CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Chất lượng rừng trồng và hiệu quả DATR JICA tại thị xã Sông Cầu
4.3.2. Hiệu quả trồng rừng
4.3.2.2. Hiệu quả về xã hội
- Nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin của cộng đồng.
Nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin của cộng đồng về các chính sách có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới người dân là vấn đề phức tạp và trực tiếp nói lên vai trò của các chính sách, các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách của Nhà nước khi đưa ra các chính sách đó. Nhận thức của người dân về chính sách còn phản ánh sự tuân thủ chấp hành theo quy định của Nhà nước.
Việc đưa các chính sách tới cộng đồng cũng là một mục tiêu của dự án trồng rừng JICA, mặc dù thời điểm chuyển giao và phổ biến thông tin muộn (cuối năm 2006) nhưng qua đánh giá tổng hợp các phiếu phỏng vấn về mức độ hiểu biết của các hộ dân về một số chính sách cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ dân theo 2 nhóm (có tham gia và không tham gia các hoạt động của dự án – phiếu phỏng vấn đối với hộ tham gia dự án JICA/661 và hộ không tham gia cả 2 dự án trên, cho kết quả như sau: (với mức độ đánh giá theo các mức gồm có: 1; 2; 3; 4) trong đó:
58
Mứ c 1: Là không biết gì về các chính sách…
Mứ c 2: Có nghe nói đến các chính sách, nhưng không biêt
Mứ c 3: Có biết về các chính sách được hỏi, nhưng không hiểu rõ
Mứ c 4: Hiểu rõ các chính sách
Bảng 4.12. Tác động tới nhận thức của người dân địa phương.
TT Chính sách
Mức độ đánh
giá
Số phiếu thu thập
Tổng
Tham gia DAJICA và 661
Không tham gia DA nào
Số hộ % Số hộ %
1 Luật bảo vệ và phát triển rừng
1 10 0 0 10 33,3
2 6 3 10 3 10
3 12 10 33,3 2 6,7
4 2 2 6,7 0 0
2 Về xử lý vi phạm hành chính trong QLBVR & QLLS
1 11 0 0 11 36,7
2 7 4 13,3 3 10
3 12 11 36,7 1 3,3
4 0 0 0 0 0
3
Quy định về khoán BVR, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng
1 13 0 0 13 43,4
2 3 2 6,7 1 3,3
3 13 12 40 1 3,3
4 1 1 3,3 0 0
4
Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
1 5 0 0 5 16,7
2 11 4 13,3 7 23,3
3 12 9 30 3 10
4 2 2 6,7 0 0
5 Luật đất đai, luật đa dạng sinh ho ̣c
1 9 0 0 9 30
2 15 12 40 3 10
3 4 2 6,7 2 6,7
59
4 2 1 3,3 1 3,3
6
Những quy đi ̣nh về
phòng cháy chữa cháy rừng
1 12 0 0 12 40
2 14 12 40 2 6,7
3 4 3 10 1 3,3
4 0 0 0 0 0
7 Về hưởng lợi và tiêu thụ lâm sản
1 9 0 0 9 30
2 11 6 20 5 16,7
3 10 9 30 1 3,3
4 0 0 0 0 0
Tổng hợp
1 69 0 0 69 100
2 67 43 64 24 36
3 67 56 84 11 16
4 7 6 86 1 14
Nguồn: Điều tra phỏng vấn các hộ gia đình tháng 3/2011.
Từ kết quả điều tra phỏng vấn trên được minh họa bằng hình 4.6 dướ i đây:
Hình 4.6. So sánh về mức độ hiểu biết chính sách giữa hai nhóm.
