Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 52 - 59)

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦU NGANG – TỈNH TRÀ VINH VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BĐKH (TRIỀU CƯỜNG, XNM) TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là một tỉnh thuộc duyên hải đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578 km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Măng Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ yếu qua hai cửa sông chính là cửa Cổ Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầu và cửa Định An.

Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn. Mật độ dân số 414 người/km², tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,65%. Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng: tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù.

Đến cuối năm 2008, tỉnh Trà Vinh có 08 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm: thị xã Trà Vinh và 7 huyện: Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải.

Trà Vinh cách TP HCM 200 km đi bằng quốc lộ 53, quãng đường chỉ còn 130 km với hơn 2 giờ xe ô tô nếu đi bằng quốc lộ 60, cách TP Cần Thơ 95 km và biên giới Việt Nam - Campuchia 230 km.

+ Kinh độ: Từ 105o57’16’’ đến 106o36’04’’ kinh độ Đông

+ Vĩ độ: Từ 9o31’5’’ đến 10o04’5’’ vĩ độ Bắc

Diện tích tự nhiên 2.292,8 km2, chiếm 5,65% diện tích đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh có địa giới hành chính tiếp xúc như sau:

 Phía Bắc giáp Vĩnh Long

 Phía Đông và Đông Bắc giáp Bến Tre bởi sông Cổ Chiên

 Phía Tây và Tây Nam giáp với Sóc Trăng bởi sông Hậu

 Phía Đông giáp biển Đông với hơn 65km bờ biển

Kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến hàng nông – thuỷ - hải sản.

Tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều với hệ thống sông, rạch, kênh, mương đan xen chằng chịt. Đây là yếu tố thuận lợi cho giao thông thuỷ phát triển và giúp tiêu, thoát nước dể dàng nên ít bị lũ xâm hại hàng năm như các tỉnh thượng nguồn. Biên độ dao động của thuỷ triều hàng năm từ 0,6 – 1,4m.

Nguồn: www.travinh.gov.vn/map/maphc/map.htm

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh.

Đời sống của nhân dân ven biển ĐBSCL chủ yếu là nông nghiệp, thuỷ sản.

Nguồn thu nhập của từng nghề cũng khác nhau. Những người sống bằng nông nghiệp, nguồng thu nhập chính là sản phẩm trồng trọt, trong đó lúa là sản phẩm chính. Các khu vực thuộc tỉnh Trà Vinh có bình quân ruộng đất từ 0,2 – 0,4ha/người và bình quân lương thực đầu người từ 600 – 1.100 kg/năm. Những người nuôi trồng thuỷ sản nhìn chung có thu nhập cao hơn người dân sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá nhiều trong số những người làm nghề nuôi trồng thuỷ sản. Khoảng 50% số hộ từ khá đến giàu do có đủ vốn đầu tư sản xuất , làm tốt kỹ thuật nuôi trồng nên tạo được thu nhập ổn định. Khoảng 50%

số hộ có thu nhập trung bình đến thấp. Đây là các hộ thiếu vốn đầu tư và là những hộ dân tộc Khmer nên kỹ thuật nuôi trồng còn có phần bị hạn chế. (Sở NNVPTNT tỉnh Trà Vinh, 2008).

V khí hu:

Tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi lũ. Trà Vinh là một trong số ít tỉnh của Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và du lịch quanh năm. Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước bốc hơi và lượng mưa được phân bổ khá rõ rệt giữa hai mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4). Nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ 26 - 27,6 0C, cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 1. Số giờ nắng trong năm từ 2.236 đến 2.877 giờ. Tỉnh Trà Vinh có trị số bức xạ trên 15.106 kcal/ha/năm được xếp vào mức cao so với các nơi khác ở ĐBSCL nên tiềm năng về năng suất còn cao hơn và thực tế nếu giải quyết đủ nước tưới, kiểm soát tình trạng ngập úng cục bộ, ngăn mặn,….có thể trồng trọt quanh năm. Lượng mưa trung bình năm 1.526,16mm, cao nhất 1.862,9mm, thấp nhất 1.209mm, phân bổ không đều theo không gian và thời gian, có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Những biến động phân bố mưa thường gây rủi ro cho vụ lúa Hè Thu và lúa Mùa. Độ ẩm tương đối trung bình năm: 83 – 85%, tháng khô nhất: tháng 2 và tháng 3. Lượng bốc hơi nước

bình quân nhiều năm của các tháng biến thiên từ 48mm vào tháng 7 đến 111mm vào tháng 3. Lượng bốc hơi cao nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, trong thời gian này lượng mưa thấp không đáng kể. Gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 mang nhiều hơi nước và gây ra mưa, tốc độ 3 – 4 m/s. Gió chướng (gió mùa Đông Bắc hoặc Đông Nam) từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ 2,3 m/s có hướng song song với các cửa sông lớn, là nguyên nhân gây ra việc đẩy nước biển dâng cao và truyền sâu vào nội đồng.

