WebQuest bài 40: ANCOL (tiết 1)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 (Trang 58 - 62)

Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST VÀO DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11

2.4. Một số WebQuest thực nghiệm

2.4.3. WebQuest bài 40: ANCOL (tiết 1)

Tôi đã xây dựng trang WebQuest bài “ Ancol (Tiết 1) ” của chương trình Hóa 11 tại địa chỉ sau trên Google sites

https://sites.google.com/a/khanhhoa.edu.vn/hoa-huu-co-11-webquest/BAI-40- ANCOL-T1

Trang WebQuest gồm 6 nội dung:

- Giới thiệu: Trong đời sống,thông thường từ ancol được hiểu như là những đồ uống có chứa cồn hay ancol etylic (C2H5OH), loại đồ uống được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử loài người. Còn trong lĩnh vực hóa học, ta định nghĩa ancol thế nào, đặc điểm, tính chất ancol ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài ancol.

- Nhiệm vụ: Vào dịp lễ hội tại vương quốc Ancol, nhà vua bèn thử tài các thần dân của mình bằng cách ra các câu hỏi tình huống liên quan đến chủ đề Ancol. Là các thần dân vương quốc Ancol, các em đã sẵn sàng tham gia cuộc thi chưa?

Tình huống 1:

A: Theo B, dựa trên cấu tạo gốc hidrocacbon, ancol được chia thành những loại nào?

B: Ancol là rượu đúng không? Vậy gồm có rượu gạo, rượu sắn, rượu ngô…à, có thể chia thành rượu nếp, rượu vang, rượu votka nữa!

A: Thế B nghĩ ancol là gì?

B: Thì ancol là cồn, là rượu chúng ta uống chứ là gì!

A: Dựa trên kiến thức hóa học, các thần dân nhóm 1 hãy nhận xét và giải thích xem bạn B nói đúng chưa nhé!

Tình huống 2: Nhà vua đặt câu hỏi cho các thần dân nhóm 2

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của ancol có công thức phân tử C4H10O?

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C4H10O?

Các thần dân nhóm 2 hãy trả lời 2 câu hỏi trên nhé!

Tình huống 3: Nhà vua đặt câu hỏi cho các thần dân nhóm 3

Cồn (C2H5OH) có khi được gọi tên là ancol etylic, có khi được gọi là etanol. Tại sao lại thế?

Hãy gọi tên các đồng phân của ancol có công thức C4H10O Tình huống 4: C và D nói chuyện với nhau

C: Tại sao khi nấu rượu cồn, người ta lại phải chưng cất rượu mà không dùng phương pháp tách chiết khác?

D: Và tại sao đều có cùng công thức C2H6O nhưng rượu êtylic lại có nhiệt độ sôi 78,3

oC trong khi đimetyl ete là -24oC?

C: Các thần dân nhóm 4 giải thích giúp chúng tôi nhé!

Các nhóm thực hiện bằng file Powerpoint, đồng thời đóng vở kịch ngắn về diễn biến các tình huống. Thời gian cho mỗi nhóm là 7 phút.

Sau cùng cả lớp sẽ có một bài kiểm tra 5 phút về các nội dung của bài .

- Tiến trình: GV cung cấp hệ thống các bước thực hiện nhiệm vụ mang tính gợi mở để định hướng cho HS

Nhóm 1

Nêu định nghĩa ancol, cho ví dụ, từ đó nhận xét định nghĩa ancol của B

Nêu cách phân loại ancol dựa trên gốc hidrocacbon, số nhóm –OH, bậc ancol, cho ví dụ, sau đó nhận xét cách phân loại ancol của B.

Rút ra công thức tổng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở.

Nhóm 2

Viết các đồng phân của ancol có công thức C4H10O, rút ra kết luận ancol no, đơn chức, mạch hở có những loại đồng phân gì.

Viết dồng phân cấu tạo của C4H10O.

Rút ra kết luận ngoài đồng phân ancol, những hợp chất hữu cơ có công thức CnH2n+2O còn có loại đồng phân nào khác.

Nhóm 3

Nêu cách gọi tên ancol theo danh pháp thông thường và quốc tế, từ đó giải thích cách gọi tên của C2H5OH.

Gọi tên các đồng phân của ancol có công thức C4H10O.

Cho thêm ví dụ về tên gọi của một số ancol khác.

Nhóm 4

Nêu tính chất vật lí chung của ancol.

Nêu khái niệm liên kết Hidro, mối liên hệ giữa liên kết Hidro với nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ancol.

Giải thích chưng cất là gì và vì sao khi nấu rượu lại sử dụng phương pháp chưng cất.Giải thích vì sao ancol lại có nhiệt độ sôi cao hơn so với ete.

- Nguồn tư liệu:

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI ANCOL

http://www.langson.gov.vn/gddt/hoahoc/hng_dn_t_hc1.html http://baigiang.violet.vn/present/same/entry_id/10188690 TÍNH CHẤT VẬT LÍ ANCOL

http://hoa.hoctainha.vn/Thu-Vien/Ly-Thuyet/4117/ancol-cau-tao-danh-phap-tinh-chat- vat-li

http://www.langson.gov.vn/gddt/hoahoc/hng_dn_t_hc1.html HÌNH ẢNH

Bảng tính chất vật lí ancol

http://idoc.vn/images/docs/52e33e038ef0ee0963acbbaf/hang-so-vat-ly.png

Bảng so sánh nhiệt độ sôi và độ tan của ancol với các chất khác http://www.langson.gov.vn/gddt/hoahoc/hng_dn_t_hc1.html Liên kết Hidro

http://hoa.hoctainha.vn/ME_Image/3/201210/46.jpg

- Đánh giá: Kết hợp cả hình thức đánh giá theo nhóm và đánh giá cá nhân.

Đánh giá nhóm bạn: HS đánh giá các nhóm thông qua phiếu đánh giá. Các tiêu chí do GV quy định gồm thời gian trình bày, tính tổ chức, trả lời câu hỏi, kĩ năng thí nghiệm và biểu diễn. Mỗi tiêu chí bao gồm các mức độ từ 1 đến 4. Mẫu phiếu đánh giá trong phần phụ lục 3.

Đánh giá cá nhân: Mỗi HS hoàn thành bài tập củng cố 5 phút( phụ lục 6)

Đánh giá bạn học trong nhóm: Phiếu đánh giá được phát cho mỗi HS khi nhóm nhận nhiệm vụ. Mỗi HS đánh giá các thành viên trong nhóm trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ.Mẫu phiếu đánh giá trong phần phụ lục 2.

- Kết luận: Giáo viên tổng kết ngắn gọn về nội dung bài học và các kết quả đạt được.

Chúc mừng các em đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình. Hi vọng các em có những giây phút thật vui và nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích về ancol qua bài học ngày hôm nay. Mong các em sẽ ngày càng yêu thích bộ môn Hóa học.

Hình 2.4. Trang WebQuest bài Ancol (t1)

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)