CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Chất lượng rừng trồng và hiệu quả DATR JICA tại thị xã Sông Cầu
4.3.2. Hiệu quả trồng rừng
4.3.2.3. Hiệu quả về môi trường
Đánh giá định lượng chính xác hiệu quả về mặt môi trường cần phải có nghiên cứu về các chỉ tiêu cụ thể như sự thay đổi về môi trường: Trước, trong và sau quá trình thực hiện dự án dựa trên những chỉ tiêu về khả năng bảo tồn và tăng cường tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, nguồn nước và cải thiện hệ sinh thái rừng theo các tiêu chí đặc thù như chỉ số về sự phong phú loài thực vật (SR: Species Richness), chỉ số đa dạng sinh học loài H (Shannon – Weiner Index), chỉ số “Tập trung ưu thế” Cd, rửa trôi xói mòn, độ pH đất, dinh dưỡng, độ phì đất, vi sinh vật, cấu trúc, xói mòn bề mặt…vv. Các chỉ số này mang tính chuyên ngành cao.
Hiện tại còn thiếu nhiều thông tin và thời gian có hạn, do vậy chúng tôi chỉ tiến hành xem xét hiệu quả môi trường thông qua một số đánh giá gián tiếp bàng cách tiến hành phỏng vấn và lâ ̣p bảng hỏi để khảo sát hộ gia đình của các thôn tham
64
gia dự án và các thôn không tham gia dự án tại xã Xuân Lâm và Xuân Lộc: Vớ i dung lượng mẫu mỗi xã 30 hộ dân (trong đó 15 hộ tham gia dự án JICA và dự án 661 và 15 hộ không tham gia cả 2 dự án), thông qua các câu hỏi phỏng vấn phiếu điều tra phỏng vấn số 1 và số 2 .
Kết quả phỏng vấn tác đô ̣ng của dự án đến môi trừng được đánh giá như sau:
- Tác động đến độ che phủ rừng và tính đa dạng sinh học.
Với việc đầu tư trồng mới 20.756 ha, khoán bảo vệ rừng tự nhiên 18.957 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 2.698 ha và khoanh nuôi có trồng bổ sung 1.740 ha đã góp phần làm tăng độ che phủ rừng của các tỉnh lên rõ rệt (đối với tỉnh Phú Yên đã tăng độ che phủ rừng năm 2009 lên đạt 33,8%, so với năm 2003 chỉ đạt 30,4 % (QĐ số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010 của Bô ̣ Nông nghiê ̣p và phát triển nông thôn về công bố kết quả diễn biến tài nguyên rừng năm 2009).
Sau 7 năm thực hiện dự án trồng rừng JICA bằng các biê ̣n pháp kinh doanh rừng một cách khoa học, hợp lý vốn rừng của thị xã Sông Cầu cũng tăng về cả chất và lượng thể hiện ở chỗ: Riêng diện tích rừng trồng thành rừng đã làm tăng thêm 2.889,6 ha rừng tức tăng thêm 2% diện tích đất có rừng; các diện tích rừng tự nhiên được đưa vào bảo vệ tốt, điều đó đảm bảo rằng tỷ lệ che phủ rừng sẽ tăng lên.
Những năm trước đây công tác bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều ha ̣n chế, tình trạng săn bắt động vật hoang dã, khai thác lâm sản và đốt nương làm rẫy trái phép diễn ra thường xuyên, đã làm suy giảm đáng kể các loài động thực vật trong khu vực. Từ khi được thực hiện dự án, cùng với việc tạo lập và bảo vệ rừng, dự án cũng kết hợp với địa phương có kế hoạch quản lý, sử dụng rừng, giao đất giao rừng tới chủ rừng, thực hiện các quy định bảo vệ rừng hạn chế các hoạt động săn bắn động vật hoang dã, khai thác lạm dụng vốn rừng và đốt nương làm rẫy thông qua các lớp đào tạo tập huấn cho cán bộ và nhân dân trong vùng dự án, nhằm nâng cao ý thức của mọi người: không đốt nương làm rẫy, săn bắn buôn bán động vật rừng trái phép. Những tác động ấy đã làm cho tính đa dạng sịnh học được bảo tồn và phát triển.
