TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 79 - 82)

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH

4.3.1. Tình hình thay đổi về năng suất trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Sự thay đổi năng suất trong nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào kỹ thuật của từng hộ gia đình. Bên cạnh đó, nó cũng phản ánh phần nào mức độ ảnh hưởng của BĐKH (triều cường, xâm nhập mặn). Trong đó, năng suất cao hơn và không thay đổi hay thấp hơn một phần phản ánh về điều kiện tự nhiên thuận lợi và bất lợi.

Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như chất lượng giống, môi trường nước….. Bảng sau thể hiện sự thay đổi năng suất của lúa, màu và nuôi trồng thuỷ sản của các hộ gia đình.

Bảng 4.7: Sự thay đổi năng suất lúa – màu – thuỷ sản của năm vừa rồi so với năm 2011

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Theo kết quả điều tra cho thấy, đối với lúa và màu, thì đây là hai loại cây trồng có kết quả sản suất tương tự nhau. Trong đó, số hộ đạt năng suất cao hơn trong tổng số 286 hộ trồng lúa và 66 hộ trồng màu lần lược là 110 hộ và 21 hộ, chiếm tỷ lệ 38,70% và 31,08%. Trong khi đó, tỷ lệ hộ đạt năng suất thấp hơn đối với hai lĩnh vực này là 31,90% và 27,30%. Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, thì đây là lĩnh vực đem lại nguồn thu nhập tương đối cao. Nhưng đây cũng là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro về kết quả so với trồng lúa và màu. Với tổng số hộ đạt năng suất thấp hơn trong số 292 hộ lên đến 41,40%.

4.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong năng suất trong sản xuất nông nghiệp.

Việc xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả trong sản xuất là rất quan trọng. Vì thông qua việc kiểm soát những nguyên nhân này sẽ giúp cải thiện tốt hơn hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, với lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, thì phần lớn nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi năng suất chủ yếu đến từ yếu tố tự nhiên. Nó bao gồm cả những yếu tố tác động thuận và nghịch chiều với năng suất. Trong khi đó việc kiểm soát được những yếu tố này là rất khó khăn.

Lúa Màu Thuỷ sản

Chỉ tiêu

Tần số % Tần số % Tần số %

Cao hơn 110 38,70 21 31,80 135 46,20

Thấp hơn 91 31,90 18 27,30 121 41,40

Không thay đổi 85 29,4 27 40,90 36 12,30

Tổng 282 100 66 100 292 100

Bảng sau thể hiện những nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi năng suất trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn.

Bảng 4.8: Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong năng suất lúa – màu – thuỷ sản của hộ

Lúa Màu Thuỷ sản

Hiện tượng

Tần số % Tần số % Tần số %

Bão 5 2,83 0 0 0 0

Lụt 0 0 0 0 0 0

Xâm nhập mặn 72 41,38 16 40 107 41,63

Khác 97 55,75 24 60 150 58,37

Tổng 174 100 40 100 257 100

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

Kết quả cho thấy, bão và lụt là hai nguyên nhân ít ảnh hưởng nhất đến năng suất của các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện nhất, chỉ với 5 hộ được điều tra cho rằng có ảnh hưởng của bão đến sự thay đổi năng suất trong lĩnh vực trồng lúa. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của bão và lụt trên địa bàn huyện trong năm qua không đáng kể. Tuy nhiên, yếu tố xâm nhập mặn lại được phần lớn các hộ gia đình đánh giá có ảnh hưởng đến thay đổi năng suất. Trong đó, đối với lúa và màu thì có đến 72 và 24 ý kiến cho rằng nguyên nhân do xâm nhập mặn, chiếm 41,38% và 40% trong tổng số 174 ý kiến về nguyên nhân đối với trồng lúa và 40 ý kiến của các hộ màu tham gia đánh giá. Do lúa và màu là những loại cây trồng có khả năng chịu mặn thấp, nên ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hiệu quả sản xuất của hai loại này là nghịch chiều. Mặt khác, với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu trên địa bàn huyện là tôm, đây là loại thuỷ sản có khả năng thích nghi cao với độ mặn. Vì vậy, xâm nhập mặn trên địa bàn huyện được xem là tác động ở mức

độ tương đối tích cực. Ngoài những nguyên nhân trên thì nguyên nhân chủ yếu được các hộ gia đình đánh giá là nguyên nhân khác. Những nguyên nhân này bao gồm cả tác động thuận và nghịch chiều như: kỹ thuật canh tác, thời tiết, môi trường nước.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)