Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 39 - 49)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận nghiên cứu

Có ba cách tiếp cận đánh giá khả năng thích nghi cấp độ hộ gia đình và cấp độ cộng đồng:

 Cách tiếp cận dựa trên tình huống (Scenario-Based Approach) xem xét sự thích nghi trong tương lai như là một yếu tố đầu ra. Cách tiếp cận này nhằm mục đích đánh giá những tác động có thể xãy ra của BĐKH theo một tình huống/kịch bản cho trước và trên cơ sở đó đánh giá nhu cầu cho sự thích nghi để giảm thiểu những tổn thương do rủi ro khí hậu (Cater et al. 2007).

 Cách tiếp cận chuẩn tắc (Normative policy approach) khám phá loại thích nghi nào là có lợi về phương diện xã hội và phương diện môi trường. Cách tiếp cận này sử dụng các phương pháp phân tích như là phân tích tổn thương (vulnerability analysis), phân tích tình huống (scenarios), phân tích chi phí lợi ích (cost-benefit analysis), phân tích đa tiêu chuẩn (multi-criteria analysis) và đánh giá rủi ro kỹ thuật (technology risk assessments) (Lim et al. 2004).

 Cách tiếp cận thực chứng (induced approach) sử dụng các chỉ số đo lường từ các mô hình/định thức giả định về khả năng thích nghi. (Moss et al.

2001; Yohe and Tol, 2002; Brooks et al. 2005).

Các mô hình nhận dạng và đánh giá khả năng thích nghi bao gồm hai loại chính: một dựa trên mô hình lý thuyết (deductive/theory-based research approach) và một dựa trên mối quan hệ thống kê (inductive research approach).

Cách tiếp cận đầu tiên bao gồm việc lựa chọn các chỉ số trình bày mối quan hệ được chỉ ra bởi lý thuyết kinh tế (như là kinh tế học BĐKH). Bước đầu tiên là hiểu biết về hiện tượng nghiên cứu và các tiến trình có liên quan. Bước thứ hai là nhận dạng những tiến trình chính được bao gồm trong nghiên cứu và các mối liên hệ trong mô hình. Bước thứ ba là lựa chọn những chỉ số thích hợp nhất đối với các

tiến trình này và chỉ định những giá trị và trọng số trong mô hình. Từ đó mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu được đưa ra. Cách tiếp cận thứ hai là đầu tiên xây dựng một mô hình thống kê bao gồm các chỉ số liên quan đến một số lớn các biến số đo lường sự tổn thương để nhận dạng những nhân tố có ý nghĩa thống kê được giữ lại trong mô hình nghiên cứu. Các mối quan hệ thống kê này khi đó được sử dụng để xây dựng và kiểm định mô hình. Thông qua các phương pháp phân tích thống kê, đóng góp của các biến số khác nhau đối với sự tổn thương do BĐKH và khả năng thích nghi được xem xét đánh giá. Bước kế tiếp là đánh giá phạm vi có thể khái quát hoá từ kết quả nghiên cứu và giải thích các mối quan hệ cho phép nhận dạng các yếu tố quan trọng về khả năng thích nghi.

Một cách tiếp cận mới được gọi là cách tiếp cận thích nghi cấp độ cộng đồng (community-based adaptation approach). Cách tiếp cận này sử dụng phân tích định tính (bottom-up assessments) được hỗ trợ bởi phân tích định lượng (top- down assessments). Nghiên cứu bắt đầu từ cấp độ cộng đồng và kiểm tra những điều kiện tạo ra sự tổn thương (vulnerability) dựa trên các trải nghiệm cá nhận tại cộng đồng. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự tham gia sâu của các thành viên cộng đồng để nhận dạng các tác động bởi hiện tượng BĐKH phù hợp với tình trạng của cộng đồng đó và sau đó đánh giá sự hiệu quả của những chiến lược thích nghi.