Do điều kiện thời gian hạn chế, cũng như các phương tiê ̣n kỹ thuâ ̣t để xác đi ̣nh
65
chính xác mang tính đi ̣nh lượng không đáp ứng được, nên chúng tôi không thể lập ô tiêu chuẩn đo đếm các chỉ tiêu đa dạng sinh học, vì vậy thông qua phỏng vấn có sự tham gia của người dân, chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở bảng 4.14. dưới đây:
Bảng 4.14. Tổng hợp phỏng vấn về tính đa dạng sinh học tại xã Xuân Lâm và Xuân Lộc thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên.
Xã
Đa dạng
sinh học ở rừng tự nhiên
Đa dạng
sinh học ở rừng trồng (% số người
trả lời có thay đổi-tăng đáng
kể)
(% số người trả lời không thay
đổi
(% số người trả lời có thay đổi-tăng
đáng kể)
(% số người trả
lờ i không biết
Xã Xuân Lâm 88,3 11,7 70 30
Xã Xuân Lộc 90 10 70 30
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn người hưởng lợi tháng 3/2011.
Qua phỏng vấn các hộ gia đình có thời gian sinh sống lâu trên địa bàn xã Xuân Lâm và Xuân Lộc cho thấy khoảng gần 90 % số người được hỏi đều trả lời, trong những năm gần đây có sự xuất hiện trở lại một số loài động vật Heo rừng, cầy hương, chim, sóc… ở rừng tự nhiên và cũng trả lời như vậy là 70 % ở rừng trồng, điều này chứng tỏ rừng ở khu vực Xuân Lâm và Xuân Lô ̣c đã được cải thiê ̣n đáng kể cả về số và chất lượng nên tính đa da ̣ng sinh ho ̣c đã được cải thiê ̣n theo chiều hướng tốt (thay đổi tăng đáng kể)
- Tình trạng xói mòn và thoái hóa đất được cải thiện đáng kể.
Qua nghiên cứu khí hậu thủy văn thị xã Sông Cầu cho thấy: Sông Cầu có địa hình phức tạp nhiều đồi núi đốc, khí hậu khô nóng kéo dài, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung ở tháng 10 - 11, trong 4 tháng mùa mưa, lượng mưa có thể đạt khoảng 900-1200 mm, chính vì vậy càng thúc đẩy quá trình xói mòn và thoái hóa đất đai canh tác, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả canh tác của các loại cây trồng. Trước khi thực hiện dự án, tại thị xã có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc,
66
độ che phủ rừng còn thấp nên đất rừng bị xói mòn rửa trôi mạnh. Cùng với sự tăng lên về diện tích rừng tại các vùng đồi núi, tình trạng xói mòn và thoái hóa đất dần dần đã được cải thiện. Khi độ che phủ của rừng được nâng cao và chất lượng rừng được cải thiện thì khả năng bảo vệ đất của rừng đã được thừa nhận bằng nhiều công trình nghiên cứu và thực tiễn sản xuất. Thảm thực vật nói chung, thực vật rừng nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành của đất. Trong quá trình sinh trưởng phát triển cây rừng có tác động mạnh đến tính chất lý hoá học của đất, mặt khác còn hạn chế các tác nhân gây hại đến môi trường đất như xói mòn, rửa trôi, điều tiết nguồn nước trong đất… Do hạn chế về thời gian nên chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn và hỏi cán bộ và người dân sống lâu năm tại xã căn cứ vào mối quan hệ giữa độ phì của đất với năng suất cây trồng (chủ yếu là cây lương thực), về các chỉ tiêu tăng hay giảm tình hình sạt lở, diê ̣n tích sa ̣t lở, mức đô ̣ sói mòn, theo mức độ: 1- Tăng; 2- Không thay đổi; 3- Giảm ít; 4- Giảm rõ rệt.Kết quả điều tra phỏng vấn khả năng bảo vệ đất thông qua người dân địa phương được tổng hợp tại bảng 4.15
Bảng 4.15. Tổng hợp phỏng vấn về tình trạng xói mòn
và thoái hóa đất từ sau quá trình thực hiện dự án tại thị xã Sông Cầu.
