3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.2. Kết quả định tính
3.6.2.1. Ý kiến của HS tham gia thực nghiệm
Sau khi phát phiếu tham khảo ý kiến cho HS (phụ lục 12), chúng tôi nhận được 168/168 phiếu nhận xét của HS.
Bảng 3.22. Thống kê phiếu tham khảo ý kiến của HS STT Lớp Số phiếu nhận/ Sĩ số lớp Trường THPT
1 11A6 45/45 Phan Bội Châu
2 11B3 40/40 Trần Hưng Đạo
3 11A4 42/42 Trần Quí Cáp
4 11A2 41/41 Trần Bình Trọng
a. Đánh giá về nội dung
Bảng 3.23. Nhận xét của học sinh về nội dung các nhiệm vụ của WebQuest Rất rõ ràng Rõ ràng Bình thường Không rõ
ràng
Số lượng 53 75 23 17
Phần trăm % 31.55 44.64 13.69 10.12
Bảng 3.24. Nhận xét của học sinh về số lượng các nhiệm vụ trong WebQuest
Quá nhiều Nhiều Vừa đủ Ít
Số lượng 27 44 84 13
Phần trăm % 16.07 26.19 50 7.74
Bảng 3.25. Nhận xét của học sinh về số lượng các thông tin cung cấp trong WebQuest để thực hiện nhiệm vụ
Quá nhiều Nhiều Vừa đủ Ít
Số lượng 19 52 79 18
Phần trăm % 11.31 30.95 47.03 10.71
Bảng 3.26. Nhận xét của học sinh về các mục tiêu được đề ra trong WebQuest Rất rõ ràng Rõ ràng Bình thường Không rõ
ràng
Số lượng 49 71 30 18
Phần trăm % 29.17 42.26 17.86 10.71
Theo số liệu từ bảng 3.23 đến 3.26 thì đa số học sinh thấy rằng nội dung, số lượng của các nhiệm vụ và thông tin mà trang WebQuest cung cấp là khá đầy đủ, rõ ràng, vừa phải.
Bảng 3.27. Nhận xét của học sinh về hình thức tổ chức dạy học bằng WebQuest Hay và thú vị Khá hay Bình thường Nhàm chán
Số lượng 51 72 29 16
Phần trăm % 30.36 42.86 17.26 9.52
Theo số liệu thống kê từ bảng 3.27 thì hầu hết HS đều thấy rằng việc tổ chức học tập bằng WebQuest khá hay và thú vị.
b. Đánh giá về tính hiệu quả
Bảng 3.28. Những điều HS nhận được sau khi thực hiện WebQuest
STT Nội dung Số lượng Phần trăm %
1 Mở rộng kiến thức về hóa học và đời sống 164 97.62 2 Nâng cao được sự yêu thích môn hóa học 160 95.24 3 Hình thành và rèn luyện được các kỹ năng mới,
cần thiết 168 100
4 Tăng cường quan hệ thân ái đoàn kết giữa các
thành viên trong lớp 157 93.45
5 Tăng cường sự tự tin khi đứng trước đám đông,
mạnh dạn hơn trong phát biểu ý kiến. 166 98.81
Nhận xét:
Ở đây, theo HS, WebQuest giúp các em mở rộng kiến thức về hoá học và đời sống (95,2%). Từ đó làm cho các em thấy được sự liên hệ giữa môn học và thực tiễn, tăng cường thêm sự yêu thích Hoá học của các em (95.24 %).
HS cũng nhận thấy rằng việc thực hiện WebQuest đã giúp các em trở nên mạnh dạn và tự tin hơn khi phát biểu ý kiến, thuyết trình (98.81%), giúp các em rèn luyện được những kỹ năng học tập mới như chọn lọc và xử lí thông tin, sử dụng mạng Internet, làm việc nhóm… (100%). Điều này thật sự có ý nghĩa đối với các em trong xu thế xã hội phát triển theo chiều hướng hợp tác quốc tế, công nghệ hóa như hiện nay. Ngoài ra, WebQuest còn mang lại cho các em sự thông hiểu và chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm, làm cho quan hệ bạn bè trở nên gắn bó, đoàn kết hơn (93.45%).
Các số liệu trên cho thấy WebQuest thật sự có những tác động tích cực đến HS.
Như vậy giờ dạy ở các lớp thực nghiệm với WebQuest đã phát huy được tính tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của HS, đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học.
Bảng 3.29. Mức độ rèn luyện khả năng hoạt động của HS
STT NỘI DUNG
MỨC ĐỘ
ĐIỂM TRUNG
BÌNH TỐT
(5)
KHÁ (4)
TRUNG BÌNH
(3)
YẾU (2)
KÉM (1) 1 Khả năng phân tích,
tổng hợp kiến thức 62 64 27 11 4 4.01
2 Khả năng so sánh 48 53 34 22 11 3.63
3 Khả năng nhận xét 74 58 19 10 7 4.08
4 Khả năng trình bày 55 63 25 13 12 3.81
5 Khả năng sử dụng
máy tính 78 42 28 17 3 4.04
6 Khả năng hoạt động
nhóm 64 57 36 7 4 4.01
Qua bảng 3.29, chúng tôi nhận thấy khi dạy học có sử dụng WebQuest đã tác động đến sự phát triển năng lực của HS, thể hiện qua sự tiến bộ về khả năng hoạt động của HS:
- Khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức (4.01).