Các câu hỏi được cấu trúc lại để thu thập các thông tin về tác động của hiện tượng BĐKH đến sinh kế và phúc lợi của các hộ gia đình trong cộng đồng được nghiên cứu, dữ liệu được thu thập từ các nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng. Sự hợp nhất giữa phân tích định lượng cho kế hoạch thích nghi (adaptation planning) và phân tích định tính cho thực hiện thích nghi (adaptation implementation) sẽ tạo ra các chiến lược thích nghi thích hợp (Huq và Reid 2007; Rahman và Baas 2007;

Hossain và Parvez 2007; và Hettige 2007).

Khung nghiên cu

Căn cứ vào cách tiếp cận nghiên cứu được trình bày trong ở trên, đề tài sử dụng khung nghiên cứu phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia đình đối với tác động của BĐKH (triều cường, xâm nhập mặn) theo các yếu tố sau đây:

- Điều kiện xã hội (S): dân số, sức khoẻ, giáo dục, kiến thức, nhận thức và thái độ, văn hoá xã hội, xung đột.

- Điều kiện kinh tế (E): thu nhập, việc làm, chi tiêu, tài sản cộng đồng, khả năng tiếp cận tài chính, cơ chế ứng phó tài chính.

- Điều kiện địa lý (P): vị trí, khả năng tiếp cận của cộng đồng, cơ sở hạ tầng, điều kiện nhà ở, điều kiện môi trường.

- Điều kiện tự nhiên (N): địa mạo, thiên tai, thiệt hại môi trường, điều kiện thuỷ lợi.

- Yếu tố thể chế (I): các định chế bên trong và bên ngoài cộng đồng và địa phương, sự phối hợp thể chế.

Đối tượng điều tra

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên đối tượng điều tra chính là hộ gia đình.

Phương pháp điều tra (thu thp) s liu

Đối với hộ gia đình, căn cứ vào các nội dung nghiên cứu, một bảng hỏi được soạn thảo bao gồm đầy đủ các thông tin về thực trạng chung, đánh giá mức độ tổn thương, và khả năng thích nghi của đối tượng hộ gia đình. Quá trình điều tra hộ gia đình được tiến hành tại huyện Cầu Ngang. Tại đây, các hộ gia đình được chọn một cách ngẫu nhiên theo cụm để điều tra. Kết quả thu được 644 mẫu tại 6 xã trong tổng số 15 xã (bao gồm 2 thị trấn có 13 xã) của huyện. Trong đó, xã Vinh Kim, Thuận Hoà, Mỹ Hoà, Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam và Long Sơn số hộ lần lược là 107, 106, 100, 105, 63 và 163 hộ.

Ngoài ra, các thông tin thứ cấp có liên quan cũng được tiến hành thu thập.

Phương pháp phân tích số liu

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng nhằm mô tả thực về tình hình của các hộ gia đình vùng nghiên cứu dưới dạng tần số, phần trăm, trung bình, giá trị thấp nhất, nhỏ nhất, kiểm định tính độc lập của phân phối.

Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation)

Phân tích bảng chéo là một kỹ thuật kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích Cross- Tabulation hai biến được sử dụng trong mô hình này.

Phương pháp phân tích hồi quy tương quan

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để xác định các yếu tố tác động đến mức độ tổn thương và khả năng thích nghi của hộ gia đình (như trình độ học vấn, tuổi, tỷ số phụ thuộc, các biện pháp thích ứng trước khi thiên tai xuất hiện, tiếp cận các trợ giúp khác sau thiên tai…).

Số liệu trong đề tài bao gồm cả hai dạng số liệu về định tính và định lượng nên phân tích hồi quy đa biến đã sử dụng cả biến số giả (dummy variable) là cần thiết.

Phương trình hồi quy tương quan có dạng:

Y = a + b1x1 + b2x2 + …….+ bixi

Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc a: là hằng số

x1, x2,…., xi : Các biến độc lập

b1, b2,……., bi : Gọi là hệ số hồi quy cho biết ảnh hưởng của từng biến độc lập lên giá trị của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ cố định.

Hệ số tương quan bộ (R): (Multiple correlation coefficient) nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (xi).

Hệ Số (R2+) : (Multiple coefficient of determination) được định nghĩa là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các biến độc lập (xi).

