ích của WebQuest trong thực tế giảng dạy. 94,3% số giảng viên nhận thức Webquest hữu ích và rất hữu ích. các giảng viên chỉ ra rằng Webquest có thể được thực hiện như là một dự án hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng, Webquest cũng rất hữu ích trong việc giới thiệu các kiến thức mới. Nó giúp học sinh đào sâu, mở rộng kiến thức và cung cấp giải pháp xác thực dễ dàng.

WebQuest đồng thời là một công cụ tốt cho học sinh tự nghiên cứu.Nhiều GV đã đánh giá cao các lợi ích mà phương pháp mang lại. Tuy nhiên sau đợt tập huấn, rất ít kế hoạch bài dạy có sử dụng phương pháp WebQuest được thiết kế và sử dụng do thiếu nguồn tư liệu tham khảo bằng tiếng Việt [45].

1.5.1. Mục tiêu điều tra

- Tìm hiểu mức độ hiểu, biết, vận dụng WebQuest của GV dạy hóa học ở trường THPT.

1.5.2. Đối tượng điều tra

Tiến hành thăm dò ý kiến 66 giáo viên tại 18 trường THPT trên tỉnh Khánh Hòa, từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 (Phiếu điều tra ở phụ lục 1).

Bảng 1.1. Tổng hợp phiếu thăm dò thực trạng

STT TÊN TRƯỜNG THPT SỐ PHIẾU ĐỊA ĐIỂM

01 Phan Bội Châu 10 TP Cam Ranh

02 Trần Hưng Đạo 6

03 Ngô Gia Tự 6

04 GDTX Cam Ranh 4

05 Nguyễn Huệ 3 Huyện Cam Lâm

06 Trần Bình Trọng 4

07 Trần Quý Cáp 4 Huyện Ninh Hòa

08 Tôn Đức Thắng 4

09 Nguyễn Trãi 3

10 Trần Cao Vân 4

11 Đoàn Thị Điểm 2 Huyện Diên Khánh

12 Nguyễn Thái Học 2

13 Hoàng Hoa Thám 2

14 Hà Huy Tập 2

Tp Nha Trang

15 Hoàng Văn Thụ 2

16 Lý Tự Trọng 3

17 Nguyễn Văn Trỗi 2

18 Chuyên Lê Quí Đôn 1

Trong 66 phiếu có 63 phiếu hợp lệ (chiếm 95,45%)

Bảng 1.2. Tổng hợp phiếu điều tra thống kê tỉ lệ thâm niên giảng dạy Thâm niên

giảng dạy

1-10 năm 11-20 năm 21-30 năm Trên 30 năm

Số lượng 38 15 10 3

Tỉ lệ % 57,57 22,72 15,15 4,56

1.5.3. Kết quả điều tra

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng mạng Internet và CNTT trong dạy học môn Hóa học Mức độ

sử dụng

Không

bao giờ Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên

Số lượng 0 13 28 22

Tỉ lệ % 0.00 20,05 44,44 34,92

Qua bảng 1.3 cho thấy việc sử dụng mạng Internet và CNTT trong dạy học môn Hóa học đã được các giáo viên quan tâm và sử dụng . Có 34,92 % GV thường xuyên sử dụng.

Bảng 1.4. Mục đích sử dụng mạng Internet và CNTT trong dạy học bộ môn Hóa học

Mục đích Số lượng %

Khai thác, tìm kiếm thông tin 63 100,00

Thiết kế các giáo án điện tử 63 100,00

Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với đồng nghiệp, học sinh

55 87,30 Thiết kế và sử dụng các mô hình mô phỏng, thí nghiệm

ảo, phim thí nghiệm, sơ đồ

60 95,24 Xây dựng nguồn tư liệu học tập cho học sinh 58 92,06

Tạo và lưu trữ tư liệu cá nhân 63 100,00

Bảng 1.4 cho thấy việc sử dụng mạng Internet và CNTT trong dạy học môn Hóa học được GV sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt là được dùng nhiều để khai thác tìm kiếm thông tin (100%) , thiết kế giáo án điện tử (100%), tạo và lưu trữ tư liệu cá nhân (100%). Một số mục đích khác thì được sử dụng ít hơn như thiết kế và sử dụng các mô hình mô phỏng, thí nghiệm ảo, phim thí nghiệm, sơ đồ (95,24%), xây dựng nguồn tư liệu học tập cho học sinh (92,06%). Ngoài ra còn có một số ý kiến khác như:

