Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.2. Tổng quan về tác động của BĐKH
2.1.2.2. Các tác động của BĐKH theo vùng địa lý
Có 4 vùng địa lý chịu tác động lớn của hiện tượng BĐKH.
a. Vùng ven biển
Vùng ven biển được hiểu là những dải đất gần biển nhất, hoàn toàn bị chi phối bởi nước mặn quanh năm, không thể cung cấp nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, chịu tác động trực tiếp của biển như sóng, gió, bão... Bề rộng dải đất này được xác định một cách tự nhiên hoặc được giới hạn bởi đường biên cuối cùng của các dự án thủy lợi đang làm nhiệm vụ ngăn mặn và giữ ngọt. Ở đây người dân chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, làm muối, trồng rừng và các dịch vụ liên quan đến du lịch, vận tải sông - biển…...
Vùng ven biển nước ta có thể chia làm 3 khu vực: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Các khu vực này thường xuyên chịu nhiều tác động của các hiện tượng liên quan đến khí hậu như bão và ấp thấp nhiệt đới (đặc biệt là Trung Bộ); lũ lụt và sạt lở đất (đặc biệt là Bắc Bộ và Trung Bộ). Bên cạnh đó, vùng ven biển là nơi tập trung của nhiều đô thị và các khu vực dịch vụ nên hầu hết các ngành và hoạt động kinh tế xã hội đã, đang và sẽ chịu tác động mạnh của BĐKH. Hai ngành chịu tác động mạnh của hiện tượng cực đoan này là du lịch và thuỷ sản.
b. Vùng đồng bằng.
Vùng đồng bằng là vùng đất tương đối thấp, nơi các hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nhất. Tuy nhiên, nguồn nước phục vụ cho sản xuất tại khu vực này lại phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước ngọt từ các con sông. Hiện nay, phần lớn các con sông đều được khai thác để phục vụ cho việc phát triển các dự án thuỷ điện bằng việc ngăn dòng chảy của các con sông làm cho lượng nước ngọt đổ về các đồng bằng ngày càng giảm. Mặt khác, với tác động của hiện tượng BĐKH, hiện tượng nhiệt độ tăng cao vào mùa khô và lượng mưa thay đổi không ổn định. Đồng thời với hiện tượng BĐKH (triều cường, xâm nhập mặn) kết hợp với hạn hán vào mùa khô làm cho vấn đề xâm nhập mặn lấn sâu hơn vào đồng bằng làm cho việc sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Việt Nam có hai vùng đồng bằng chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là các vùng thấp nên thường xuyên chịu tác động của ngấp úng. Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ chịu tác động của bão và ấp thấp nhiệt đới, lũ lụt và xói lở trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. Với hiện tượng BĐKH (triều cường, xâm nhập mặn), thì đồng bằng sông Cửu Long sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
c. Vùng núi và trung du.
Đây là nơi có địa hình tương đối cao hơn so với vùng đồng bằng và vùng ven biền. Vùng này có kết cấu địa hình khá phức tạp, nơi đan xen của các dải núi.
Nơi tập trung nhiều rừng và phù hợp với việc phát triển các cây công nghiệp.
Vùng núi và trung du Việt Nam có thể được chia làm các khu vực chủ yếu:
Vùng núi và trung du Bắc Bộ, vùng núi Trung Bộ và Tây Nguyên. Các khu vực này thường chịu ảnh hưởng của lũ, lũ quét và sạt lở đất; cháy rừng hạn hán (đặc biệt là vùng núi Bắc Bộ và Trung Bộ). Các lĩnh vực An ninh lương thực, Lâm nghiệp, Giao thông vận tải và Môi trường tại những khu vực này chịu tác động đáng kể của hiện tượng BĐKH nhưng không bao gồm tác động của hiện tượng MNBD.
d. Vùng đô thị.
Các đô thị tập trung chủ yếu dọc theo vùng ven biển và các vùng đồng bằng.
Các đô thị miền núi và trung du có quy mô không lớn, trong khi đó các đô thị lớn lại nằm ở khu vực đồng bằng và ven biển nên khi nước biển dâng, bão và lũ lụt là những mối nguy hại nghiêm trọng nhất. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội ở khu vực đô thị đều chịu tác động của BĐKH - MNBD. Đặc biệt, do khu vực đô thị là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị nên khả năng dễ bị tổn thương và thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng,…sẽ lớn hơn. Các cộng đồng có khả năng dễ bị tổn thương cũng đa dạng hơn do các vấn đề xã hội ở đô thị phức tạp hơn.
Tuy nhiên, khả năng ứng phó ở các khu vực đô thị luôn cao hơn các khu vực nông thôn do có mặt bằng chung về nhận thức cao hơn, trình độ và năng lực quản lý, hệ thống hạ tầng tốt hơn so với vùng nông thôn ven biển.
Bảng 2.2. Các ngành và đối tượng chịu tác động của BĐKH theo vùng địa lý Vùng
địa lý
Các tác động Ngành chịu tác động Đối tượng dể bị tổn thương Vùng
ven biển và hải đảo
- Mực nước biển dâng.
- Gia tăng bão và ấp thấp nhiệt đới.
- Gia tăng lũ lụt và sạt lở đất.
- Nông nghiệp và an ninh lương thực.
- Thuỷ sản.
- Giao thông vận tải.
- Xây dựng, hạ tầng, phát triển đô thị/nông thôn.
- Môi trường.
- Ý tế, sức khoẻ, cộng đồng/các vấn đề xã hội khác.
- Kinh doanh dịch vụ, thương mại và du lịch.
- Nông dân và ngư dân nghèo quen biển.
- Người già, trẻ em, phụ nữ.
Vùng đồng
- Mực nước biển dâng
- Nông nghiệp và an ninh lương thực.
- Nông dân nghèo.
bằng - Gia tăng bão và ấp thấp nhiệt đới.
- Lũ lụt và sạt lở đất - Xâm nhập mặn
- Thuỷ sản.
- Công nghiệp - Giao thông vận tải.
- Xây dựng, hạ tầng, phát triển đô thị/nông thôn - Môi trường
- Y tế, sức khoẻ cộng đồng/các vấn đề xã hội khác
- Kinh doanh dịch vụ, thương mại.
- Người già, phụ nữ, trẻ em.
Vùng núi và trung du
- Gia tăng lũ và sạt lở đất
- Gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan - Nhiệt độ gia tăng và hạn hán
- An ninh lương thực - Giao thông vận tải - Môi trường/tài nguyên - Y tế, sức khoẻ cộng đồng và các vấn đề xã hội khác
- Dân cư miền núi, nhất là dân tộc thiểu số - Người già, phụ nữ và trẻ em
Vùng đô thị
- Mực nước biển dâng
- Gia tăng bão và ấp thấp nhiệt đới
- Gia tăng ngập lụt và ngập úng
- Nhiệt độ tăng
- Công nghiệp.
- Giao thông vận tải.
- Xây dựng, hạ tầng, phát triển đô thị
- Môi trường và tài nguyên nước
- Y tế, sức khỏe cộng đồng/các vấn đề xã hội khác.
- Kinh doanh dịch vụ, thương mại và du lịch - Năng lượng.
- Người nghèo: Thu nhập thấp, công nhân.
- Người già, phụ nữ, trẻ em.
- Người lao động
- Người nhập cư.
Nguồn: Viện khoa học khí tượng và thuỷ văn môi trường.