Hiệu quả về kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn của dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA tại thị xã sông cầu tỉnh phú yên (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Chất lượng rừng trồng và hiệu quả DATR JICA tại thị xã Sông Cầu

4.3.2. Hiệu quả trồng rừng

4.3.2.1. Hiệu quả về kinh tế

- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Trên địa bàn thị xã Sông Cầu trong những năm qua có sự tăng trưởng cao về kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010 là 12,5

%/năm. GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 11,2 triệu đồng/năm tăng 80,3

% so với năm 2005. Nhịp độ tăng trưởng Ngư - Nông - Lâm, bình quân hàng năm giảm đáng kể (-0,65 %), Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 17 %, các ngành dịch vụ tăng 28,2 %.

Tổng thu ngân sách địa phương năm 2010 đạt: 41.550 triệu đồng. Dịch vụ có bước phát triển nhanh, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân hàng năm 28 %. Tỷ trọng giá trị dịch vụ chiếm 33,1 % trong cơ cấu kinh tế.

Công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng mạnh, nhịp độ tăng trưởng công nghiệp

54

- xây dựng bình quân hàng năm đạt 17 %. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 28,2 % trong cơ cấu kinh tế thị xã. Giá trị sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp có bước chuyển dịch giảm dần tỷ trọng từ 31,2 % cuối năm 2005 xuống còn 17,6 % năm 2010.

Công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, bình quân mỗi năm trồng được gần 1000 ha và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật quy định, nâng độ che phủ rừ ng của tỉnh năm 2010 đa ̣t 38,9 %.

Bảng 4.9. Tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2001 – 2010 Đơn vị tính: %

Ngành sản xuất Giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 2001 - 2010 2001 - 2005 2006 - 2010

Toàn bộ nền kinh tế 12,0 11,5 12,5

I. Ngư - nông - lâm 2,5 5,7 -0,65

II.Công nghiệp - xây dựng 24,3 32,1 17,0

III. Dịch vụ 18,1 8,8 28,2

Nguồn: Phòng Kinh tế, kế hoạch thị xã Sông Cầu, tháng 3/2011.

- Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 4.10. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001 - 2010

Chỉ tiêu xem xét

Thực hiện (%) Mức chuyển dịch (%) 2000 2005 2010 2000 -

2005 2006 - 2010

1. Ngư - nông - lâm 71,0 63,0 37,6 -8,0 -25,4

2.C.nghiệp và X.dựng 11,9 19,0 28,5 7,1 9,5

3.Thương mại và dịch vụ 17,1 18,0 33,9 0,9 15,9

Nguồn: Báo cáo chính trị Đảng bộ thị xã khóa IX (2010 - 2015) Kinh tế của thị xã trong những năm qua có bước phát triển đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 11,9 % năm 2000 lên 19 % năm 2005 và 28,5 % năm 2010; ngư - nông - lâm nghiệp giảm từ 71,0 % năm 2000 xuống còn 63,0 % năm 2005 và 37,6 % năm 2010, điều đó mở

55

ra tiền đề thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng lên, nông - lâm nghiệp giảm mạnh. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 41.550 triệu đồng, tăng 356,71 % so với năm 2005, nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 29,3 %. Sự chuyển dịch trên là phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mở ra phương hướng phát triển lâu dài của thị xã Sông Cầu.

- Về chuyển dịch cơ cấu các cây trồng chính trên địa bàn

Theo kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy, trước và sau khi thực hiện dự án cơ cấu cây trồng chính trên địa bàn có sự biến động theo bảng sau:

Bảng 4.11 So sánh thay đổi cơ cấu và năng suất

một số loài cây trồng chính trước và sau khi thực hiện dự án Chỉ tiêu so

sánh Loài cây 2003 2010 Tăng trưởng

Diện tích (ha)

Lúa 30,3 47,8 58%

Ngô 3,3 1,5 -55%

Sắn 10 5,3 -47%

Khoai lang 11,1 8,3 -25%

Cây ăn quả 0,7 7,4 957%

Cây lâm nghiệp 149,7 1.987,6 1.228%

Cây công nghiệp 0,4 2,3 475%

Năng suất (Tạ/ha)

Lúa 17,42 26,46 52%

Ngô 18,52 31,45 70%

Sắn 55 65,57 19%

Khoai lang 55,8 61,5 10%

Nguồn: Báo cáo chính trị Đảng bộ thị xã khóa IX (2010 - 2015).