TT Chỉ tiêu /Mức độ
Tăng Không
thay đổi Giảm ít Giảm rõ rệt Số
người % Số
người % Số
người % Số
người %
1 Số vu sạt lở đất 0 0 3 10 7 23,3 20 66,7
2 Diện tích xói
mòn đất 0 0 3 10 12 40 15 50
3 Mức độ xói mòn 0 0 4 13,3 13 43,3 13 43,3
Tổng 0 0 10 11 32 35,5 48 53,5
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn tháng 3/2011 Từ bảng 4.15, ta có thể thấy dự án được thực hiện tại thị xã Sông Cầu từ năm 2003-2008 và hiện nay đã đem đến những tác động tích cực về khả năng bảo vệ đất cụ thể là:
67
+ Số vụ sạt lở đất tại địa phương gần đây, 100% người được phỏng vấn cho rằng số vụ sạt lở không tăng; Số vụ sạt lở đất giảm và giảm rõ rệt, 27/30 người được phỏng vấn (chiếm 66,7%);
+ Về diện tích đất thiệt hại do sói mòn, 100% người được phỏng vấn cho rằng diện tích đất bị sói mòn không tăng; Còn lại 50% số người được phỏng vấn đánh giá là giảm rõ rệt và 40 % đánh giá có giảm ít;
+ Mức độ xói mòn đất, cho thấy 100% số người được phỏng vấn cho rằng mức độ sói mòn không tăng, 26/30 người được phỏng vấn (chiếm 86,6%) cho rằng mức độ sói mòn giảm đáng kể.
Như vậy, tổng hợp các ý kiến đánh giá về 3 yếu tố gây nên sói mòn đất và
thoái hóa đất chủ yếu như sau: Được bảo vê ̣ tốt (không tăng): Chiếm 100%; Không thay đổi là 11%; Giảm ít là 35,6 % và giảm đáng kể chiếm 53,4 %. Điều này chứng tỏ dự án trồng rừng JICA đã thực hiện tốt các hạng mục phục hồi và quản lý rừng, cùng với các dự án khác trên địa bàn góp phần làm tăng độ che phủ của rừng tại thị xã Sông Cầu và đã có tác động tốt đến chất lượng đất góp phần làm giảm xói mòn, sạt lở đất và ha ̣n chế thoái hóa đất trên địa bàn.
- Chất lượng nguồn nước và trữ lượng nguồn nước ngầm đảm bảo:
Trên địa bàn diện tích đất mặt nước là sông, suối, ao, hồ, đập làm nhiệm vụ giữ gìn và điều tiết nước phục vụ các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt không chỉ có Sông Cầu mà còn ảnh hưởng tới các vùng xung quanh. Theo kết quả điều tra cơ bản các hộ gia đình tham gia dự án, có thời gian sinh sống lâu dài ở địa phương cho biết:
Trước những năm 2002, tình hình khô hạn kéo dài, nhiều hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt và thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào mùa khô.
