NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM LÀM GIẢM MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG VÀ NÂNG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 114 - 117)

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

5.2. NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM LÀM GIẢM MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG VÀ NÂNG

Từ những nhược điểm được trình bày ở phần trên cho thấy, các hộ gia đình ở huyện Cầu Ngang – Trà Vinh bị tác động của hiện tượng BĐKH (triều cường, xâm nhập mặn) là khá lớn. Vì vậy, để giảm thiểu mức độ tổn thương và nâng cao khả năng thích nghi của hộ gia đình đối với hiện tượng này, thì cần có những giải pháp cho cả các hộ gia đình và địa phương (đặc biệt là nhà nước).

5.2.1. Đối với hộ gia đình

Hộ gia đình là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp dưới tác động của BĐKH.

Tuy nhiên, hiện nay các hộ gia đình trên địa bàn còn gập nhiều khó khăn trong

việc đối phó với BĐKH nên khả năng thích nghi còn thấp và mức độ tổn thương còn cao. Do đó, để nâng cao khả năng thích nghi và làm giảm mức độ tổn thương thì các nông hộ cần có những giải pháp để khắc phục những tồn tại. Sau đây là một số giải pháp đối với các hộ gia đình:

- Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về BĐKH, quan tâm hơn nữa về diễn biến của hiện tượng này, thường xuyên theo dõi thông tin về thời tiết.

- Thứ hai, lựa chọn lĩnh vực sản xuất phù hợp với quy hoạch trong vùng, tuân thủ lịch thời vụ.

- Thứ ba, chủ động trong việc nâng cao kỹ thuật sản xuất, bằng việc tham gia vào các chương trình tập huấn của nhà nước về kỹ thuật, chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau trong sản xuất giữa các hộ gia đình.

- Thứ tư, đa dạng hoá trong nguồn thu nhập, nhằm hỗ trợ những khó khăn khi sản xuất nông nghiệp gặp rủi ro.

- Ngoài ra, các hộ cần chủ động trong việc bảo vệ lĩnh vực sản xuất của gia đình: Như xây dựng bờ bao, hệ thống cống kiên cố, lựa chọn loại giống có khả năng chống chịu với xâm nhập mặn tốt hơn.

5.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương

Để tăng cường khả năng thích nghi và hạn chế mức độ tổn thương cho các hộ gia đình và cộng đồng thì vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương trên địa bàn đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy mà nhà nước và chính quyền địa phương cần phải có những biện pháp đầu tư để giúp các hộ gia đình gia tăng khả năng thích nghi và giảm thiểu mức độ tổn thương.. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:

- Quy hoạch vùng và lĩnh vực sản xuất cho từng địa phương, kiểm tra và có những biện pháp xử lý thích hợp đối với những hộ vi phạm khi không tuân thủ lịch thời vụ và vùng thả nuôi.

- Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn, thông qua việc xây dựng, nạo vét kênh dẫn nước phục vụ cho sản xuất, đầu tư thêm hệ thống đê bao, cống tại các xã vùng ven. Bên cạnh đó cần chú trọng việc điều tiết nước hợp lý để phục vụ cho các lĩnh vực sản xuất khác nhau.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các hộ gia đình về diễn biến và tác động của BĐKH (triều cường, xâm nhập mặn) thông qua nhiều kênh để người dân dể dàng tiếp cận, đặc biệt là các phụ nữ và những người có trình độ học vấn thấp.

- Hỗ trợ vốn đối với những hộ có hoàn cảnh khó khăn và thiếu vốn sản xuất.

Bên cạnh đó, thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các hộ gia đình, cử cán bộ đến từng khu vực để khảo sát thực tế. Đồng thời, nghiên cứu ra những giống nông nghiệp có khả năng thích nghi với xâm nhập mặn cao.

- Ngoài ra, cần đẩy mạnh hoạt động của các đoàn thể ở địa phương, thường xuyên tổ chức những chương trình phổ biến kiến thức về xâm nhập mặn, kĩ thuật canh tác, khả năng thích nghi để nâng cao nhận thức của người dân. Từ đó, nâng cao khả năng thích nghi. Các cơ quan chuyên môn phải tích cực thông báo đến người dân những thông tin cần thiết như lịch thời vụ, hướng dẫn kĩ thuật canh tác, thống báo giống cấy, con mới, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, thống báo khi có dịch bệnh….

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)