Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST VÀO DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11
2.1. Phân tích chương trình phần Hóa học hữu cơ lớp 11
2.1.2. Chuẩn kiến thức kĩ năng phần Hóa học Hữu cơ lớp 11
Biết được:
− Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
− Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).
− Các loại công thức của hợp chất hữu cơ.
− Sơ lược về phân tích nguyên tố.
− Nội dung thuyết cấu tạo hoá học; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân.
− Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử chất hữu cơ.
− Sơ lược về các loại phản ứng hữu cơ cơ bản.
Kĩ năng
− Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi.
− Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm.
− Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.
− Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể.
− Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể.
− Nhận biết được loại phản ứng thông qua các phương trình hoá học cụ thể.
CHƯƠNG 5: HIĐROCACBON NO Kiến thức
Biết được:
− Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.
− Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.
− Tính chất vật lí chung.
− Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh).
− Phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và khai thác trong công nghiệp, ứng dụng của ankan.
Kĩ năng
− Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.
− Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
− Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
− Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
− Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.
− Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm . CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO
Kiến thức Biết được:
− Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.
− Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken, ankadien, ankin.
− Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken, ankadien, ankin.
− Phương pháp điều chế anken, ankadien, ankin trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng.
− Tính chất hoá học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.
Kĩ năng
− Quan sát các thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.
− Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
− Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
− Phân biệt được một số anken, ankadien, ankin, ankan cụ thể.
− Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí.
− Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm.
CHƯƠNG 7: HIĐROCACBON THƠM - NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON
Kiến thức Biết được:
−Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp.
− Tính chất vật lí.
− Tính chất hoá học: Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen Phản ứng thế và oxi hoá mạch nhánh.
− Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của stiren
− Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của naphtalen
− Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng.
Kĩ năng
− Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng, của stiren và naphtalen.
− Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, stiren và naphtalen. Vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng.
− Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp.
− Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học.
− Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp.
− Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon.
− Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.
− Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp lỏng.
CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL - PHENOL Kiến thức
Biết được:
− Định nghĩa, phân loại ancol, phenol.
− Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp
− Tính chất vật lí: Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol, phenol; Liên kết hiđro.
− Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm −OH (thế H, thế −OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy.
− Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.
− Ứng dụng của etanol.
− Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).
− Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
Kĩ năng
− Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol.
− Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C − 5C).
− Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.
− Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol, glixerol, phenol.
− Phân biệt được ancol no đơn chức, glixerol, phenol bằng phương pháp hoá học.
− Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.
− Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng.
− Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm.
CHƯƠNG 9: ANDEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC Kiến thức
Biết được:
− Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit, axit cacboxylic.
− Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit, axit acboxylic.
− Tính chất vật lí: Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
− Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic): Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro).
− Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit.
−Tính chất hoá học: Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este của axit cacboxylic. Khái niệm phản ứng este hoá.
− Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic.
Kĩ năng
− Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit, axit cacboxylic; Kiểm tra dự đoán và kết luận.
− Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất.
− Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit, axit trong phản ứng.
− Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
− Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol, anđehit bằng phương pháp hoá học.
− Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm.
2.2. Một số nguyên tắc lựa chọn chủ đề và bài học vận dụng phương pháp WebQuest
Chủ đề dạy học được lựa chọn trong WebQuest là những chủ đề gắn với thực tiễn, có thể là những tình huống lịch sử mang tính điển hình, hoặc những tình huống mang tính thời sự. Đó là những tình huống mang tính phức hợp có thể có xem xét dưới nhiều phương diện khác nhau và có thể có nhiều quan điểm khác nhau để giải quyết. Nội dung của chủ đề và phương pháp dạy học định hướng vào hứng thú, tích cực hoá động cơ học tập của HS.
- Quá trình học tập là quá trình tự điều khiển: HS cần tự lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự điều khiển và kiểm tra, GV đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn.
- Quá trình học tập là quá trình tích cực và kiến tạo: Khác với việc truy cập mạng thông thường nhằm thu thập thông tin, trong WebQuest HS cần tìm, xử lý thông tin nhằm giải quyết một nhiệm vụ. HS cần có quan điểm riêng trên cơ sở lập luận để trả lời câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề. Các nhiệm vụ đưa ra cho học sinh trong bài tập dạng WebQuest phải là các vấn đề lý thú, phức tạp, thách thức, là phiên bản thu nhỏ của các công việc mà người lớn đang thực hiện ngoài xã hội. Để thực hiện được những yêu cầu của giáo viên trong Webquest, học sinh phải vận dụng cá kỹ năng tư duy ở
mức độ cao như tổng hợp, phân tích, giải quyết tình huống, sáng tạo và đưa ra quyết định chứ không chỉ đơn thuần là làm những bài tập đã có sẵn đáp án hay chỉ đọc bài rồi trả lời đúng sai.