60
Qua số liệu và biểu đồ trên cho thấy: Tác động về mặt xã hội đã làm chuyển biến nhận thức của người dân thông qua việc đầu tư và thực hiện dự án trên địa bàn đã đem lại là rất đáng ghi nhận, bằng các hình thức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và thông qua việc triển khai dự án đã chuyển tải đến nhân dân các chính sách lâm nghiệp tại địa phương…
Đánh giá về mức độ hiểu biết của các hộ dân tham gia các hoạt động của dự án JICA/661 tại thi ̣ xã Sông Cầu so sánh với các hộ không tham gia dự án thì nhận thức về hiểu biết các chính sách xã hội là rất khác nhau cụ thể là:
- Số hộ không biết về chính sách lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở các hộ không tham gia dự án (chiếm 100%),
- Có nghe nói về chính sách lâm nghiệp đối với các hộ tham gia dự án cao hơn các hộ không tham gia dự án (chiếm 64%), đặc biệt nhóm hộ biết và hiểu về các chính sách của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn hẳn các hộ không tham gia dự án (có tỷ lệ từ 84-86%), Số hô ̣ biết và hiểu rõ chính sách đã tiến sát nhau hơn, chứng tỏ các chính sách về lâm nghiê ̣p thông qua đào ta ̣o tấp huấn, khuyến nông khuyến lâm đã được nâng lên rõ rê ̣t và thực thi đúng đắn hơn. Điều này, chứng tỏ
việc đào tạo tập huấn nâng cao năng lực là hoạt động của rất quan trọng có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đến hiệu quả và tính bền vững của dự án…
- Tác động tới việc làm, lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Sự tham gia của người dân vào các hoạt động của dự án nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho họ là mục tiêu và tiêu chí phản ánh tính xã hội của dự án, thể hiện mức độ phù hợp của dự án đối với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
So với các huyện khác trong tỉnh thì Sông Cầu có nhiều lợi thế về biển và du lịch nên việc thu hút nhân dân tham gia nghề rừng chưa nhiều, trong quá trình hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp này chúng tôi có dịp thảo luận với Ban quản lý rừng phòng hô ̣ Sông Cầu, mới thấy rõ hơn tại sao Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Cầu trong thời gian qua và hiện nay vẫn phải đi thuê lao động ngoài tỉnh như Bình Định, Quảng Nam…đây là những khó khăn cho Ban phòng hộ nhưng theo chú ng tôi điều quan trọng hơn là Ban phòng hô ̣ Sông cầu chưa phối hợp tốt giữa chính quyền cấp
61
huyện và xã trong chỉ đạo thực hiện dự án tại địa phương. Tuy vậy, quá trình thu thập thông tin từ cán bộ, người dân trực tiếp tham gia dự án và Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Cầu, chúng tôi tổng hợp được với số lao động trong độ tuổi 2 xã tham gia dự án là 1.800 người (2004), các hoạt động lâm sinh của dự án đã tạo ra được 56.200 ngày công chiếm 18,75% so với toàn tỉnh (299.608 ngày công), mặt khác do ngày công lao động làm rừng thấp bình quân 40.000 đồng/ngày (năm 2003- 2008), trong khi đó lao động phổ thông trên địa bàn đi khai thác đánh bắt thủy sản thì giá trị ngày công cao hơn nhiều (bình quân 100.000 đồng/ngày) …nên Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Cầu rất khó thuê lao động để thực hiện các công viê ̣c của dự
án đă ̣c biê ̣t là tổ chức ký các hợp đồng dài hạn, do vậy số người lao động tham gia dự án tại địa phương chỉ chiếm một phần nhỏ so vớ i khối lượng công viê ̣c dự án ta ̣i đi ̣a phương. Nếu như có sự phối hợp tốt trong vận động, giải thích rõ các cơ chế chính sách cho dân về mục tiêu và hiệu quả mong đợi của dự án và chỉ đạo điều hành quyết liệt từ UBND thi ̣ xã Sông Cầu thì chắc chắn đây là nguồn tạo việc làm và có thu nhập ổn định cho nhân dân, điều đặc biệt có tác dụng lớn hơn là chính nhân dân tham gia nhận khoán trồng, chăm sóc bảo vệ rừng sẽ là chủ rừng mới sau đầu tư thông qua các hợp đồng với Ban Quản lý rừng phòng hộ và rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn
Tương tự như vậy đối với các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, qua thu thập thông tin thấy rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng hầu hết đòi hỏi người lao động có tay nghề chuyên môn, người dân địa phương chỉ tham gia vào những công việc không đòi hỏi kỹ thuật nhiều. Chính vì vậy, số lao động địa phương tham gia vào các hoạt động này còn nhiều hạn chế: Hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng đã thu hút 17.500 ngày công và hơn 200 lao động từ 4 thôn bản có hoa ̣t đô ̣ng hỗ trợ sinh kế
tham gia; Như vậy tại Sông Cầu có khoảng gần 600 người lao động tham gia vào các hoạt động lâm sinh và xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án. Những con số này so với dân số địa phương chiếm một phần không nhỏ nhưng so với quy mô dự án thì số lượng đó chưa đáp ứng được mong mỏi của địa phương muốn được tham gia vào các hoạt động của dự án nhiều hơn nữa bởi thông qua việc tham gia trồng rừng,
62
chăm sóc, bảo vệ rừng và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của Dự án thì vừa mang lại thu nhập đồng thời nâng cao kỹ năng, trình độ lao động của họ ngay tại địa phương.
