Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST VÀO DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11
2.5. Một số giáo án thực nghiệm
2.5.5. Giáo án bài 45: AXIT CACBOXYLIC (tiết 2)
- Sau khi dạy xong nội dung Axit cacboxylic (tiết 1), GV chia lớp làm 4 nhóm và cung cấp địa chỉ trang WebQuest.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS có thể trao đổi với GV khi cần thiết tại lớp hoặc qua email. Buổi báo cáo sẽ diễn ra khi HS học về Axit cacboxylic (tiết 2) theo phân phối chương trình.
- Tại buổi báo cáo, các nhóm HS lần lượt biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị. GV và HS nêu ý kiến phản hồi sau khi tất cả các nhóm báo cáo. Sau đó, GV cho HS làm một bài kiểm tra ngắn với nội dung toàn bài học nhằm kích thích tất cả HS tập trung lắng
nghe phần báo cáo của nhóm bạn. Sau buổi báo cáo, các nhóm thực hiện đánh giá theo nhóm và đánh giá nhóm bạn rồi gửi cho giáo viên.
- GV chấm, tổng kết điểm và gửi điểm số cũng như chi tiết đáp án, cách giải của bài kiểm tra cá nhân cho học sinh vào tiết học sau.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức Biết được :
− Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp.
−Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro.
−Tính chất hoá học : Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hoá.
− Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic.
2. Kĩ năng
− Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
− Dự đoán được tính chất hoá học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở.
− Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
− Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học.
−Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng.
3. Thái độ: nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.
II/ CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:
- Dụng cụ: ống nghiệm
- Hóa chất: Zn viên,bột Na2CO3, dung dịch quì tím, dung dịch phenolphtalein, dung dịch NaOH, ancol etylic, axit axetic 0,1M, axit HCl 0,1M, H2SO4 đặc.
- Máy chiếu, máy tính, màn chiếu
2. Học sinh: chuẩn bị file Powerpoint báo cáo
III/ PHƯƠNG PHÁP: WebQuest, đàm thoại, trực quan TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Viết đồng phân và gọi tên các axit no, đơn chức có công thức phân tử là C4H8O2.
3. Hoạt động dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính axit của axit cacboxylic
-HS nhóm 1 thực hiện tiết mục 1, giải thích, viết PTHH và kết luận tính chất axit của axit cacboxylic -HS nhóm 2 thực hiện tiết mục 2, giải thích, viết PTHH và kết luận tính chất axit của axit cacboxylic -GV kết luận lại về tính axit của axit cacboxylic, điều chỉnh sai sót cho học sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng thế nhóm -OH
-HS nhóm 3 thực hiện tiết mục 3, giới thiệu về dầu chuối và cách điều chế dầu chuối từ đó viết phương trình và kết luận về phản ứng thế nhóm –OH của axit cacboxylic
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tính axit:
a) Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch:
CH3COOH H+ + CH3COO- Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
b) Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo thành muối và nước:
CH3COOH +NaOH→CH3COONa+ H2O
2CH3COOH+ZnO→(CH3COO)2Zn+H2O
c) Tác dụng với muối:
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2
d) Tác dụng với kim loại trước hidro:
2CH3COOH+Zn → (CH3COO)2Zn + H2 2. Phản ứng thế nhóm –OH:
Phản ứng giữa axit và ancol được gọi là phản ứng este hóa.
RCOOH + R’OH
0,
→t xt
← RCOOR’+ H2O
GV: lưu ý cho HS biết phản ứng giữa axit và ancol được gọi là phản ứng este hóa.
GV kết luận lại về tính chất hóa học của axit cacboxylic, điều chỉnh sai sót cho học sinh
TD:
CH3 - C - OH + H - O -C2H5
O
H2SO4 đặc
t0 CH3 -C -O-C2H5 + H2O etyl axetatO
Phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4đặc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic -HS nhóm 4 thực hiện tiết mục 4:
trò chơi ô chữ về ứng dụng và điều chế của axit cacboxylic
GV: Kết luận lại và điều chỉnh sai sót
V. ĐIỀU CHẾ
1. Phương pháp lên men giấm
C2H5OH+O2 CH3COOH + H2O 2. Oxi hóa anđehit axetic
2CH3CHO + O2 →xt 2CH3COOH 3. Oxi hóa ankan
2R-CH2-CH2-R’ + 5O2 t0,xt→
2RCOOH + 2R’COOH + 2H2O TD:
CH3CH2CH2CH3 + 5O2 1800 , 50 xt
C atm
→ 4CH3COOH + 2H2O
4.Từ metanol
CH3OH + CO t0,xt→ CH3COOH VI. ỨNG DỤNG: SGK
Hoạt động 4: Củng cố
- GV: Sử dụng phiếu bài tập đánh giá cá nhân
men giấm
V/HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, làm bài tập SGK, chuẩn bị bài “LUYỆN TẬP”
V. RÚT KINH NGHIỆM
Sản phẩm của học sinh:
Hình 2.11. Một vài hình ảnh, slide báo cáo của HS trường THPT Trần Bình Trọng 2.6. Một số điều cần lưu ý nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng WebQuest trong
dạy học phần Hóa học Hữu cơ lớp 11
Thiết kế một giáo án WebQuest không khó, nhưng điểm khó ở đây là thiết kế như thế nào để học sinh học tập một cách có hiệu quả nhất. Trong quá trình thực hiện chúng tôi đúc rút được một số các biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng WebQuest trong dạy học phần Hóa học Hữu cơ lớp 11
Thứ nhất, phương pháp WebQuest không phù hợp với tất cả các nội dung trong chương trình Hóa học phổ thông và tất cả các đối tượng HS. Do đó, GV cần, nếu không thì việc sử dụng các trang Web để truyền tải kiến thức cho HS chỉ còn tính chất
hình thức; HS có thể đọc sách giáo khoa thôi đã đúc rút được kiến thức mà chẳng phải mất thời gian xem thêm các trang Web.
