Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST VÀO DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11
2.5. Một số giáo án thực nghiệm
2.5.4. Giáo án bài 41: PHENOL
- Sau khi dạy xong nội dung Ancol (tiết 1), GV chia lớp làm 4 nhóm và cung cấp địa chỉ trang WebQuest.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS có thể trao đổi với GV khi cần thiết tại lớp hoặc qua email. Buổi báo cáo sẽ diễn ra khi HS học về Phenol theo phân phối chương trình.
- Tại buổi báo cáo, các nhóm HS lần lượt biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị. GV và HS nêu ý kiến phản hồi sau khi tất cả các nhóm báo cáo. Sau đó, GV cho HS làm một bài kiểm tra ngắn với nội dung toàn bài học nhằm kích thích tất cả HS tập trung lắng nghe phần báo cáo của nhóm bạn. Sau buổi báo cáo, các nhóm thực hiện đánh giá theo nhóm và đánh giá nhóm bạn rồi gửi cho giáo viên.
- GV chấm, tổng kết điểm và gửi điểm số cũng như chi tiết đáp án, cách giải của bài kiểm tra cá nhân cho học sinh vào tiết học sau.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức Biết được:
− Khái niệm, phân loại phenol.
− Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
− Tính chất hoá học: Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom.
− Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen); ứng dụng của phenol.
− Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng
− Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học.
− Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol.
− Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phenol, dd NaOH, dd brom, CaCO3, dd HCl. Máy chiếu.
2. Học sinh:Chuẩn bị file Powerpoint
III/PHƯƠNG PHÁP: WebQuest, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan IV/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hóa học của ancol, viết phương trình hóa học minh họa.
3. Hoạt động dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa và tính chất vật lí của phenol
-Nhóm 1 thực hiện phần báo cáo của nhóm.
-GV lắng nghe, sửa chữa sai sót, kết luận kiến thức
I. Định nghĩa a) Thí dụ:
OH OH
CH3 CH2 - OH
(A) (B) (C)
Phenol ancol thôm
Phenol 2-metylphenol ancol benzylic (phenyl metanol)
Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon trong vòng benzen.
- Phenol đơn giản: C6H5-OH.
II. Tính chất vật lí 1. Cấu tạo
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của phenol
a) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH:
-Nhóm 2 thực hiện phần báo cáo của nhóm
-GV lắng nghe, sửa chữa sai sót, kết luận kiến thức
- CTPT: C6H6O ( M =94) - CTCT: C6H5 –OH Hay:
O H
2. Tính chất vật lí
Tnóng chảy0C. 43
Tsôi0C. 182
Độ tan:g/100g 9,5g (250C)
- Ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng.
- Rất độc, dây vào tay gây bỏng nặng.
III. Tính chất hoá học
- Phenol có phản ứng thế H ở nhóm OH và có tính chất của vòng benzen.
a) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH:
- Tác dụng với kim loại kiềm
2C6H5OH + 2Na2C6H5ONa + H2
natri phenolat - Phản ứng với dung dịch bazơ.
C6H5OH+ NaOHC6H5ONa+ H2O
→ Phenol có tính axit mạnh hơn ancol, nhưng tính axit yếu, yếu hơn axit cacbonic và không làm đổi màu quì tím
C6H5ONa+ H2O +CO2 C6H5OH + NaHCO3 Nhận xét: Vòng benzen đã làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H trong nhóm –OH hơn
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của phenol
b) Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen:
-Nhóm 3 thực hiện phần báo cáo của nhóm.
-GV lắng nghe, sửa chữa sai sót, kết luận kiến thức.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của phenol
- Nhóm 4 thực hiện trò chơi ô chữ, cung cấp thêm các hình ảnh về ứng dụng của phenol.
-GV lắng nghe, sửa chữa sai sót, kết luận kiến thức.
Hoạt động 5:Củng cố GV chốt lại các kiến thức
GV yêu cầu HS làm bài đánh giá cá nhân trong 5 phút
so với phân tử ancol.
b) Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen - Với dung dịch brom.
OH Br
Br Br OH
OH OH OH OH OH OH OH OH OH OH OH OH
3Br2
+ + 3HBr
2,4,6 - tribrom phenol ( traéng)
Nhận xét:
- Ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzen, đó là: Nguyên tử H trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen ( t/d với đBr2)
- Ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm –OH, đó là:Vòng benzen làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H trong nhóm –OH hơn trong ancol ( phenol có tính axit t/d với NaOH). Đó là kết quả của sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.
III. Ứng dụng: (Sgk)
V/HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, làm bài tập SGK, chuẩn bị bài thực hành RÚT KINH NGHIỆM
Sản phẩm của học sinh: