2.1.1 Mục tiêu chung
Góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA Nhật Bản.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA tại thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên.
- Đánh giá hiệu quả của dự án trồng rừng JICA tại thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn của dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA trong tương lai.
2.2 Nội dung, phạm vi nghiên cứu 2.2.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến tiến trình đầu tư và cơ chế quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn của dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA (Các giai đoạn đầu tư và phương thức quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án JICA tại thị xã Sông cầu).
- Nghiên cứu cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn của dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA tại thị xã Sông Cầu
- Nghiên cứu chất lượng rừng trồng và hiệu quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA tại thị xã Sông Cầu.
- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng phòng hộ
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA tại thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2002-2008.
13
2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phân tích tài liệu thứ cấp:
Nghiên cứu thu thập và tìm hiểu về dự án thông qua phân tích tài liệu thứ cấp bao gồm: Thông tin chung về dự án trồng rừng JICA; Các văn bản luật pháp, các chương trình và dự án khác có liên quan (như dự án 661) đến cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại thị xã Sông Cầu; các tài liệu về tình hình tự nhiên, dân sinh kinh tế, tài liệu về quá trình thực hiện dự án tỉnh Phú Yên; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên rừng…, tại các thời điểm trước, trong và sau khi dự án kết thúc hoàn thành; Các nghiên cứu, đánh giá về môi trường, kinh tế, xã hội; Các tài liệu thu thập tại các nguồn đáng tin cậy khác cập nhật gần đây qua các niên giám thống kê; Sử dụng số liệu kế thừa kết quả thực hiện dự án (JICA/từ năm 2002-2008;
661/từ 1999-2008) trên địa bàn thị xã Sông Cầu; Các báo cáo, các bản đồ, hồ sơ thiết kế...
2.3.2. Chọn mẫu điều tra rừng
Việc chọn mẫu và ô điều tra rừng như thế nào để đảm bảo hạn chế thời gian, nhưng kết quả thu được qua đo đếm các chỉ số trên ô điều tra phản ánh những số liệu đáng tin cậy là điều rất quan trọng trong điều tra rừng. Kết quả đó phụ thuộc nhiều vào định tuyến điều tra và phương pháp chọn mẫu.
14
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí ô đo đếm trên bản đồ rừng trồng năm 2004 Dự án JICA và 661 tại xã Xuân Lộc thị xã Sông Cầu
Do đối tượng điều tra là rừng trồng hỗn loài ít biến động nên chúng tôi thiết kế ô mẫu hình vuông với diện tích là 400 m2 (20m x 20m), bố trí ô mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu điển hình.
Số lượng ô mẫu: Trong nghiên cứu nông lâm nghiệp, độ tin cậy thường bằng 95%, ứng với độ tin cậy này, sai số tương đối của ước lượng trung bình tổng thể từ mẫu không lặp được xác định bởi công thức:
+% = ±
n f S % 1 96
, 1
Vị trí lập ô tiêu chuẩn đo đếm
15
Thay tỷ lệ rút mẫu f ở công thức trên bằng tỷ số giữa diện tích cần điều tra và diện tích khu điều tra và qua biến đổi ta có:
n = 2 2
2
%) ( 4
%) (
%) ( 4
S a F
S F
Nếu thay F = N.a thì:
n = 2 2
2
%) ( 4
%) (
%) ( 4
S a N
S N
Trong đó: F: Diện tích khu rừng trồng cần điều tra; N: Dung lượng tổng thể; a: Diện tích ô mẫu; n: Số ô cần điều tra; S%: Hệ số biến động về trữ lượng (hoặc theo một chỉ tiêu nào đó tuỳ thuộc vào mục đích điều tra).
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ kiểm tra đo đếm diê ̣n tích rừng trồng hỗn loài (Dầu-Keo) đã trồng năm 2004 của Dự án JICA là 640,9 ha và Dự án 661 là 368 ha, tại xã Xuân Lộc thị xã Sông Cầu. (Phu ̣ biểu 2.1 kèm theo), từ công thức trên chúng tôi tính được số ô mẫu cần thiết phải điều tra diện tích rừng trồng của dự án JICA và dự án 661 với độ tin cậy 95% và sai số cho trước <10%, là 16 ô mẫu đo đếm (cho mỗi loa ̣i rừng)
Điều kiê ̣n chọn mẫu, được xác định là trên cùng năm trồng, cùng công thức, phương thức trồng, mật độ và cơ cấu loài cây, có danh giới lô gần nhau trên cùng khoảnh, do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Cầu thực hiện.
- Phương pháp và cách thức điều tra:
Căn cứ hướng dẫn kỹ thuật điều tra rừng và hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê, lập hồ sơ quản lý rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TT số 25/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009)
2.4.3 Lập bảng hỏi
Thiết kế bảng câu hỏi dành cho các đối tượng khác nhau: Cán bộ quản lý dự án các cấp, Ban quản lý rừng phòng hộ và cán bộ UBND xã nơi thực hiện dự án (Phiếu điều tra phỏng vấn số 3); Các cá nhân, hộ gia đình và đại diện cộng đồng trên địa bàn xã Xuân Lộc và Xuân Lâm, không tham gia dự án (Phiếu điều tra số 2);
có tham gia dự án (phiếu điều tra số 1). Các câu hỏi này chủ yếu tập trung vào các vấn đề có liên quan đến chất lượng rừng trồng của dự án, những nguyên nhân có
16 ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng…
Một số đánh giá khác như hiệu quả đầu tư của dự án, các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường từ khi thực hiện dự án và sau khi kết thúc dự án tới từng đối tượng (thông qua câu hỏi về điều kiện sống và tạo thu nhập; Phục hồi môi trường;
Phát triển nguồn nhân lực, hiểu biết các chính sách…).
2.4.4. Phỏng vấn và thảo luận
Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân, giúp xác định nguyên nhân thay đổi và thu được nhiều dữ liệu để giải thích kết quả đạt được từ phương pháp quan sát trực tiếp. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi khuyến khích sự tham gia của các cá nhân thuộc các cơ quan hay các hộ gia đình và được thực hiện thông qua các cuộc thảo luận.
Nhóm phỏng vấn là cán bộ đã tham gia thực hiện dự án các cấp, cán bộ Ủy ban nhân dân (UBND) xã, vì vậy chúng tôi tập trung vào các câu hỏi để làm rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng rừng của dự án JICA và dự án 661, với dung lượng mẫu phỏng vấn là 36 người (cán bộ ban quản lý dự án các cấp 16 người, Uỷ ban nhân dân 2 xã Xuân Lâm và Xuân Lộc mỗi xã 10 người).
Đối với nhóm phỏng vấn là hộ dân/người hưởng lợi, tiến hành khảo sát hộ gia đình của các thôn tham gia dự án và không tham gia dự án tại xã Xuân Lâm và Xuân Lộc, mỗi xã 30 người (trong đó 15 người tham gia dự án JICA và dự án 661 và 15 người không tham gia cả 2 dự án) như bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Số lượng hộ gia đình phỏng vấn theo thôn bản Tỉnh Huyện/
thị Xã
Thôn tham gia dự án JICA và 661
Số hộ phỏng
vấn
Thôn không tham gia dự án
JICA và 661
Số hộ phỏng
vấn
Phú Yên
Sông Cầu
Xuân Lộc
Long Thạnh
15 Diêm Trường
15 Thạch Khê
15 Mỹ Lộc
15 Xuân
Lâm
Cao Phong
15 Bình Nông
15 Bình Tây
15 Long Phước
15
2 xã 4 thôn 60 hộ 4 thôn 60 hộ
17
CHƯƠNG III