Nhìn chung khí hậu tỉnh Trà Vinh với đặc điểm gió mùa, nền nhiệt cao ổn định, nắng và bức xạ mặt trời rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, nếu có đủ nước ngọt và vốn đầu tư có thể thâm canh 2 – 3 vụ cây ngắn ngày trong năm, cho năng suất cao. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế đáng kể nhất của khí hậu là lượng mưa ít, tập trung theo mùa, kết hợp với địa hình thấp, đỉnh triều cao, đã gây ngập úng cục bộ một số vùng trong mùa mưa, hoặc hạn chế cục bộ có khi là hạn Bà Chằng cuối mùa khô (tháng 3 và 4) thúc đẩy bốc phèn, gia tăng xâm nhập mặn, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt việc cấp nước ngọt cho mùa khô không đáng kể, có trên 40.000 ha lú một vụ nhờ nước trời.

Về đất đai, thổ nhưỡng:

Trà Vinh có tổng diện tích đất tự nhiên là 229.283 ha. Đất đai của Trà Vinh có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, đậu, bắp, ...và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài,....Tổng diện tích đất nông nghiệp là 187.724 ha; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 151.166 ha (chiếm 80,53% ). Với 112.934 ha đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa đạt 91,08% (ước khoảng 102.865 ha ), phần diện tích còn lại trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm dành cho các loại hoa màu khác và 38.230 ha đất trồng cây lâu năm (Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Trà Vinh, 2005 ).

Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mặn trong mùa khô, kết hợp với hiện tượng mực nước triều dâng làm cho một số khu vực bị nhiễm phèn tương đối nặng, nhưng việc sử dụng

đất ở Trà Vinh lại có nhiều thuận lợi để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.

Về đặc điểm địa hình:

Tỉnh có địa hình đồng bằng ven biển; các huyện phía Bắc có địa hình bằng phẳng hơn các huyện ven biển; địa hình dọc theo hai bờ sông thường cao, vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt tạo nên các vùng trũng cục bộ.

Cao trình phổ biến của tỉnh từ 0,1 – 1,0m chiếm 66% diện tích tự nhiên. Địa hình cao nhất trên 4m, gồm đỉnh các gồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất dưới 0,4m tập trung tại các cánh đồng trũng Tập Sơn, Ngãi Xuyên (Trà Cú); Thanh Mỹ, Châu Thành, Mỹ Hoà, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); và Long Vĩnh (Duyên Hải). Nhìn chung, tỉnh Trà Vinh không bị ngập úng như các tỉnh An Giang, Đồng Tháp thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, song lại bị úng cục bộ ở các tiểu vùng có địa hình thấp 50 - 80 cm và kéo dài 3 - 5 tháng, chiếm 44,3% diện tích tự nhiên. Do đó, đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì việc muốn tăng vụ phải sử dụng hệ thống kênh tiêu và cống như dự án Tầm Phương. Đặc biệt chú ý vùng đất láng ngập sâu do thủy triều (chiếm 4,82% diện tích tự nhiên), rất khó cải tạo để phát triển nông nghiệp trên vùng đất này. Mặt khác, tỉnh có địa hình đồng bằng với các độ cao khác nhau, nên việc đầu tư cải tạo đồng ruộng, xây dựng các công trình thuỷ lợi khá tốn kém.

V sông ngòi:

Trà Vinh có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều ngày lên xuống 2 lần, mực nước triều dao động trung bình từ 0,4m đến 1m. Thuỷ triều vùng biển gắn liền với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Nguồn cung cấp nước ngọt chính cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt là nguồn nước sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Mang Thít. Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống sông rạch chằng chịt tổng chiều dài 578 km và 1.876 km kênh cấp I, II tạo nên hệ thống dòng chảy lưu thông trên toàn bề mặt tỉnh, cung cấp nước tưới

vào mùa khô và tiêu úng vào mùa lũ. Nhìn chung, mật độ kênh trục khá đồng đều (4 - 10 m/ha) nhưng mật độ kênh nội đồng còn thấp.

