WebQuest bài 45: AXIT CACBOXYLIC

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 (Trang 65 - 68)

Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST VÀO DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11

2.4. Một số WebQuest thực nghiệm

2.4.5. WebQuest bài 45: AXIT CACBOXYLIC

Tôi xây dựng trang WebQuest bài “Axit cacboxylic (Tiết 2)” của chương trình Hóa 11 tại địa chỉ sau trên Google sites

https://sites.google.com/a/khanhhoa.edu.vn/hoa-huu-co-11-webquest/bai-45-axit- cacboxylict2.

Trang WebQuest gồm 6 nội dung:

- Giới thiệu: Trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày của con người. Mỗi loại trái cây khác nhau có vị chua khác nhau là do trong thành phần của trái cây có các loại axit cacboxylic khác nhau. Vậy axit cacboxylic là gì, có đặc điểm như thế nào, tính chất hóa học ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu!

- Nhiệm vụ: Trong buổi tiệc cuối năm của các bạn tại Câu lạc bộ Hóa học, mỗi nhóm bạn sẽ thực hiện một tiết mục góp vui theo chủ đề do Ban tổ chức chọn. Chủ đề

năm nay là Axit cacboxylic. Là các thành viên của câu lạc bộ mời các em hãy chuẩn bị các tiết mục thật bổ ích và vui nhộn nhé.

Nhóm 1: Thực hiện tiết mục ảo thuật chất lỏng kì lạ: biến dung dịch màu tím thành đỏ, dung dịch màu hồng thành không màu với hóa chất là axit axetic và các dung dịch tự chọn.

Nhóm 2: Thực hiện tiết mục ảo thuật cái chai biết thổi bóng bay và không bay với hóa chất là giấm (axit axetic) và chất rắn tự chọn.

Nhóm 3: Giới thiệu kiến thức thường thức về dầu chuối (chất tạo mùi thực phẩm) và cách sản xuất.

Nhóm 4: Thực hiện trò chơi ô chữ về cách điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic.

Mỗi tiết mục diễn ra tối đa 8 phút. Các nhóm có thể sáng tạo hoạt cảnh cho tiết mục của mình thêm hấp dẫn, vui nhộn.

Sau cùng, cả 4 nhóm sẽ cùng vượt qua một bài kiểm tra nhỏ (5 phút) liên quan đến tất cả nội dung của bài axit cacboxylic mà các nhóm đã trình bày trước đó của ban tổ chức để xem có đúng là “công dân hóa học” không nhé!

-Tiến trình: GV cung cấp hệ thống các bước thực hiện nhiệm vụ mang tính gợi mở để định hướng cho HS

Nhóm 1

Thực hiện các tiết mục

Giải thích cơ sở hóa học của thí nghiệm Kết luận về tính chất hóa học của axit cacboxylic dựa trên các thí nghiệm

Nhóm 2

Thực hiện các tiết mục

Giải thích cơ sở hóa học của thí nghiệm Kết luận về tính chất hóa học của axit cacboxylic dựa trên các thí nghiệm

Nhóm 3

Cho các bạn quan sát mẫu dầu chuối Giới thiệu ứng dụng, nêu công thức hóa học, cách điều chế dầu chuối

Kết luận về tính chất hóa học của axit cacboxylic

Nhóm 4

Chuẩn bị trò chơi ô chữ về điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic

- Nguồn tư liệu:

TÌM HIỂU QUI TRÌNH SẢN XUẤT

http://hoa.hoctainha.vn/Thu-Vien/Ly-Thuyet/4201/axit-cacboxylic-tinh-chat-hoa-hoc- dieu-che-va-ung-dung

http://www.hoahocngaynay.com/vi/nghien-cuu-giang-day/bai-nghien-cuu/55-phuong- phap-sanh-xuat-axit-acetic.html

http://hoaphatdongnai.com/axit-axetic-giam-cong-nghiep-ch3cooh-2spct207887.html ỨNG DỤNG

http://vi.wikipedia.org/wiki/Axit_cacboxylic#Axit_axetic http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/207769 TÍNH CHẤT HÓA HỌC

http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/212035 DẦU CHUỐI

http://vi.wikipedia.org/wiki/Isoamyl_acetat#cite_note-3 CÁI CHAI BIẾT THỔI BÓNG

http://vn.plago.vn/tai-sao-chai-thoi-bong/

- Đánh giá: Kết hợp cả hình thức đánh giá theo nhóm và đánh giá cá nhân.

Đánh giá nhóm bạn: HS đánh giá các nhóm thông qua phiếu đánh giá. Các tiêu chí do GV quy định gồm thời gian trình bày, tính tổ chức, trả lời câu hỏi, kĩ năng thí nghiệm và biểu diễn. Mỗi tiêu chí bao gồm các mức độ từ 1 đến 4. Mẫu phiếu đánh giá trong phần phụ lục 3.

Đánh giá cá nhân: Mỗi HS hoàn thành bài tập củng cố trong 5 phút. Nội dung bài kiểm tra đánh giá nằm trong phần phụ lục 8.

Đánh giá bạn học trong nhóm: Phiếu đánh giá được phát cho mỗi HS khi nhóm nhận nhiệm vụ. Mỗi HS đánh giá các thành viên trong nhóm trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ.Mẫu phiếu đánh giá trong phần phụ lục 2.

-Kết luận: Giáo viên tổng kết ngắn gọn về nội dung bài học và các kết quả đạt được.

Chúng ta đã cùng trải qua một bữa tiệc hóa học nhiều niềm vui, đồng thời cũng trang bị cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích về axit cacboxylic. Chúc các em sẽ vận dụng những kiến thức này thật hiệu quả trong học tập và đời sống.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG, SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)