Thứ hai, để đảm bảo tất cả HS trong lớp đều nhận được những lợi ích mà phương pháp này mang lại, GV cần chú trọng thiết kế và phân công các nhiệm vụ phù hợp với trình độ, đối tượng HS, thường xuyên theo sát và hỗ trợ, khuyến khích người học tham gia vào các nhiệm vụ học tập.
Thứ ba, không nhất thiết phải sử dụng WebQuest cho cả bài dạy, tiết dạy mà có thể chọn một nội dung phù hợp trong bài để áp dụng. Ta có thể phối hợp linh hoạt WebQuest với các phương pháp dạy học khác để không gây nhàm chán cho học sinh.
Thứ tư, GV cần tổ chức tốt công tác tổng kết, hệ thống hóa kiến thức sau khi HS báo cáo tại lớp sẽ tạo điều kiện cho HS nắm rõ được trọng tâm bài học. Nếu làm không tốt khâu này, HS sẽ không chắc chắn về phần kiến thức mà bản thân hoặc bạn đã trình bày, dẫn đến mơ hồ hoặc hiểu sai, vận dụng sai.
Thứ năm, GV cần có sự hướng dẫn rõ ràng, các bảng đánh giá phải cụ thể, chi tiết để HS có thể dễ dàng thực hiện việc đánh giá nhóm bạn, đánh giá bản thân, đánh giá thành viên của nhóm một cách công bằng, minh bạch.
Thứ sáu, cần đảm bảo nguồn tài liệu GV cung cấp cho HS là nguồn tài liệu đáng tin cậy, có tính xác thực cao.
Thứ bảy, WebQuest không đòi hỏi GV và HS phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực tin học. GV không nhất thiết cần thiết kế hẳn một trang Web để thực hiện WebQuest. GV có thể soạn thảo WebQuest trên file Word, Powerpoint hoặc trên giấy, có thể sử dụng Facebook, các mạng xã hội khác để trao đổi thông tin với học sinh…GV cần căn cứ trên năng lực cá nhân, khả năng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất mà linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp WebQuest cho phù hợp.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan chúng tôi đã vận dụng WebQuest vào việc dạy học phần Hóa Hữu cơ lớp 11. Bao gồm những nội dung sau:
1. Nghiên cứu tổng quan phần hóa hữu cơ lớp 11, chương trình cơ bản: Mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình.
2. Định hướng về nguyên tắc lựa chọn chủ đề và bài học vận dụng phương pháp WebQuest
3. Nêu các bước thiết kế WebQuest gồm 8 bước cơ bản Bước 1: Xác định cấu trúc bài giảng
Bước 2: Đăng kí trang WebQuest trên Google sites
Bước 3:Nhập nội dung bài giảng, chèn hình ảnh đồ họa, các đoạn phim thí nghiệm Bước 4: Xây dựng các hoạt động nhận thức cho học sinh
Bước 5: Khả năng liên kết
Bước 6: Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh Bước 7: Hoàn thiện bài giảng
Bước 8:Kiểm tra lại WebQuest
4. Thiết kế 5 tiết học có vận dụng WebQuest và giáo án cho mỗi tiết học
- Mỗi WebQuest gồm có 6 nội dung: giới thiệu, nhiệm vụ, tiến trình, tư liệu tham khảo, đánh giá, kết luận.
-Mỗi giáo án được trình bày theo cấu trúc:
• Xác định mục tiêu bài học
• Chuẩn bị của GV và HS
• Phương pháp giảng dạy
• Tiến trình hoạt động của GV và HS
• Củng cố và dặn dò
5. Nêu một số điều cần lưu ý nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng WebQuest trong dạy học phần Hóa Hữu cơ lớp 11 mà chúng tôi đúc rút được trong quá trình thực hiện.