Hàng năm có trên 90% đất tự nhiên bị nhiễm mặn, sự truyền mặn bắt đầu từ tháng 12 tại Hưng Mỹ trên sông Cổ Chiên và Trà Kha trên sông Hậu. Mặn lên cao nhất vào tháng 4 tại cửa Cầu Quan (sông Hậu) và cửa sông Vũng Liêm (sông Cổ Chiên). Mặn kết thúc vào tháng 6, thời gian sớm hay muộn phụ thuộc vào lượng mưa tại thượng nguồn và địa phương. Toàn tỉnh có 6 vùng ảnh hưởng nhiễm mặn (ranh giới độ mặn trên 4%o). Cụ thể:

- Vùng bị nhiễm mặn thường xuyên quanh năm chiếm 17,7% diện tích đất nông nghiệp, phân bố tập trung ở Long Khánh, Long Vĩnh, Đông Hải, Dân Thành, Trường Long Hoà, Hiệp Thạnh huyện Duyên Hải.

- Vùng mặn 5 - 6 tháng (tháng 1 - tháng 6) chiếm 25,8% diện tích đất nông nghiệp, phân bố tập trung ở huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú (Đôn Châu, Đôn Xuân, Định An, Đại An) và Châu Thành (Long Hoà, Hoà Minh).

- Vùng mặn 4 tháng (từ tháng 2 đến tháng 5) chiếm 13,9% diện tích đất nông nghiệp, phân bố tập trung ở Châu Thành (Hưng Mỹ, Phước Hảo), Cầu Ngang (Vĩnh Kim, Kim Hoà, Hiệp Hoà).

- Vùng mặn 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 5) chiếm 16,6% diện tích đất nông nghiệp, phân bố tập trung ở huyện Cầu Ngang, Châu Thành và rải rác ở Tiểu Cần, Trà Cú.

- Vùng nhiễm mặn 2 tháng (tháng 4 - 5) chiếm 1,8% diện tích đất nông nghiệp, phân bố tập trung ở Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần và một ít diện tích ở Châu Thành, Cầu Kè, thị xã Trà Vinh.

- Vùng mặn 2 tháng bất thường chiếm 15,1% diện tích nông nghiệp. Phân bố tập trung tại Càng Long, Cầu Kè.

Với hiện tượng xâm nhập mặn này cho thấy rằng: việc canh tác 2 vụ lúa ổn định chỉ giới hạn ở vùng mặn dưới 4 tháng. Vùng bị nhiễm mặn liên tục từ tháng

11 đến tháng 6 phân bố ở các huyện Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành.

Nước ngọt quanh năm ở một phần huyện Cầu Kè, Càng Long.

Từ năm 2003 đến nay, hiệu quả mang lại của việc thực hiện dự án thủy lợi Nam Măng Thít đã cải thiện nguồn nước ngọt cho các vùng đất bị nhiễm mặn là rõ rệt, đã hạn chế phần lớn sự xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng. Sự ảnh hưởng rõ rệt nhất ở các vùng mặn 4 tháng trở xuống. Tuy nhiên, tác động tích cực của dự án là chưa triệt để. Bên cạnh các tác động tích cực nêu trên, vẫn còn tồn tại một số tác động phụ mang tính hạn chế khá lớn như: gây ra hiện tượng kiệt nước (nhất là vào mùa khô); phèn hoạt động tăng cao và có xu hướng lan rộng. ở các vùng đệm (vùng mặn 5 - 6 tháng), các tác động tiêu cực của dự án rất rõ nét. Cùng với sự biến động của các yếu tố kinh tế - thị trường (yếu tố chính là sự tăng giá của các yếu tố đầu vào), đã dẫn đến việc phát triển nền trồng trọt ở các vùng đất này bị trì trệ, không mang lại hiệu quả. Người dân có xu hướng chuyển sang đào ao nuôi trồng thủy sản nước lợ (tôm sú) vốn luôn có hấp lực kinh tế rất cao.

Về tài nguyên rừng và biển:

Vào năm 2002, toàn tỉnh có 5.670,38 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 22%. Trong đó: rừng tự nhiên là 868,78 ha, chiếm 15,32% và rừng trồng là 4.801,6 ha, chiếm 84,68%.

Trà Vinh có một vùng biển khá độc đáo với 65 km bờ biển, giới hạn bởi 2 cửa sông: Cửa Cung Hầu (cửa sông Cổ Chiên) và cửa sông Ðịnh An (của sông Hậu). Ðây là 2 cửa sông rộng lớn, là bãi đẻ thích hợp cho nhiều loài thuỷ sản.

Vùng biển Trà Vinh có độ sâu vừa phải (từ 5,5 đến 24 m). Bãi biển ít cát, nhiều phù sa, nên phần lớn bờ biển là bãi bùn, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển và nhiều ngành dịch vụ liên quan đến biển.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)