- Dùng để rèn khả năng tự học cho học sinh

- Giúp học sinh tiếp cận và sử dụng các phương tiện CNTT hiện đại

Bảng 1.5.Thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng mạng Internet và CNTT trong dạy học Hóa học

Thuận lợi và khó khăn Số lượng %

Phát huy được tính chủ động và sáng tạo của người học

59 93,65

Tiết kiệm thời gian 63 100,00

Trực quan, sinh động,phong phú, gây hứng thú đối với người học

63 100,00

Kĩ thuật đồ họa nâng cao có thể giúp mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, trong cơ thể con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường

63 100,00

Dễ dàng trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với đồng nghiệp, học sinh

63 100,00

Không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng

61 96,82

Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế

58 92,06

Giáo viên ngại thay đổi, quen lối mòn phương pháp dạy học cũ

63 100,00

Lạm dụng quá mức việc sử dụng CNTT vào dạy học gây phản tác dụng

63 100,00

Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền

57 90,48

Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector… còn thiếu và chưa đồng bộ

63 100,00

Học sinh dễ bị sao nhãng khỏi nội dung trọng tâm của bài học

63 100,00

Tất cả GV đều thống nhất việc sử dụng mạng Internet và CNTT trong dạy học Hóa học có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng có một số khuyết điểm do chủ quan người dạy và học, do công tác tổ chức và quản lí chưa thật sự hiệu quả.

Bảng 1.6. Mức độ hiểu biết và sử dụng WebQuest của giáo viên Hóa học Mức độ hiểu biết và sử dụng WebQuest Số lượng % Chưa bao giờ nghe thuật ngữ “WebQuest” 52 82,54 Có nghe nói nhưng chưa bao giờ sử dụng 9 14,29

Có nghiên cứu nhưng chưa sử dụng 2 3,17

Đã sử dụng nhưng đạt hiệu quả chưa cao 0 0,00

Đã sử dụng và đạt hiệu quả cao 0 0,00

Qua bảng 1.6, cho thấy GV THPT tỉnh Khánh Hòa còn rất xa lạ về WebQuest, đa số là chưa bao giờ biết thuật ngữ “WebQuest” (82,54 %) hoặc chưa tiếp xúc WebQuest (14,29 %). Chưa có GV nào xây dựng và sử dụng WebQuest trong dạy học.

Tóm lại, thông qua việc điều tra chúng tôi nhận thấy rằng đa phần giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và sử dụng mạng Internet trong dạy học , tuy nhiên vẫn tồn đọng những khó khăn nhất định. Hầu hết các giáo viên chưa nghe nói đến WebQuest, chưa có cơ hội tiếp xúc và sử dụng.

Tiểu kết chương 1

Kết thúc chương I, có thể khái quát những vấn đề đã được nghiên cứu như sau:

- WebQuest đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản của quá trình dạy học, tạo môi trường dạy học chủ động, tích cực, phù hợp với việc triển khai lý thuyết về các phương pháp dạy học hiện đại.

- Việc thiết kế WebQuest không đòi hỏi cao ở người thiết kế và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tin học.

- Tuy nhiên, việc thiết kế WebQuest phải đảm bảo được tính cấu trúc, nguyên tắc và yêu cầu cơ bản xác định. Nó cần đáp ứng các yêu cầu: đa dạng, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho cả HS và GV. Như vậy khi thiết kế WebQuest phải chú ý kết hợp với các yếu tố khoa học, sư phạm...

- Hiện nay, việc dạy học thông qua WebQuest chưa thực sự phát triển. Do đó, cùng với việc hình thành ý tưởng thiết kế WebQuest, ta phải đề cập đến một số điểm cần lưu ý và những hạn chế cần khắc phục khi sử dụng WebQuest.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)