Phân tích mức độ tổn thương do triều cường và xâm nhp mn

Để đo lường mức độ tổn thương, đề tài sử dụng Chỉ số tổn thương xã hội (Social Vulnerability Index-SVI) nhằm cung cấp thông tin về tính nhạy cảm của hộ gia đình đối với thiệt hại do triều cường và xâm nhập mặn gây ra. SVI bao gồm ba thành phần: Tổn thất tiềm năng tối đa của hộ gia đình, khả năng chống đỡ (hay độ nhạy) của hộ gia đình, và khả năng tự phục hồi của hộ gia đình. (Chen, Chang, Kuo và ctv, 2009). Dưới đây là các chỉ số của các thành phần SVI và hướng tác động (dấu kỳ vọng) đến mức độ tổn thương của hộ gia đình.

Bảng 2.3: Các yếu tố đo lường Chỉ số tổn thương xã hội - SVI và dấu kỳ vọng Yếu tố đo

lường sự tổn thương

Nội dung yếu tố (biến số) Dấu kỳ vọng Tổn thất tiềm

năng

- Tổn thương kinh tế = Giá trị của sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản hàng năm (X1)

+

Khả năng chống đỡ

- Tỷ số phụ thuộc = số người phụ thuộc/tổng số người trong hộ (X2)

- Tổn thất của triều cường, xâm nhập mặn (X3) - Ý thức về sự chuẩn bị đối phó (X4)

- Tiếp cận thông tin (hệ thống cảnh báo sớm) (X5)

- Đầu tư vào các biện pháp thích nghi trước khi thiên tai xuất hiện (X6)

+

+ - - - Khả năng tự

phục hồi

- Tiếp cận tín dụng (X7)

- Tiếp cận với trợ giúp khác sau thiên tai (X8) - Tổng thu nhập hộ gia đình (X9)

- - -

Nguồn: Chen, Chang, Kuo và ctv, 2009

Thành phần thứ nhất – Tổn thất tiềm năng tối đa, phản ánh mức độ bị ảnh hưởng của hộ gia đình đối với triều cường và xâm nhập mặn. Giá trị sản xuất và giá trị tài sản đo lường mức độ tổn thất tiềm năng hộ gia đình phải gánh chịu.

Do đó, giá trị của các đại lượng này càng lớn thì giá trị của SVI càng cao. Thành phần thứ hai – Khả năng chống đỡ của hộ gia đình, trái lại, phản ánh phạm vi hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Các biến số ảnh hưởng đến khả năng chống đỡ thiên tai bao gồm tỷ số phụ thuộc của hộ gia đình, tổn thất do triều cường và xâm nhập mặn, sự chuẩn bị của hộ gia đình, sự tiếp cận thông tin, và các biện pháp đối phó làm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Hai yếu tố đầu chỉ ra tác động cùng chiều đối với sự tổn thương trong khi ba yếu tố sau chỉ ra tác động nghịch chiều.

Thành phần thứ ba – Khả năng tự phục hồi, phản ảnh khả năng hộ gia đình đối phó lại những thiệt hại và tác động của triều cường và xâm nhập mặn. Vì vậy, các yếu tố của thành phần có ảnh hưởng nghịch chiều với mức độ tổn thương. Lưu ý rằng các yếu tố của thành phần này là dựa trên tiến trình, nghĩa là, chỉ tập trung vào đầu vào hơn là đầu ra hay kết quả.

Để tính chỉ số SVI, thủ tục chuẩn hoá được tính toán. Đối với các biến có đóng góp thuận chiều (dấu +) đến mức độ tổn thương thì phương trình (1) được sử dụng. Ngược lại, đối với các biến có đóng góp nghịch chiều (dấu -) đến mức độ tổn thương thì phương trình (2) được sử dụng.

