Các bước thiết kế WebQuest phần Hóa học Hữu cơ lớp 11

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 (Trang 47 - 51)

Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST VÀO DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11

2.3. Các bước thiết kế WebQuest phần Hóa học Hữu cơ lớp 11

Công việc quan trọng đầu tiên khi làm WebQuest là phải xác định được cấu trúc của bài giảng. Mỗi bài giảng là tập hợp của nhiều thông tin, hình ảnh minh họa, các đoạn phim thí nghiệm... Tất cả sẽ được lưu trong cùng một thư mục.

2.3.2. Đăng kí trang WebQuest trên Google sites

Nhập thanh Address: http://sites.google.com . Kế đến, cần nhập vào địa chỉ email và mật khẩu, nếu chưa có địa chỉ email của google thì đăng kí tại http://mail.google.com (quá trình đăng kí đơn giản và miễn phí), rồi nhấn nút Create site ở cửa sổ kế tiếp. Trong cửa sổ Create new site, điền đầy đủ các thông tin: tên trang web (Site name), mô tả ngắn về trang web (Site description); trang web chỉ dành cho người trưởng thành (Mature content); chọn giao diện cho web (Site theme), có thể nhấn More themes để tìm thấy các giao diện khác; nhập mã số hiển thị (Please type the code shown), cuối cùng nhấn nút Create site để bước vào việc thiết kế trang chủ.

2.3.3. Nhập nội dung bài giảng, chèn hình ảnh đồ họa, các đoạn phim thí nghiệm Sau khi đăng kí tài khoản xong, chúng ta vào giao diện thiết kế sẽ thấy các công cụ cho việc xây dựng trang web.

Ở trang đầu tiên, nhấn nút Edit page để thiết kế trang chủ. Công cụ này có cửa sổ giống như Word, gồm có các tính năng như Insert (chèn hình ảnh, link, liên kết với các dịch vụ khác của Google: Google Document; Google Video;....và YouTube), Format

(gõ chỉ số trên, dưới, canh lề,...), Table (chèn bảng), Layout (bố trí trang web thành 01 hoặc 02 cột). Đặc biệt, tính năng HTML sẽ giúp cho các giáo viên có hiểu biết về ngôn ngữ này có thể dễ dàng kiểm tra, chỉnh sửa, thêm bớt các hiệu ứng cho web mà Google Sites không cung cấp sẵn.

Nhập nội dung bài giảng vào phần chính của trang:

Trên phần chính của trang web thể hiện nội dung của tiến trình dạy học bao gồm:

+ Mục tiêu bài giảng: học sinh đạt được những yêu cầu ở mục tiêu sau khi học xong bài.

+ Nội dung kiến thức đã được trình bày dựa theo SGK và tài liệu tham khảo.

+ Các hình ảnh minh họa...

+ Các đoạn phim thí nghiệm...

+ Các hình thức tổ chức tiết học và hoạt động nhận thức của học sinh.

Bổ sung thêm hình nền, logo, chỉnh sửa thanh Sidebar,... bằng tính năng Change appearance (Site settings>Change appearance). Trong cửa sổ hiện ra có các thẻ chính của tính năng Appearance này: Site Elements, Colors and Fonts, Themes

+ Site Elements:

- Header: nhấn nút Change logo để thay đổi logo cho trang web. Trong cửa sổ Configure site logo, chọn Custom logo và nhấn nút Browse để duyệt đến logo cần chèn trên máy hoặc có thể không chọn logo tại No logo.

- Sidebar: theo mặc định thì Google sites sẽ cung cấp hai thanh: Navigation (Các mục chính) và Recent site activity (những hoạt động gần đây nhất của web). Ngoài ra, có thể nhấn Add a sidebar item để có thể tăng thêm các thanh khác như: Text, My recent activity, Countdown. Nếu muốn chỉnh sửa một sidebar nào thì chỉ việc nhấn Edit, chẳng hạn như đối với mục Navigation có thể thêm vào các mục (liên kết đến các trang khác) bằng cách nhấn Add page to sidebar navigation, hoặc có thể xóa chúng (Delete).