- Quá trình học tập mang tính xã hội và tương tác: Hình thức làm việc trong WebQuest chủ yếu là làm việc nhóm. Do đó việc học tập mang tính xã hội và tương tác.
- Quá trình học tập định hướng nghiên cứu và khám phá: Để giải quyết vấn đề đặt ra HS cần áp dụng các phương pháp làm việc theo kiểu nghiên cứu và khám phá.
Những hoạt động điển hình của HS trong WebQuest là tìm kiếm, đánh giá, hệ thống hóa, trình bày trong sự trao đổi với những HS khác. HS cần thực hiện và từ đó phát triển những khả năng tư duy như:
So sánh: nhận biết và nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng, các quan điểm;
Phân loại: sắp xếp các đối tượng vào các nhóm trên cơ sở tính chất của chúng và theo những tiêu chuẩn sẽ được xác định;
Suy luận: xuất phát từ các quan sát hoặc phân tích mà suy ra các tổng quát hóa hoặc những nguyên lý chưa được biết;
Kết luận: từ những nguyên lý cơ bản và các tổng quát hóa đã có mà suy ra những kết luận và điều kiện chưa được nêu ra;
Phân tích sai lầm: nhận biết và nêu ra những sai lầm trong các quá trình tư duy của chính mình hoặc của những người khác;
Chứng minh: xây dựng chuỗi lập luận để hỗ trợ hoặc chứng minh một giả thiết;
Một WebQuest phải sử dụng được các nguồn tư liệu phong phú trên internet. Nguồn trong một Webquest phải dựa trên các thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và được cập nhật thường xuyên.
Trong điều kiện không có Internet trong trường, giáo viên chúng ta có thể tải các trang Web này về sẵn trong máy tính, hoặc sử dụng các nguồn tư liệu khác (Word, Excel, sách, báo chí,...). Điều quan trọng là các tư liệu này phải là các tư liệu “sống”
chứ không phải chỉ là các bài giảng của giáo viên hay những bài đã được kiểm định kỹ càng trong sách giáo khoa.
2.3. Các bước thiết kế WebQuest phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 2.3.1. Xác định cấu trúc bài giảng
Công việc quan trọng đầu tiên khi làm WebQuest là phải xác định được cấu trúc của bài giảng. Mỗi bài giảng là tập hợp của nhiều thông tin, hình ảnh minh họa, các đoạn phim thí nghiệm... Tất cả sẽ được lưu trong cùng một thư mục.
2.3.2. Đăng kí trang WebQuest trên Google sites
Nhập thanh Address: http://sites.google.com . Kế đến, cần nhập vào địa chỉ email và mật khẩu, nếu chưa có địa chỉ email của google thì đăng kí tại http://mail.google.com (quá trình đăng kí đơn giản và miễn phí), rồi nhấn nút Create site ở cửa sổ kế tiếp. Trong cửa sổ Create new site, điền đầy đủ các thông tin: tên trang web (Site name), mô tả ngắn về trang web (Site description); trang web chỉ dành cho người trưởng thành (Mature content); chọn giao diện cho web (Site theme), có thể nhấn More themes để tìm thấy các giao diện khác; nhập mã số hiển thị (Please type the code shown), cuối cùng nhấn nút Create site để bước vào việc thiết kế trang chủ.
2.3.3. Nhập nội dung bài giảng, chèn hình ảnh đồ họa, các đoạn phim thí nghiệm Sau khi đăng kí tài khoản xong, chúng ta vào giao diện thiết kế sẽ thấy các công cụ cho việc xây dựng trang web.
Ở trang đầu tiên, nhấn nút Edit page để thiết kế trang chủ. Công cụ này có cửa sổ giống như Word, gồm có các tính năng như Insert (chèn hình ảnh, link, liên kết với các dịch vụ khác của Google: Google Document; Google Video;....và YouTube), Format
(gõ chỉ số trên, dưới, canh lề,...), Table (chèn bảng), Layout (bố trí trang web thành 01 hoặc 02 cột). Đặc biệt, tính năng HTML sẽ giúp cho các giáo viên có hiểu biết về ngôn ngữ này có thể dễ dàng kiểm tra, chỉnh sửa, thêm bớt các hiệu ứng cho web mà Google Sites không cung cấp sẵn.
