Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn của dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA tại thị xã sông cầu tỉnh phú yên (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Yên, có tọa độ 130021’ đến 1300 42’ vĩ độ Bắc và 109006’ đến 109020’ kinh độ Đông; cách Thành phố Tuy Hòa gần 70 km (theo quốc lộ 1A) và cách thành phố Quy Nhơn 42 km (theo quốc lộ 1D), phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp huyện Tuy An, phía Tây giáp huyện Đồng Xuân, phía Đông giáp Biển Đông, gồm 14 đơn vị hành chính: 4 phường là (Xuân Yên, Xuân Lập Phú, Xuân Thành và Xuân Đài) và 10 xã là (Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Lâm, Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Cảnh, Xuân Hòa, Xuân Bình, Xuân Lộc và Xuân Hải).

Địa hình toàn thị xã dốc thoải dần từ Tây sang Đông, phía Tây có nhiều hệ dông núi cao bao bọc. Nhìn chung địa hình khá phức tạp, phía Tây và Tây Bắc là những dãy núi cao với độ cao tuyệt đối từ 500 m đến trên 870 m (núi Hòn Gió, dãy núi Gà,..), phía Đông là những đồi thấp và những thung lũng nhỏ, hẹp xen lẫn với gò đồi, nhiều nhánh núi ăn sâu ra biển tạo nên những bán đảo (Tuy Phong, Từ nham), các đầm, vịnh như (Cù Mông, Xuân Đài) và tạo các cánh đồng nhỏ hẹp phân bố manh mún

Tổng diện tích tự nhiên thị xã Sông Cầu là 489,28 km2, chiếm 9,66 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có quốc lộ 1A đi qua hầu hết các khu dân cư và các vùng kinh tế trọng điểm đều nằm trải dài theo dọc theo tuyến quốc lộ 1A, 1D...

Vị trí đi ̣a lý của thi ̣ xã Sông Cầu được minh ho ̣a bằng hình 3.1 dưới đây:

18

Hình 3.1. Bản đồ vị trí thị xã Sông Cầu trong tỉnh Phú Yên 3.1.2. Địa hình

Thị xã Sông Cầu nằm ở ven biển phía Bắc của tỉnh Phú Yên. Đồi núi chiếm đa số, có những nhánh núi tách ra từ dãy Trường Sơn chạy theo hướng Đông - Nam ra đến biển, tạo thành những đèo, dốc tương đối cao, hiểm trở như đèo Cù Mông, dốc Găng

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn:

3.1.3.1. Khí hậu:

Mang đặc điểm khí hậu vùng núi thấp Duyên hải Trung Trung Bộ, trong năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt.

19

a. Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm biến đổi trong khoảng (1600 - 1700 mm). Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung ở tháng 10 - 11, trong 4 tháng mùa mưa,

b. Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi khả năng khá cao, khoảng 1200 - 1300 mm, lượng bốc hơi đạt giá trị lớn trong mùa khô tháng 6, 7, 8 và thấp nhất trong 4 tháng mùa mưa (từ tháng 9 – đến tháng 12). Lượng bốc hơi lớn thuận lợi cho việc sản xuất muối, tạo độ ẩm không khí mát mẻ, song làm tổn thất tới hệ nước mặt và ảnh hưởng lớn tới cây trồng.

c. Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình khoảng 26,30C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 22,30C (tháng 1), nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất 19,30C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29,00C (tháng 7,8), nhiệt độ tuyệt đối cao nhất khoảng 40,30C.

Biểu đồ nhiê ̣t đô ̣ trong năm ta ̣i thi ̣ xã Sông Cầu được mô tả như sau:

Biểu đồ Nhiệt độ trong năm

0 10 20 30 40

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhiệt đC)

Nhiệt độ T.bình N.đô Tối cao TB N.độ tối thấp TB

Hình 3.2. Biểu đồ nhiệt độ trong năm

Nhiệt độ cao kết hợp với khí hậu khô nóng gây tình trạng hạn đất và hạn không khí làm khó khăn cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Để khai thác tài nguyên khí hậu của vùng chú ý lựa chọn các cây trồng có khả năng chịu hạn, đồng thời kết hợp các biện pháp tổng hợp như: Giữ ẩm, chống xói mòn, xây dựng công trình thuỷ lợi cung cấp nước tưới, trồng đai rừng chắn gió giữ ẩm...

3.1.3.2. Thủy văn.

20 Đặc điểm chế độ thủy văn:

Về mùa khô: Mùa khô hầu hết sông, suối bị cạn kiệt khô, thường thiếu nước cho các công trình thủy lợi. Một số thôn trong các phường và các xã Xuân Lâm, Xuân Lô ̣c thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Về mùa mưa: Mùa mưa ngắn, mưa tập trung trong các tháng 9, 10, 11 và 12, nhưng tập trung nhất vào hai tháng giữa mùa (10 và 11). Phía đầu nguồn rừng nguyên sinh không còn, rừng tự nhiên ít nên sự thấm, ngấm trên lưu vực và điều tiết nước cho mùa nắng bị hạn chế.

Nguồn nước mặt: Trên địa bàn thị xã Sông Cầu ngoài các con sông, suối lớn như sông Tam Giang, suối Bà Bông có nguồn nuớc tương đối dồi dào đã được tận dụng xây dựng nhiều công trình thủy lợi và cung cấp nước sinh hoạt cho phần lớn dân cư, còn lại các sông suối khác hầu hết cạn kiệt trong mùa khô, các xã như Xuân lâm, Xuân Lô ̣c rất khó khăn về nguồn nước sinh hoạt trong mùa khô.

Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu nghiên cứu và điều tra nước ngầm của Tổng cục Địa chất, nhìn chung nước dưới đất của thị xã Sông Cầu nghèo và lưu lượng không lớn.

3.1.4. Đất đai thỗ nhưỡng.

Chi tiết cơ cấu các nhóm đất và diê ̣n tích các loa ̣i đất được tổng hợp như bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Cơ cấu các nhóm đất và diê ̣n tích các nhóm đất

STT Nhóm đất Diện tích

(ha)

Tỉ lệ (%) 1 Cồn cát, đất cát ven biển (Haplic Arenosols) 3863.0 7.90

2 Đất mặn (Salic Fluvisols) 2432.0 4.97

3 Đất phù sa ( Dystric Fluvisols) 588.0 1.20

4 Xám (Perris Acrisols) 271.0 0.55

5 Đất đen (Haplic Andosols) 469.0 0.96

6 Đất đỏ vàng và nâu vàng (Ferralsols) 39474.3 80.68

7 Đất thung lũng (Fluvisols) 1511.0 3.09

8 Đất khác (ao, hồ, sông) 320.0 0.65

Tổng diện tích tự nhiên 48928.3 100.00

Nguồn: Át lát Tài nguyên đất Phú Yên.

21

Qua bảng trên cho thấy về đất đai: diện tích tự nhiên gần 49.000 ha, trong đó đất nông nghiệp khoảng 23.000 ha; đất phi nông nghiệp 4.000 ha; đất chưa sử dụng khoảng 22.000 ha. Tài nguyên đất của thi ̣ xã Sông Cầu đa dạng về chủng loại, trên 80% diện tích là đất đồi núi, có độ dốc lớn, nghèo dinh dưỡng và dễ bị sói mòn...

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn của dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA tại thị xã sông cầu tỉnh phú yên (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)