+ Colors and Fonts: Thẻ này giúp thay đổi màu, hình nền cho web, tiêu đề (Header), từng trang (Page), Sidebar. Đối với việc chèn hình nền cho đối tượng thì cần nhấn Browse để duyệt đến bức ảnh và cần chờ một khoảng thời gian để Upload lên máy chủ.

+ Themes: Nếu cảm thấy không vừa lòng với giao diện web đã chọn ban đầu lúc đăng kí tài khoản thì có thể chọn lại tại đây (gồm có 24 themes). Với mỗi thay đổi, cần nhấn Save changes để lưu lại trước khi quay trở ra trang web (Return to site).

Sau khi đã thiết kế trang đầu tiên, cần phải tạo ra các trang thứ 2, 3,... Để thực hiện việc này, nhấn nút Create new page rồi chọn một trong 5 dạng: Web page, Dashboard, Announcements, File Cabinet, List, rồi đặt tên cho trang mới (Name) và chọn nơi đặt trang: đặt ở đầu trang (Put page at the top level), đặt bên dưới trang chủ (Put page under "tên trang chủ"). Cuối cùng nhấn Create page để tạo ra trang mới và mọi công việc thiết kế cũng sẽ sử dụng các tính năng nêu trên.

Sau khi đã hoàn thành xong nội dung, nhấn nút Save để lưu lại.

2.3.4. Xây dựng các hoạt động nhận thức cho học sinh

Dựa vào nội dung kiến thức đã được chọn lựa cùng với khả năng thiết lập WebQuest để dự kiến các hoạt động dạy học phù hợp. Tương ứng với từng nội dung kiến thức, giáo viên có thể thiết kế các câu hỏi hướng dẫn, dẫn dắt hay kiến tạo các tình huống có vấn đề để học sinh chủ động lĩnh hội tri thức.

2.3.5. Khả năng liên kết

Có thể nói khả năng nổi trội của web là khả năng liên kết không những với các bookmark trong cùng một trang, các trang web hay file khác trong cùng một máy tính mà còn có thể liên kết với những địa chỉ trên internet.

Vào thư mục Chèn\Liên kết rồi gõ vào địa chỉ Web cần liên kết.

2.3.6. Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh

Sau mỗi tiết học, thường có phần củng cố giúp học sinh nhớ lại kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó để giải các bài toán có liên quan.

Khi thiết kế WebQuest, giáo viên cần đưa ra các bài tập về nhà,các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm để học sinh tự củng cố kiến thức của mình. Qua đó các em có thể tự ôn tập, tự kiểm tra, đánh giá khả năng kiến thức của mình.

2.3.7. Hoàn thiện bài giảng

Giáo viên xem lại nội dung, chỉnh sửa phông nền, màu sắc cho phù hợp. Nên chọn nền màu trắng, chữ đen để dễ nhìn. Chèn thêm các hình ảnh động, các hiệu ứng vui mắt giúp học sinh hứng thú, tuy nhiên cần tránh lạm dụng quá đà.

2.3.8. Kiểm tra lại WebQuest

Mở WebQuest chạy thử trên trình duyệt Internet Explorer. Nếu phát hiện sai sót cần chỉnh sửa, ta vào trang để chỉnh sửa trực tiếp.

Sau khi thiết kế hoàn chỉnh trang web thì chia sẻ cho học sinh sử dụng bằng cách nhấn Site settings> rồi chọn Share this site, sẽ được lựa chọn một trong ba dạng Owners (có quyền như người thiết kế WebQuest, tức là có thể xem, chia sẽ và chỉnh sửa thông tin, thậm chí xóa cả trang Web), Collaborators (có quyền cộng tác, tức là có thể chỉnh sửa nội dung Web nhưng không thể thay đổi các thông tin quản trị khác), Viewers (chỉ được xem). Sau đó, nhập vào địa chỉ email vào ô bên dưới, rồi nhấn Invite these people và nhấn send ở cửa sổ kế tiếp. Lưu ý, đừng quên đánh dấu kiểm vào mục Anyone in the world may view this site (make it public) để mọi người có thể vào WebQuest.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)