Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tổn thương (SVI)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 100 - 104)

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.8. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI

4.8.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tổn thương (SVI)

Thông qua việc phân tích mức độ tổn thương sẽ giúp xác định được các yếu tố tác động và chiều của tác động đến mức độ tổn thương. Để từ đó giúp các hộ gia đình có những biện pháp giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.

4.8.1.1. Mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy sau đây thể hiện mối quan hệ giữa các biến quan sát tác động đến mức độ tổn thương (Vi) của các hộ gia đình:

Vi = α0 + β1DUM_ThuySan + β2DUM_Mau + β3DUM_DienTich + β4Q7_P1 + β5S1+ β6Q13_S3 + β7Q48_X8 + β8Q49_X9 + β9Q5_X6 + β10DUM_Xa_VinhKim + β11DUM_Xa_ThuanHoa + β12DUM_Xa_MyHoa + β13DUM_Xa_MyLongNam + β14DUM_Xa_LongSon + εi

Kết quả mô hình hồi quy.

Bảng 4.18: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tổn thương của hộ gia đình

Biến Nội dung biến Kết quả hệ số ước

lượng

Hằng số 0,527

(0,000*) DUM_ThuySan 1: Thuỷ sản

0: Lúa

- 0,009 ns (0.266)

DUM_Mau 1: Màu

0: Lúa

- 0,013 ns (0,249) DUM_DienTich 1: Diện tích > 1ha

0: Khác

- 0,010 ns (0,255) Q7_P1 Khoảng cách đến bờ biển/đê biển - 0,001 ns (0,583)

S1 Tỷ số phụ thuộc 0,114

(0,000*)

Ghi chú: *, **, ***: Có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 1%, 5% và 10%

ns: không có ý nghĩa thống kê

Kết quả mô hình cho thấy, trong số 14 biến độc lập đưa vào mô hình có 8 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa từ 1% đến 5%. Kết quả phân tích cũng cho thấy hệ số R2 là 0,252. Điều này cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 25,20% mức độ tổn thương xã hội của các hộ gia đình trên địa bàn quan sát.

Q13_S3 Ý thức đối phó với thiên tai 0,003ns (0,251) Q5_X6 Đầu tư vào các biện pháp trước

khi thiên tai xuất hiện

- 0,022 (0,000*) Q48_X8 Tiếp cận với trợ giúp khác sau

thiên tai

- 5,4E – 005 (0,000*) Q49_X9 Tổng thu nhập của hộ gia đình - 0,024 (0,022**) DUM_Xa_VinhKim 1: Xã Vinh Kim

0: Mỹ Long Bắc

0,060 (0,000*) DUM_Xa_ThuanHoa 1: Xã Thuận Hoà

0: Mỹ Long Bắc

0,061 (0,000*) DUM_Xa_MyHoa 1: Xã Mỹ Hoà

0: Mỹ Long Bắc

0,042 (0,001*) DUM_Xa_MyLongNam 1: Xã Mỹ Long Nam

0: Mỹ Long Bắc

0,025 ns (0,142) DUM_Xa_LongSon 1: Xã Long Sơn

0: Mỹ Long Bắc

0,038 (0,004*)

Kiểm định F 15,103

(0,000*) R2

Số quan sát

0,252 644

4.8.1.2. Phân tích tác động của các yếu tố nghiên cứu trong mô hình hồi quy đến việc mức độ tổn thương xã hội (SVI)

Dựa vào kết quả của mô hình hồi quy ở bảng 4.15, ảnh hưởng của từng biến đến mức độ tổn thương của các hộ gia đình có thể được diễn giải như sau:

T s ph thuc: Biến có ý nghĩa giải thích đầu tiên trong mô hình là biến tỷ số phụ thuộc. Theo kết quả phân tích hồi quy cho thấy, biến độc lập này có tương quan thuận với mức độ tổn thương với mức ý nghĩa thống kê 5%. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ số phụ thuộc càng cao thì mức độ tổn thương của hộ với tác động của BĐKH (triều cường, xâm nhập mặn) càng cao và ngược lại. Kết quả này được giải thích là do phần lớn thu nhập của các hộ gia đình là nguồn thu từ nông nghiệp, tuy nhiên đây lại là ngành sản xuất có tính rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên nên với những hộ gia đình có số người phụ thuộc càng cao thì mức độ tổn thương của hộ sẽ gia tăng.

Đầu tư vào các biện pháp thích nghi trước khi thiên tai xut hin: Khác với biến tỷ số phụ thuộc, ta có biến đầu tư vào các biện pháp thích nghi trước khi thiên tai xuất hiện có tương quan nghịch chiều với mức độ tổn thương và có ý nghĩa ở mức 5%. Điều này có nghĩa là việc càng đầu tư vào các biện pháp thích nghi trước khi thiên tai xuất hiện thì mức độ tổn thương sẽ giảm và ngược lại (giả định các yếu tố khác không đổi). Thực tế cho thấy, với những diễn biến bất thường của triều cường và xâm nhập mặn thì đối với các hộ tham gia trong sản xuất nông nghiệp cần có sự chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống bảo vệ vùng sản xuất của hộ như xây dựng hệ thống cống, bờ bao kiên cố trước khi hiện tượng này xảy ra, sẽ một phần làm giảm tác động của hiện tượng xâm nhập mặn và triều cường vào thời điểm loại thiên tai này diễn ra. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Tiếp cn vi tr giúp khác sau thiên tai: Theo mô hình phân tích, thì yếu tố này cũng có sự tác động nghịch chiều với mức độ tổn thương với ý nghĩa thống kê 5%. Điều này nói lên rằng nếu các hộ gia đình tiếp cận được sự trợ giúp từ cộng