Từ sau năm 2005 đặc biệt sau năm 2007, khi dự án xây 2 đập thủy lợi (Ông Chớn và Ông Đào) đã có tác dụng ngăn mặn và giữ ngọt cho xã Xuân Lộc và thị xã làm cho số lượng và chất lượng nước sinh hoạt của địa phương trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể, trữ lượng nước ngầm của Nhà máy nước Sông Cầu những năm gần đây nâng lên và ổn định hơn. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các hộ về mức độ cải thiện nguồn nước tại các thời điểm sau khi thực hiện dự án với
68
các chỉ tiêu và mức độ như đối với khả năng bảo vệ đất, có được kết quả như bảng 4.16 dướ i đây:
Bảng 4.16. Tổng hợp phỏng vấn về chất lượng nước từ sau khi thực hiện dự án.
T T
Chỉ tiêu /Mức độ
Tăng Không
thay đổi Giảm ít Giảm rõ rệt Số
người % Số
người % Số
người % Số
người %
1
Thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt
0 0 1 3,3 12 40 17 56,7
2 Nước chưa
sạch 2 6,6 7 23,4 9 30 12 40
3
Sau mưa
nước ở sông hồ đục, bẩn…
1 3,3 6 20 10 33,4 13 43,3
Tổng 3 3,3 14 15,6 31 34,4 42 46,7
Nguồn: Điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình tại Sông Cầu tháng 3/2011 Qua số liệu đánh giá trên cho thấy từ khi dự án trồng rừng JICA thực hiện tại thị xã Sông Cầu đã cải thiện rõ rệt tình trạng thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt cụ thể là: 17/30 người được phỏng vấn (chiếm 56,7%) cho rằng vấn đề thiếu nước sản xuất và nước sinh hoa ̣t đã được cải thiện rõ rệt, đồng thời chất lượng nước cũng trở nên tốt hơn, sạch hơn. Độ đục của nước ở sông hồ sau mỗi trận mưa to cũng giảm đáng kể (43,3% số người được hỏi đều cho rằng nước sông hồ sau mưa giảm bẩn và đu ̣c hơn trước), điều này thấy rằng mỗi khi mưa xuống thì đã có lớp thảm thực vâ ̣t rừng giữ nước ở đầu nguồn, lượng mưa đã được thảm thực vâ ̣t rừng giữ la ̣i, ngấm qua đất hạn chế nước mặt chảy tràn làm cho nước sông hồ sau mưa không đục như trước…Rừng đã có tác dụng đáng kể trong việc phòng hộ và tăng nguồn nước ngầm, góp phần đảm bảo đời sống cho cộng đồng và khu vực lân cận.
69
- Tác động đến môi trường không khí và các sự cố môi trường.
Cùng với nâng cao khả năng bảo vệ đất, nước, rừng còn tác động đến môi trường không khí trong và ngoài khu vực. Trước khi thực hiện dự án, do độ che phủ của rừng thấp, đường giao thông chủ yếu là đường đất nên không khí oi bức và có nhiều bụi vào mùa khô. Do không có điều kiện làm các thí nghiệm quan trắc môi trường không khí nên chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn người dân trên đi ̣a bàn xã Xuân Lâm và Xuân Lô ̣c. Kết quả tổng hợp phỏng vấn được đánh giá như bảng 4.17 dưới đây:
Bảng 4.17. Tổng hợp phỏng vấn về hiệu quả của dự án đến khả năng cải thiện môi trường không khí.
Địa điểm
Có nhận thấy cải thiện môi trường không khí (% số người trả lời có)
Không biết, không cả i thiê ̣n gì lớn (% số người trả lời không)
Xã Xuân Lộc 93,3 6,7
Xã Xuân Lâm 90,0 10,0
Tổng số 91,7 8,3
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn các hộ gia đình tháng 3/2011.
Từ kết quả trên cho thấy có trên 90 % nhân dân trên đi ̣a bàn 2 xã tham gia dự án cho rằng môi trường không khí có sự cải thiện rõ rê ̣t, không khí trong lành hơn, bụi không khí cũng ít hơn, vào mùa khô thấy không khí đỡ oi bức và mát mẻ hơn.