- Khả năng so sánh (3.63).
- Khả năng nhận xét (4.08).
- Khả năng trình bày (3.81).
- Khả năng sử dụng máy tính (4.04).
- Khả năng hoạt động nhóm (4.01).
Bảng 3.30. Ý kiến của HS về hạn chế của việc sử dụng WebQuest
STT NỘI DUNG
MỨC ĐỘ
ĐIỂM TRUNG
BÌNH RẤT
ĐÚNG
(5)
ĐÚNG
(4)
ĐÚNG MỘT PHẦN
(3)
PHÂN VÂN
(2)
KHÔNG ĐÚNG
(1) 1 Mất nhiều thời gian
chuẩn bị 89 55 21 3 0 4.13
2 Khó xây dựng vì chưa biết cách xử lí
thông tin nhận được
57 59 26 2 24 3.73
3 Khó có thể hiểu hết phần trình bày của
nhóm bạn
64 68 19 15 2 4.05
Từ kết quả trên, cho chúng ta thấy việc sử dụng WebQuest cũng có một số hạn chế như
- Mất nhiều thời gian chuẩn bị (4.13).
- Khó xây dựng vì chưa biết cách xử lí thông tin nhận được (3.73).
- Khó có thể hiểu hết phần trình bày của nhóm bạn (4.05).
Ngoài ra còn một số ý kiến khác như WebQuest không thể áp dụng cho tất cả các bài dạy hay có một số yêu cầu nhất định về việc trang bị công nghệ và kĩ năng sử dụng công nghệ.
Bảng 3.31. Mức độ yêu thích việc dạy học sử dụng WebQuest
Rất thích Thích Bình thường Không thích
Số lượng 58 70 33 7
Phần trăm % 34.52 41.67 19.64 4.17
Bảng 3.32. Ý kiến học sinh về việc nên hay không nên duy trì áp dụng WebQuest vào dạy học Hóa học
Có Không
Số lượng 154 14
Phần trăm % 91.67 8.33
Theo số liệu ở bảng 3.31 và 3.32 thì đa số học sinh thích và muốn duy trì áp dụng WebQuest trong quá trình dạy và học môn Hóa học. Điều này đã cho thấy học sinh thực sự hứng thú với phương thức học tập mới, giúp giáo viên mạnh dạn hơn trong việc áp dụng WebQuest trong giảng dạy.
3.6.2.2. Ý kiến của GV tham gia thực nghiệm
- Cô Nguyễn Thị Thanh Đào – GV dạy thực nghiệm ở trường THPT Trần Quí Cáp cho biết: “Trong tiết dạy thực nghiệm, các em HS tỏ ra rất thích thú khi được học tập bằng phương pháp WebQuest, các em có cơ hội thể hiện bản thân thông qua việc trình bày các nội dung được giao trước lớp, học sinh dưới lớp sôi nổi đưa ra ý kiến nhận xét, đặt câu hỏi nghi vấn. Không khí lớp học thay đổi hẳn, học sinh từ thụ động, một chiều chuyển sang chủ động tương tác phối hợp với nhau…”.
- Thầy Nguyễn Thạc Sĩ – GV dạy thực nghiệm trường THPT Trần Hưng Đạo cho biết: “ Việc sử dụng WebQuest tác động tích cực đến cả những học sinh trung bình – yếu. Khi tham gia vào các nhóm, được sự hỗ trợ của bạn bè giúp các em có động lực học tập hơn, ngoài ra việc thực hiện được những nhiệm vụ phù hợp khiến các em tự tin, không có cảm giác thua kém các bạn giỏi. Tuy nhiên, như vậy đặt ra vấn đề là GV phải xây dựng, thiết kế các nhiệm vụ WebQuest dựa trên năng lực đối tượng HS…”.
- Thầy Huỳnh Vĩnh Phúc Nam – GV dạy thực nghiệm trường THPT Trần Bình Trọng thì cho rằng : “Việc soạn giảng áp dụng WebQuest mất khá nhiều thời gian, đòi hỏi GV phải chọn lọc kĩ nguồn thông tin, nếu không việc áp dụng chỉ còn tính chất hình thức. Phương pháp này làm tích cực hóa hoạt động của học sinh, nhưng không nên áp dụng cho tất cả các bài hay tất cả các nội dung của một bài một cách bừa bãi...”.
Ngoài việc lấy ý kiến các GV dạy thực nghiệm, chúng tôi còn lấy ý kiến của các giáo viên cùng trường về phần nội dung và cách thức xây dựng, áp dụng WebQuest vào việc giảng dạy các bài cụ thể để đúc rút được thêm các kinh nghiệm.