Nhập nội dung bài giảng vào phần chính của trang:
Trên phần chính của trang web thể hiện nội dung của tiến trình dạy học bao gồm:
+ Mục tiêu bài giảng: học sinh đạt được những yêu cầu ở mục tiêu sau khi học xong bài.
+ Nội dung kiến thức đã được trình bày dựa theo SGK và tài liệu tham khảo.
+ Các hình ảnh minh họa...
+ Các đoạn phim thí nghiệm...
+ Các hình thức tổ chức tiết học và hoạt động nhận thức của học sinh.
Bổ sung thêm hình nền, logo, chỉnh sửa thanh Sidebar,... bằng tính năng Change appearance (Site settings>Change appearance). Trong cửa sổ hiện ra có các thẻ chính của tính năng Appearance này: Site Elements, Colors and Fonts, Themes
+ Site Elements:
- Header: nhấn nút Change logo để thay đổi logo cho trang web. Trong cửa sổ Configure site logo, chọn Custom logo và nhấn nút Browse để duyệt đến logo cần chèn trên máy hoặc có thể không chọn logo tại No logo.
- Sidebar: theo mặc định thì Google sites sẽ cung cấp hai thanh: Navigation (Các mục chính) và Recent site activity (những hoạt động gần đây nhất của web). Ngoài ra, có thể nhấn Add a sidebar item để có thể tăng thêm các thanh khác như: Text, My recent activity, Countdown. Nếu muốn chỉnh sửa một sidebar nào thì chỉ việc nhấn Edit, chẳng hạn như đối với mục Navigation có thể thêm vào các mục (liên kết đến các trang khác) bằng cách nhấn Add page to sidebar navigation, hoặc có thể xóa chúng (Delete).
+ Colors and Fonts: Thẻ này giúp thay đổi màu, hình nền cho web, tiêu đề (Header), từng trang (Page), Sidebar. Đối với việc chèn hình nền cho đối tượng thì cần nhấn Browse để duyệt đến bức ảnh và cần chờ một khoảng thời gian để Upload lên máy chủ.
+ Themes: Nếu cảm thấy không vừa lòng với giao diện web đã chọn ban đầu lúc đăng kí tài khoản thì có thể chọn lại tại đây (gồm có 24 themes). Với mỗi thay đổi, cần nhấn Save changes để lưu lại trước khi quay trở ra trang web (Return to site).
Sau khi đã thiết kế trang đầu tiên, cần phải tạo ra các trang thứ 2, 3,... Để thực hiện việc này, nhấn nút Create new page rồi chọn một trong 5 dạng: Web page, Dashboard, Announcements, File Cabinet, List, rồi đặt tên cho trang mới (Name) và chọn nơi đặt trang: đặt ở đầu trang (Put page at the top level), đặt bên dưới trang chủ (Put page under "tên trang chủ"). Cuối cùng nhấn Create page để tạo ra trang mới và mọi công việc thiết kế cũng sẽ sử dụng các tính năng nêu trên.
Sau khi đã hoàn thành xong nội dung, nhấn nút Save để lưu lại.
2.3.4. Xây dựng các hoạt động nhận thức cho học sinh
Dựa vào nội dung kiến thức đã được chọn lựa cùng với khả năng thiết lập WebQuest để dự kiến các hoạt động dạy học phù hợp. Tương ứng với từng nội dung kiến thức, giáo viên có thể thiết kế các câu hỏi hướng dẫn, dẫn dắt hay kiến tạo các tình huống có vấn đề để học sinh chủ động lĩnh hội tri thức.
2.3.5. Khả năng liên kết
Có thể nói khả năng nổi trội của web là khả năng liên kết không những với các bookmark trong cùng một trang, các trang web hay file khác trong cùng một máy tính mà còn có thể liên kết với những địa chỉ trên internet.
Vào thư mục Chèn\Liên kết rồi gõ vào địa chỉ Web cần liên kết.
2.3.6. Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh
Sau mỗi tiết học, thường có phần củng cố giúp học sinh nhớ lại kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó để giải các bài toán có liên quan.
Khi thiết kế WebQuest, giáo viên cần đưa ra các bài tập về nhà,các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm để học sinh tự củng cố kiến thức của mình. Qua đó các em có thể tự ôn tập, tự kiểm tra, đánh giá khả năng kiến thức của mình.
2.3.7. Hoàn thiện bài giảng
Giáo viên xem lại nội dung, chỉnh sửa phông nền, màu sắc cho phù hợp. Nên chọn nền màu trắng, chữ đen để dễ nhìn. Chèn thêm các hình ảnh động, các hiệu ứng vui mắt giúp học sinh hứng thú, tuy nhiên cần tránh lạm dụng quá đà.