Vij = (Xij – MinXi)/(MaxXj – MinXi) (1) Vij = (Xij – MaxXi)/(MinXj – MaxXi) (2) Trong đó:

Vij: quan sát được chuẩn hoá liên quan đến thành phần thứ i cho hộ gia đình thứ j Xij: giá trị của thành phần thứ i cho hộ gia đình thứ j

MinXi: giá trị tối thiểu của thành phần thứ i cho tất cả hộ gia đình MaxXi: giá trị tối đa của thành phần thứ i cho tất cả hộ gia đình

Đối với mỗi thành phần SVI, các chỉ số tương ứng đầu tiên được tính trị trung bình để xác định mức độ tổn thương của từng thành phần. Mỗi chỉ số được cho quyền số bằng nhau. Để có được chỉ số SVI chung, các chỉ số SVI thành phần sẽ được tính trung bình. Mỗi thành phần được cho quyền số là 1/3. Giá trị của chỉ số SVI nằm trong khoảng [0,1]. Giá trị SVI càng gần 1 thì mức độ tổn thương càng cao. Sau đây là bảng phân loại mức độ tổn thương:

0.0 ≤ SVI ≤ 0.19 : Tổn thương rất thấp 0.2 ≤ SVI ≤ 0.39 : Tổn thương thấp 0.4 ≤ SVI ≤ 0.59 : Tổn thương trung bình 0.6 ≤ SVI ≤ 0.79 : Tổn thương cao

0.8 ≤ SVI ≤ 1.00 : Tổn thương rất cao

Phân tích khả năng thích nghi

Để đo lường khả năng thích nghi của cộng đồng, đề tài lần lượt sử dụng hai chỉ số: chỉ số thích nghi cấp độ hộ gia đình (HACI) và chỉ số thích nghi cấp độ cộng đồng (CACI). Chỉ số HACI được tính cho từng hộ gia đình và chỉ số CACI được tính dựa trên kết quả của chỉ số HACI. Cụ thể hơn, chỉ số CACI là chỉ số trung bình của từng yếu tố về khả năng thích nghi (được trình bày trong Bảng 1.1). Bảng 2.4 trình bày các yếu tố đo lường khả năng thích nghi và hướng tác động (dấu kỳ vọng) đến khả năng thích nghi của hộ gia đình.

Bảng 2.4: Các yếu tố đo lường khả năng thích nghi và dấu kỳ vọng Yếu tố đo

lường khả năng thích nghi

Nội dung yếu tố (biến số) Dấu

kỳ vọng Yếu tố xã hội

(S)

- Tỷ số phụ thuộc (S1) - Trình độ học vấn (S2)

- Ý thức, thái độ đối phó với thiên tai (S3)

- + + Yếu tố kinh tế

(E)

- Tổng thu nhập của hộ gia đình (E1)

- Khả năng tiếp cận tài chính của hộ gia đình (E2) - Tài sản của hộ gia đình (E3)

+ + + Yếu tố địa lý, cơ

sở hạ tầng (P)

- Khoảng cách so với bờ biển, bờ sông (P1)

- Mức độ phát triển và hiệu quả của các công trình thủy lợi chống mặn (P2)

+ + Yếu tố tự nhiên

(N)

- Phân vùng (0: giáp biển, 1: không giáp biển) (N1) - Vùng nhiễm mặn (0: quanh năm, 1: 6 tháng trong năm) (N2)

+ + Yếu tố định chế,

thể chế (I)

- Khả năng tiếp cận thông tin (hệ thống cảnh báo sớm) (I1)

- Sự quan tâm của nhà nước (I2) - Sự quan tâm của đoàn thể (I3)

+ + + Nguồn: Chen, Chang, Kuo và ctv, 2009

Ch số đánh giá khả năng thích nghi cấp độ hộ gia đình (HACI) Công thức được trình bày như sau:

5

1 1

1 1

1 1

1 1

1 1

    

r

m m r

m

m m q

l l q

l

l l p

k k p

k

k k o

j j o

j

j j n

i i n

i

i i

w I w w

N w w

P w w

E w w

S w

HACI

Trong đó: n, o, p, q và r là tổng các số biến số (chỉ số) trình bày lần lượt 5 nhóm yếu tố Si, Ej, Pk, Nl, và Im ở trên và wi, wj, wk, wl, và wm lần lượt là các trọng

số của của các chỉ số Si, Ej, Pk, Nl, và Im. Các trọng số này sẽ được xác định cho mỗi chỉ số. Các trọng số này được xác định bởi cả các cư dân cộng đồng và nhóm nghiên cứu dựa trên sự xếp hạng ưu tiên về tầm quan trọng của những yếu tố trong việc xây dựng khả năng thích nghi của cộng đồng đối với tác động của MNBD (triều cường, xâm nhập mặn) và mức độ thiệt hại của các loại thiệt hại này gây ra.

