Nhược điểm và nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ tổn thương

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 110 - 113)

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.8. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI

5.1.1. Nhược điểm và nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ tổn thương

Qua việc phân tích chung về tình hình của nông hộ trên địa bàn quan sát cho thấy, yếu tố tỷ số phụ thuộc của các hộ gia đình chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên tỷ số này lại khá cao ở những hộ có trình độ học vấn thấp và hoàn cảnh khó khăn.

Điều này sẽ làm cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương hơn dưới tác động của

BĐKH (triều cường, xâm nhập mặn). Các nguyên nhân dẫn đến mức độ tổn thương này bao gồm:

+ Thứ nhất, đây là những người không tạo ra nguồn thu nhập cho hộ gia đình, tuy nhiên nếu có cũng chỉ ở mức độ rất thấp (chủ yếu rơi vào những người trên 60 tuổi), vì vậy số người này phụ thuộc chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ gia đình.

+ Thứ hai, khả năng tiếp cận thông tin của thành phần này đối với diễn biến của triều cường và xâm nhập còn thấp.

Ngoài ra do đây là thành phần không trực tiếp tham gia vào sản xuất nên mức độ quan tâm đến vấn đề này còn kém.

5.1.1.2. Đầu tư vào các biện pháp thích nghi trước khi thiên tai xuất hiện.

Hiện nay, việc thực hiện các biện pháp thích nghi trên địa bàn huyện còn tồn tại nhiều khó khăn. Những tồn tại không chỉ phụ thuộc vào chính nông hộ mà còn phụ thuộc rất lớn vào chính quyền địa phương. Với nông hộ, việc đầu tư vào những những biện pháp thích nghi chủ yếu là để thích ứng tạm thời, với mức độ đầu tư còn thấp chưa hiệu quả. Nguyên nhân là do thiếu vốn và kỹ thuật. Bên cạnh đó, đối với chính quyền địa phương thì việc đầu tư vào các biện pháp thích nghi trước khi thiên tai xuất hiện chưa đồng bộ mà chỉ tập trung tại một số địa điểm.

Đối với các chương trình tập huấn về kỹ thuật, thì địa phương chỉ chú trọng nhiều vào các hộ có quy mô sản xuất lớn, trong khi xét về mức độ tổn thương thì khả năng tổn thương của hộ này có thể cao hơn.

5.1.1.3. Tiếp cận với các trợ giúp khác sau thiên tai.

Mô hình hồi quy cho thấy, việc nhận được sự tiếp cận khác sau thiên tai sẽ giúp cho các hộ gia đình hạn chế được mức độ tổn thương hơn. Dựa trên điều tra cho thấy mức độ tiếp cận đối với các trợ giúp này từ cộng đồng ấp và các tổ chức tín dụng chủ yếu tập trung ở mức trung bình và dễ dàng nhiều. Tuy nhiên, đối với vấn đề về vốn, thì việc nhận được sự hỗ trợ này từ cộng đồng còn thấp. Trong khi

đó, việc gặp tổn thất sau thiên tai sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vay vốn ngân hàng của các hộ gia đình. Ngoài ra do mức độ hiểu biết kỹ thuật của các hộ gia đình còn thấp nên mức độ hiệu quả của việc hỗ trợ lẫn nhau chưa cao.

5.1.1.4. Tổng thu nhập của hộ gia đình.

Kết quả điều tra trên địa bàn cho thấy nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình. Tổng thu nhập trung bình của các hộ gia đình đạt mức khá, nhưng phần lớn tập trung vào các hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản.

Tuy nhiên, tính chất rủi ro trong nguồn thu nhập này của các hộ là rất cao. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp thường không ổn định do giá cả các sản phẩm nông nghiệp rất bấp bênh. Vì vậy, với nguồn thu nhập này thì khả năng giảm bớt mức độ tổn thương trong hộ là chưa cao.

Ngoài những vấn đề trên, thì trên địa bàn huyện còn có sự khác nhau về mức độ tổn thương giữa các xã. Điều này, được cho một phần là do nguyên nhân đến từ nông hộ và một phần thuộc về chính quyền địa phương. Đối với các hộ gia đình việc phát triển các loại hình sản xuất còn manh múng và mang tính tự phát, không tuân theo quy hoạch nên việc tiếp cận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền khá thấp. Trong khi đó, đối với các xã nằm trong vùng quy hoạch thì khả năng nhận được sự trợ giúp từ địa phương rất lớn và việc đầu tư hệ thống thuỷ lợi khá hoàn thiện so với các xã nằm ngoài vùng quy hoạch. Tuy nhiên, khi xét trên tổng thể thì hiện nay hệ thống thuỷ lợi vẫn chưa hoàn thiện, nên việc điều tiết nước để phục vụ sản xuất cho các vùng quy hoạch ảnh hưởng rất lớn đến các vùng nằm ngoài quy hoạch, đặc biệt là giữa những những hộ sản xuất lúa và màu đối với lĩnh vực nuôi tôm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)