- Tác động tới sự thay đổi cơ cấu ngành nghề nông thôn
Trước khi thực hiện dự án, đa số trong vùng có cơ sở hạ tầng thấp kém, việc đi lại của người dân địa phương gặp rất nhiều khó khăn (đường lầy lội vào mùa mưa, bụi bẩn vào mùa khô). Khi thực hiện dự án, ngoài các hạng mục lâm sinh còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án, đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân trong vùng dự án. Các công trình như đường bê tông nông thôn, đập thuỷ lợi, kênh mương… đã góp phần đáng kể vào sự đổi thay cơ sở vật chất ở thôn bản
Cơ cấu ngành nghề của người dân trước khi thực hiện dự án chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Tuy nhiên, sau khi thực hiện dự án người dân có điều kiện nâng cao thu nhập từ việc tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, đồng thời nhận thức của người dân đối với nghề rừng cũng có thay đổi tích cực. Rất nhiều hộ dân có đất lâm nghiệp đã tự đầu tư trồng mới rừng, bên cạnh đó họ cũng bảo vệ tốt hơn diện tích rừng tự nhiên hiện có. Từ việc đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng tự giác của người dân đã tạo tiền đề cho việc nâng cao thu nhập đáng kể từ nghề rừng. Từ đó dẫn đến thay đổi cơ cấu ngành nghề nông thôn chuyển dịch dần sang sản xuất lâm nghiệp.
- Thu hẹp khoảng cách và bình đẳng giới.
Vùng triển khai dự án tại Sông Cầu đa số là bà con dân tộc, vấn đề giới trong các hoạt động của dự án được quan tâm, tất cả các hoạt động của dự án đều khuyến khích sự tham gia của nữ giới. Trong các lớp tập huấn kỹ thuật, hội nghị, hội thảo, vấn đề về giới đều được chú trọng. Qua 7 năm thực hiện dự án cho thấy vấn đề giới trong dự án luôn được bình đẳng và phát triển, góp phần vào việc phá bỏ các hủ tục lạc hậu về giới, khuyến khích người phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội hơn, đặc biệt phụ nữ là người dân tộc thiểu số.
63
Bảng 4.13 . Thống kê số hộ tham gia các hoạt động của dự án.
TT Hoạt động Số hộ Số lao động
Phụ nữ Số lượng Tỷ lệ
(%)
1 Trồng rừng 120 260 90 45
2 Bảo vệ rừng tự nhiên 40 120 20 17
3 Tập huấn – học tập 190 200 80 40
4 Làm lề đường thôn bản 70 120 78 65
Nguồn: Hội Phụ nữ xã Xuân Lâm và Xuân Lộc tháng 3/2011 Qua thống kê tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động dự án cho thấy: không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ nam và nữ tham gia trồng rừng nhưng số phụ nữ tham gia bảo vệ rừng tự nhiên chỉ chiếm 17% và số lượng nữ tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật về trồng rừng, bảo vệ rừng, khuyến nông khuyến lâm lại tương đối lớn (40,%), đắp đất 2 bên lề đường bê tông GTNT là chiếm 65 % là phụ nữ, điều đó
chứ ng tỏ khoảng cách về giới được thu he ̣p, công tác bình đẳng giới được quan tâm, không có tình tra ̣ng phân biê ̣t đối xử về giới.