Bên cạnh việc góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo lập không khí trong lành hơn, điều hòa nguồn nước, rừng trồng dự án JICA tại thị xã Sông Cầu còn góp phần giảm thiểu các sự cố môi trường thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn trên địa bàn như cháy rừng, lũ lụt, hạn hán…
Với diện tích gần 3000 ha dự án trồng rừng JICA đầu tư tại Sông Cầu đến thời điểm này rừng phát triển tốt, hiê ̣n nay đã có trữ lượng, tiểu vùng sinh thái rừng đã được cải thiện rõ rệt, điều kiện khí hậu khắc nghiệt khô nóng và biên độ nhiệt cao tại đây đã thay đổi nhiều so với trước khi có dự án, góp phần nâng cao chất lượng cũng như ổn định độ che phủ rừng góp phần hạn chế lũ lụt và hạn hán trên địa bàn.
Kết quả phỏng vấn thu được như bảng 4.18 dưới đây:
70
Bảng 4.18. Tổng hợp phỏng vấn về ả nh hưởng của dự án đến giảm nhẹ thiên tai và sự cố môi trường.
T T
Chỉ tiêu /Mức độ
Tăng Không
thay đổi Giảm ít Giảm rõ rệt Số
người % Số
người % Số
người % Số
người %
1
Số vụ cháy rừng tự nhiên
0 0 3 10 12 40 15 50
2
Số vụ và mức độ lũ lụt
0 0 2 6,7 10 33,3 18 60
3 Tình hình
hạn hán 0 0 4 13,3 9 30 17 56,7
Tổng 0 0 9 10 31 34,4 50 55,6
Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn các hộ gia đình tháng 3/2011 Qua Bảng 4.18. cho thấy những đánh giá của người dân địa phương sống lâu năm tại thi ̣ xã Sông Cầu về tình hình cải thiện khí hậu và giảm nhẹ các sự cố môi trường tại địa phương sau khi thực hiện dự án JICA trên đi ̣a bàn Sông Cầu như sau:
Số vụ cháy rừng tự nhiên trên địa bàn xã được đánh giá là giảm nhiều (giảm 50%) nhưng vẫn còn cao, hiê ̣n nay tình hình này đã được cải thiê ̣n nhiều thông qua tập huấn phòng cháy chữa cháy rừng và xử lý nghiêm các vu ̣ vi pha ̣m lâm luâ ̣t. Còn về số vụ sạt lở và mức độ lũ lụt tại thị xã được đánh giá là giảm rõ rệt (chiếm 60%);
Về tình hình hạn hán được đánh giá là giảm rõ rê ̣t (chiếm 57%).
Qua đó cho thấy hiê ̣u quả của viê ̣c trồng rừng ta ̣o ra thảm thực vâ ̣t bảo vê ̣ mặt đất, nhằm ha ̣n chế sói mòn, sa ̣t lở đất và tâ ̣p huấn nâng cao nhâ ̣n thức về phòng cháy chữa cháy rừng đã có tác du ̣ng và hiê ̣u quả rõ rê ̣t, trong 7 năm qua rừng JICA trồng tại Sông Cầu khu vực Đèo Cù Mông đã bị thiệt hại do cháy rừng 41,2 ha, vì
71
vậy trong thời gian tới, cần tiếp tục có những biện pháp tuyên truyền giáo dục tích cực hơn nữa cho người dân và cộng đồng trong công tác PCCCR là điều rất cần thiết.
Tóm lại, dự án trồng rừng JICA tại thị xã Sông Cầu đã đem lại hiệu quả to lớn về môi trường trong vùng cũng như toàn tỉnh, góp phần giảm thiểu các sự cố môi trường và đối phó với biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp và khó lường thì rừng trồng phòng hộ đầu nguồn dự án JICA lại càng có nhiều ý nghĩa thiết thực giúp nhân dân các dân tộc trên đi ̣a bàn có một cuộc sống an toàn hơn.