Từ bảng 4.11 cho thấy, các loài cây lương thực ngô, khoai, sắn đều giảm về diện tích; diện tích lúa năm 2010 tăng 58% so với năm 2003; diện tích trồng cây ăn quả tăng 957% và diện tích trồng cây lâm nghiệp chủ yếu do dự án JICA và 661

56

tăng rất đáng kể (gần 200 ha). Về năng suất các cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn đều tăng hàng năm

Thực tế cho thấy trước khi có dự án JICA trồng rừng tại thị xã, cơ cấu cây trồng chủ yếu là các cây nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu thu nhập của người dân vùng Dự án. Tuy nhiên, trình độ canh tác còn lạc hậu, năng suất cây trồng còn thấp.

Sau khi dự án triển khai tại Sông Cầu với diện tích rừng trồng, KNTS có trồng bổ sung và bảo vệ rừng tự nhiên là 2.289 ha với một số loài cây chủ yếu là keo, Dầu rái và Sao đen, cùng nhiều hạng mục hỗ trợ sinh kế như hỗ trợ cây giống, con giống, đào tạo tập huấn khuyến lâm khuyến nông đã làm thay đổi phương thức canh tác, không chỉ tác động tới cơ cấu cây trồng của xã, đưa cây lâm nghiệp chiếm diện tích lớn, mà còn tác động đến cơ cấu thu nhập của người dân vùng dự án.

- Tác động tới sự phát triển thu nhập của kinh tế hộ

Các hoạt động của DA trên địa bàn Sông Cầu đã thu hút nhiều lao động địa phương và trả tiền công lao động thông qua Nhà thầu (Ban QLRPH Sông Cầu), số tiền này chiếm 70% tổng số tiền giải ngân của hợp phần phát triển rừng tương đương với 6.642 triệu đồng, trung bình mỗi hộ tham gia dự án nhận được từ 4.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra trong hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh và cơ sở hạ tầng sinh kế đã thuê lao động phổ thông là dân địa phương với mức chi trả ít nhất là 100.000đ/ngày, trung bình mỗi người tham gia nhận 2.500.000đ đến 3.000.000 đồng tiền công.

- Trồng rừ ng phòng hô ̣ đem la ̣i hiê ̣u quả kinh tế rõ rê ̣t

Để làm rõ hơn hiệu quả đầu tư của dự án JICA qua từng năm chúng tôi đã giả định một số yếu tố như sau:

Giả thiết giá trị sản lượng cây bản địa: (Dầu rái) tạm thời chưa tính (do hiện nay đo đếm cây có đường kính bình quân nhỏ hơn 6 cm), cây keo thời gian kinh doanh 12 năm, tạm tính đến 2015 (khai thác hết), vì theo quy chế quản lý rừng phòng hộ phải đảm bảo đô ̣ tàn che ít nhất 0,6, cường đô ̣ khai thác không quá 20%...

Kết quả đo đếm ô tiêu chuẩn (tháng 3/2011) cho thấy:

57

+ Mật độ hiện còn1000 cây keo/ha (số liệu ô đo đếm), một số yếu tố tính vào chi phí đầu tư cho 1 ha/năm cố định như lãi suất vay (0,75%/năm, theo hiệp định), khoán bảo vệ rừng: dự án JICA đến 2008 là 50.000 đồng/ha/năm (theo cơ chế đầu tư dự án), năm 2009-2010, mức khoán bảo vê ̣ rừng tăng lên 100.000 đồng/ha/năm (TT 58/TTLT/BNN-TC-KH) và 2011-2015 là 200.000 đồng/ha/năm theo Quyết định 73/QĐ-TTg; Sản phẩm cây phù trợ khai thác chúng tôi tính toán bán theo giá bán cây đứng (QĐ số 695/QĐ-UBND, ngày 16/3/2011 của UBND tỉnh Phú Yên về viê ̣c phê duyệt giá bán tối thiểu và giá tính thuế tài nguyên gỗ rừng tự nhiên, giá bán tối thiểu cây đứng gỗ rừng trồng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước)

Kết quả tính toán như phụ biểu 4.1. Giá tri ̣ NPV cho thấy:

+ Dự án JICA đầu tư từ năm 2004 đến năm 2012 thì NPV mang giá tri ̣ âm (- 1.490.010,15 đồng). Điều này phản ánh rằng trồng rừng năm 2003 đến 2012, giá tri ̣ kinh tế (thu nhâ ̣p chưa bù đắp được chi phí - lỗ). Theo số liệu tính toán NPV cho thấy đến năm 2013 thì NPV dương và đến 2015 khi khai thác hết số cây keo thì NPV đạt: 45.040.034 đồng. Điều này chứng tỏ trồng rừng mang la ̣i hiê ̣u quả kinh tế

rõ rê ̣t (vì chưa tính hết các giá tri ̣ kinh tế của cây bản đi ̣a và lợi ích về xã hô ̣i và môi trường)

Một phần của tài liệu Đánh giá cơ chế đầu tư và cơ chế quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn của dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn vay vốn JICA tại thị xã sông cầu tỉnh phú yên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)