Các biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn của hộ gia đình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 82 - 85)

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.4. Các biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn của hộ gia đình

4.4.1. Các biện pháp ứng phó trước khi xảy ra xâm nhập mặn của hộ gia đình.

Nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố tự nhiên, đặc biệt là những biểu hiện của hiện tượng BĐKH mà các hộ sản xuất khó kiểm soát. Tuy nhiên, nếu các hộ gia đình có những biện pháp ứng phó với hiện tượng này là rất quan trọng. Với những ứng phó tốt sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro cho sản xuất.

Những biện pháp ứng phó của các hộ gia đình được thể hiện ở bảng sau:

Hình 4.5: Các biện pháp ứng phó của hộ gia đình trước khi xảy ra và xâm nhập mặn

Kết quả điều tra cho thấy, hai biện pháp ứng phó chủ yếu của các nông hộ là làm bờ bao và đặt cống. Trong đó, việc đặt cống nhằm bảo vệ diện tích đất sản xuất khi có triều cường, trong khi đó việc đặt cống sẽ giúp cho việc sản xuất ổn định hơn nhờ vào việc giữ độ mặn ổn định trong tình mặn xâm nhập sâu làm độ

87,43%

12,57%

Đặc cống làm bờ bao

153 hộ 22 hộ

mặn gia tăng không ổn định. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện các biện pháp ứng phó trên địa bàn còn thấp, chỉ có 175 hộ thực hiện ứng phó trong tổng số 644 hộ được khảo sát thực hiện làm bờ bao và đặt cống. Trong đó, có đến 153 biện pháp thực hiện làm bờ bao chiếm 87,43% tổng số biện pháp ứng phó. Trong khi đó biện pháp đặt cống rất hạn chế, chỉ chiếm 12,57%. Qua đó thể hiện mức độ xây dựng cống chưa đạt hiệu quả cao nên việc thực hiện biện pháp này còn thấp.

4.4.2. Chi phí cho việc ứng phó trước khi xâm nhập mặn xảy ra

Việc đầu tư vào các biện pháp để ứng phó của các hộ gia đình sẽ làm gia tăng chi phí trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, khi chi phí cho các khoảng ứng phó này gia tăng sẽ làm giảm một phần thu nhập của hộ. Tuy nhiên, với việc đầu tư vào các biện pháp ứng phó sẽ làm giảm rủi ro trong sản xuất. Bảng sau đây thể hiện chi phí cho việc ứng phó với BĐKH của các hộ dân.

Bảng 4.9: Chi phí cho việc ứng phó trước khi xâm nhập mặn xảy ra

Chỉ tiêu Trung bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn

Chi phí (triệu đồng) 10,33 0 80 13,526

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Qua khảo sát cho thấy, chi phí trung bình cho việc đầu tư ứng phó đạt 10,33 triệu đồng. Trong khi đó, chênh lệch giữa mức chi phí cao nhất và thấp nhất khá lớn, với 80 triệu đồng và 0 triệu đồng. Điều này một phần phản ánh sự chênh lệch giữa những vùng trồng lúa, màu chuyên canh hay luân canh so với vùng luân canh lúa - tôm. Đối với vùng chuyên canh và luân canh lúa màu thì chi phí cho việc ứng phó với BĐKH mà chủ yếu là làm bờ bao tương đối thấp, do phần lớn diện tích này nằm trong đê và ít bị ảnh hưởng bởi triều cường và xâm nhập mặn, nên việc làm và gia cố bờ bao của các hộ rất đơn giản, phụ thuộc chủ yếu vào lao động gia đình. Tuy nhiên, với những hộ luân canh lúa tôm thì chủ yếu nằm ngoài đê nên

việc làm bờ bao phải kiên cố, chủ yếu là thuê lao động và máy móc. Vì vậy chi phí của những hộ này rất cao.

4.4.3. Các biện pháp đối phó với xâm nhập mặn về lâu dài của hộ gia đình Ngoài những biện pháp đối phó với XNM vào thời điểm hiện tại thì người nông dân còn cho rằng nên có những biện pháp đối phó về lâu dài, để XNM không làm ảnh hưởng đến sản xuất. Bảng sau thể hiện các biện pháp đối phó với XNM của các hộ gia đình về lâu dài.

Bảng 4.10: Các biện pháp đối phó của hộ gia đình với XNM về lâu dài của các hộ gia đình

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Kết quả điều tra cho thấy, có 4 trong số 644 hộ cho rằng về lâu dài nên chuyển đổi cây trồng, tuy số người nhận thức được vấn đề cho lâu dài là không nhiều nhưng cũng cho thấy mức độ quan tâm người dân đối với XNM và xem XNM là vấn đề quan trọng trong sản xuất. Với hình thức chuyển đổi cây trồng như: chọn những giống cây trồng có tính chịu mặn cao, hay chuyển hẳn sang những mô hình sản suất mà thích hợp với nước mặn như nuôi tôm, cua, cá lóc,…Đắp bờ bao kiên cố hơn là biện pháp được đề cặp nhiều nhất, bờ bao kiên cố

Các biện pháp đối phó với XNM Tần số %

Chuyển đổi cây trồng 4 25

Đắp bờ bao kiên cố 10 62,50

Thay đổi lịch thời vụ 2 12,50

Tổng 16 100

Số mẫu 644

giúp ngăn chặn tốt XNM người dân yên tâm sản xuất. Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng sẽ thay đổi lịch xuống giống.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)