Chẳng hạn, đối với yếu tố S trong công thức HACI, chúng ta có các biến số về sức khoẻ, giáo dục, kiến thức, và nhận thức. Giữa bốn biến số này, các cư dân cộng đồng sẽ xếp hạng ưu tiên biến số nào ở mức độ quan trọng (hay bị ảnh hưởng) nhiều và biến số nào ở mức độ quan trọng (hay bị ảnh hưởng) ít nhất. Khi đó, giá trị của các trọng số sẽ được tính toán. Tiêu chuẩn xếp hạng sẽ được sử dụng theo thang đo Likert mức độ 5. Trong công thức HACI, chỉ số trung bình trọng số (Weighted Mean Index-WMI) sẽ được xác định cho từng biến số S, E, P, N, và I.

Tiếp theo, chỉ số trung bình trọng số tổng (Aggregated Weighted Mean Index- AWMI) được xác định. Cuối cùng chỉ số HACI được tính toán cho phân tích khả năng thích nghi cấp độ hộ gia đình.

Chỉ số khả năng thích nghi cấp độ cộng đồng (CACI) Công thức tính CACI được trình bày như sau:

5

1 1

1 1

1

n HACII n

HACIN n

HACIP n

HACIE n

HACIS CACI

n

i

i n

i

i n

i

i n

i

i n

i

i    

    

Trong đó n là số hộ gia đình được điều tra. Trong điều tra này đơn vị ấp được xác định như là cấp độ cộng đồng.

Sau khi các chỉ số đánh giá mức độ tổn thương và khả năng thích nghi cấp độ hộ gia đình (HACI) và cấp độ cộng đồng (CACI) được xác định, chúng sẽ được trình bày tổng hợp trong phân tích chung thông qua Đồ thị mạng nhện nhằm cho phép nhận dạng mức độ tổn thương và khả năng thích nghi theo các chiều kích khác nhau.

Sau đây là thang phân loại khả năng thích nghi:

0.0 ≤ CACI ≤ 0.19 : Thích nghi rất thấp 0.2 ≤ CACI ≤ 0.39 : Thích nghi thấp 0.4 ≤ CACI ≤ 0.59 : Thích nghi trung bình 0.6 ≤ CACI ≤ 0.79 : Thích nghi cao

0.8 ≤ CACI ≤ 1.00 : Thích nghi rất cao

Phân tích các yếu t ảnh hưởng đến mức độ tổn thương và khả năng thích nghi

Về phương diện phân tích định lượng, đề tài sử dụng các mô hình hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tổn thương và khả năng thích nghi của hộ gia đình và cộng đồng đối với sự xâm nhập mặn. Các phân tích này được thực hiện cho ba đối tượng sản xuất khác nhau: trồng lúa, trồng màu, và nuôi trồng thủy sản.

Phân tích các yếu t ảnh hưởng đến mức độ tổn thương Mô hình hồi quy có dạng như sau:

Vi = α0 + β1DUM_ThuySan + β2DUM_Mau + β3DUM_DienTich + β4Q7_P1 + β5S1+ β6Q13_S3 + β7Q48_X8 + β8Q49_X9 + β9Q5_X6 + β10DUM_Xa_VinhKim + β11DUM_Xa_ThuanHoa + β12DUM_Xa_MyHoa + β13DUM_Xa_MyLongNam + β14DUM_Xa_LongSon + εi

Trong đó:

Vi: mức độ tổn thương

Xi: Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương bao gồm: tỷ số phụ thuộc; khoảng cách đến bờ biển/đê biển gần nhất; ý thức thái độ đối phó với thiên tai; đầu tư vào các biện pháp trước khi thiên tai xuất hiện; tiếp cận với các trợ giúp sau thiên tai;

tổng thu nhập và các biến giả lĩnh vực sản xuất, diện tích và các xã).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)