đồng một cách dễ dàng sau thiên tai sẽ làm giảm mức độ tổn thương và ngược lại (với điều kiện các yếu tố khác không đối). Kết quả này được giải thích là do việc tiếp cận với cộng đồng sau thiên tai ở mức độ càng dễ dàng thì sẽ giúp cho các hộ gia đình nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ cộng đồng thông qua việc chia sẽ kinh nghiệm trong đối phó với thiên tai và có sự hỗ trợ , giúp đỡ vốn nên mức độ tổn thương sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu việc tiếp cận này trở nên khó khăn thì khả năng làm giảm mức độ tổn thương đối với bản thân hộ là rất thấp.

Tng thu nhp ca hộ gia đình: Kết quả phân tích cho thấy, biến tổng thu nhập của hộ có tương quan tỷ lệ nghịch với mức độ tổn thương (ở mức mức ý nghĩa 5%). Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tổng thu nhập của hộ càng cao sẽ làm cho mức độ tổn thương càng thấp và ngược lại. Mối quan hệ này được giải thích là vì với những hộ có tổng thu nhập cao thì khả năng tiếp cận thông tin và mức đầu tư cho các biện pháp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như kỹ thuật, con giống, xây dựng hệ thống thuỷ lợi,…của những hộ này tương đối cao hơn so với những hộ có tổng thu nhập thấp. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng của của BĐKH lên các hộ này sẽ thấp và qua đó làm giảm mức độ tổn thương.

Đối vi các biến gi là xã: Kết quả mô hình cho thấy, có sự khác nhau giữa xã Vinh Kim, Thuận Hoà, Mỹ Hoà và Long Sơn đối với xã Mỹ Long Bắc. Điều này có nghĩa là đối với các hộ ở các xã Vinh Kim, Thuận Hoà, Mỹ Hoà và Long Sơn dễ bị tổng thương hơn các hộ tại xã Mỹ Long Bắc với mức ý nghĩa của các biến thống kê đều nằm ở khoảng 5%. Kết quả này được giải thích là do xã Mỹ Long Bắc là xã giáp với sông Cổ Chiên nơi gần cửa biển, trong khi đó các xã Vinh Kim, Thuận Hoà và Mỹ Hoà nằm một phần tiếp giáp với Mỹ Long Nam và Mỹ Long Bắc phần còn lại tiếp giáp với vùng sâu trong nội đồng. Riêng xã Long Sơn là vùng nằm trong nội đồng, nên mức độ ảnh hưởng của triều cường và xâm nhập mặn đối với các xã này là tương đối thấp so với xã Mỹ Long Bắc. Bên cạnh đó, phần lớn các hộ gia đình tại xã Mỹ Long Bắc đều chuyên tham gia vào lĩnh vực

nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là lĩnh vực nuôi tôm. Nên ảnh hưởng của mặn đối với lĩnh vực này là rất thấp. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất của các hộ gia đình tại Vinh Kim, Thuận Hoà và Mỹ Hoà là luân canh một vụ lúa, một vụ tôm cùng với sản xuất màu. Còn đối với Long Sơn thì đây là xã chuyên lúa - màu và chỉ một phần nhỏ hộ tham gia sản xuất đan xen lúa tôm. Vì vậy, tác động tiêu cực của triều cường và xâm nhập mặn đối với các hộ trong các xã này tương đối cao do lúa và màu dễ bị tổn thất bởi mặn.

Qua kết quả chạy mô hình cho thấy, bên cạnh các yếu tác động đến mức độ tổn thương của các hộ gia đình đã được phân tích, còn có một số biến không có ý nghĩa thống kê như các biến giả là lĩnh vực thuỷ sản, màu, diện tích và xã Mỹ Long Nam. Đối với biến giả là thuỷ sản và màu, thì thuỷ sản và màu không có sự khác biệt về mức độ tổn thương. Đối với thuỷ sản tuy không bị ảnh hưởng lớn bởi mặn, nhưng với diễn biến không ổn định nên gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất và đối với màu thì về thuộc tính không có sự khác biệt so với lúa. Bên cạnh đó, với biến giả là diện tích thì cũng không có sự khác biệt về quy mô diện tích trong việc xem xét mức độ tổn thương. Điều này giải thích rằng ảnh hưởng của triều cường và xâm nhập mặn là ảnh hưởng trên diện rộng và ở mức độ tương đối cao. Ngoài ra, trên địa bàn huyện không có sự khác biệt giữa xã Mỹ Long Nam và Mỹ Long Bắc do đây đều là hai xã giáp với nhau và cùng nằm gần biển.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)