Như vậy: Từ tất cả các kết quả định tính và định lượng ở trên chúng tôi có thể kết luận luận văn “Xây dựng, sử dụng WebQuest trong dạy học Hóa học Hữu cơ lớp 11” đã mang lại kết quả như giả thuyết khoa học đã đề ra.
Tiểu kết chương 3
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày phần TNSP với những công việc sau:
1. Xác định mục đích, đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. Kế đến chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở 4 trường THPT với 4 cặp TN và ĐC khác nhau (tổng số 168 HS).
3. Xử lí và phân tích kết quả 3 bài kiểm tra theo từng cặp lớp TN – ĐC.
4. Xử lí và phân tích kết quả định lượng thông qua điểm số của các bài kiểm tra trên cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng . Kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng các kế hoạch bài dạ y được thiết kế theo hướng vận dụng WebQuest chứ không phải do ngẫu nhiên.
5. Phân tích kết quả định tính từ phiếu khảo sát kỹ năng (từ 168 HS tham gia thực nghiệm) cũng cho thấy việc áp dụng WebQuest vào dạy học hóa học đã thật sự mang lại hiệu quả. Điều này thể hiện ở chỗ: cung cấp lượng kiến thức đạt được mục tiêu đề ra, tạo hứng thú học tập cho HS, rèn luyện ý thức và một số kĩ năng hợp tác như làm việc tập thể, giao tiếp, diễn đạt, giải quyết mâu thuẫn, sử dụng mạng Internet, góp phần đổi mới PPDH …
6. Lấy ý kiến của 3 GV và 168 HS tham gia TN về các giờ học TN, từ đó rút ra kinh nghiệm khi áp dụng WebQuest vào thực tế.
7. Rút ra một số bài học kinh nghiệm khi xây dựng và sử dụng WebQuest vào dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Luận văn đã hoàn thành được những mục đích và nhiệm vụ đề ra:
1. Đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn, những định hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và tại Việt Nam. Đã giới thiệu WebQuest, ứng dụng của WebQuest và xây dựng WebQuest. Nghiên cứu thực trạng sử dụng WebQuest trong dạy học Hóa học. Đã tiến hành phát 66 phiếu điều tra, xử lí kết quả, rút ra kết luận. Phần lớn các GV đều nhận thức được sự cần thiết phải áp dụng CNTT vào dạy học Hóa học nhằm đổi mới PPDH, tuy nhiên hầu hết các GV đều chưa nghe nói đến và cũng chưa hề áp dụng WebQuest trong hoạt động dạy học.
2. Đã phân tích nội dung, cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ lớp 11, từ đó làm cơ sở để xây dựng WebQuest dạy học.
3. Đã đề xuất quy trình gồm 7 bước để thiết kế một WebQuest dạy học.
4. Dựa vào quy trình đã đề xuất đã thiết kế 5 WebQuest và 5 giáo án áp dụng các WebQuest phần hiđrocacbon và dẫn xuất đã soạn vào thực tiễn dạy học.
5. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, thống kê và xử lí điểm số của 504 bài 168 phiếu điều tra. Kết quả xử lý thống kê cho biết, việc sử dụng WebQuest trong dạy học giúp phát triển nhận thức và tư duy cho HS, HS hứng thú học tập, tăng cường khả năng tự học, tự lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, nâng cao kết quả học tập so với lớp đối chứng. Sự khác biệt của lớp đối chứng so với lớp thực nghiệm là có ý nghĩa.
Tóm lại, luận văn đã hoàn thành đầy đủ những nhiệm vụ đề tài đề ra. Những bài lên lớp có áp dụng WebQuest đã thiết kế góp phần đổi mới PPDH, giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học Hóa học.
2. Kiến nghị
Từ các kết quả của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Đối với các cấp lãnh đạo ngành giáo dục
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có việc thiết kế và sử dụng WebQuest trong dạy học Hóa học.
- Có chế độ động viên, khuyến khích giáo viên mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có việc thiết kế và sử dụng WebQuest trong dạy học Hóa học.
2. Đối với các trường trung học phổ thông - Khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên.
Tăng cường trang bị các phương tiện dạy học cho trường phổ thông, tối thiểu phải có phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, máy tính và các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn.
- Biên chế lớp vừa phải, đảm bảo sự quan tâm của giáo viên đến từng HS trong lớp.
3. Đối với giáo viên trung học phổ thông
- Cần mạnh dạn đổi mới PPDH theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng hoạt động sáng tạo của HS.
- Thường xuyên tự bồi dưỡng, trao dồi chuyên môn nghiệp vụ.
Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc thiết kế và sử dụng WebQuest trong dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông nói chung và phần hóa hữu cơ lớp 11 nói riêng đã góp phần nâng cao hiệu quả của dạy học bộ môn theo yêu cầu đổi mới của nền giáo dục. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được nhiều sự góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!