Lĩnh vực sản và diện tích sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 69 - 72)

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. Mô tả tính chất mẫu điều tra

4.1.2. Mô tả tính chất hộ điều tra

4.1.2.4. Lĩnh vực sản và diện tích sản xuất nông nghiệp

Lĩnh vực sản xuất (trồng lúa, màu và nuôi trồng thuỷ sản) của hộ gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Với nguồn thu nhập chính của các hộ gia trên địa bàn huyện chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nông nghiệp. Vì vậy, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cần được lựa chọn phù hợp để thích ứng với những biểu hiện của BĐKH chủ yếu là hiện tượng xâm nhập mặn và triều cường hiện nay đang xảy ra trên địa bàn huyện. Bảng sau thể hiện diện tích của các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.1: Lĩnh vực và diện tích sản xuất nông xuất nông nghiệp

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)

V lĩnh vực trng lúa

Là một trong những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chủ yếu của các hộ gia đình tại vùng nghiên cứu, thì trồng lúa ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu

Diện tích (1000m2) Chỉ tiêu Số hộ

Trung bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn

Tổng

Lúa 286 7,54 33 1 5,60 2154,7

Màu 66 3,86 20 0,2 3,79 254,8

Thuỷ sản 292 8,129 80 0,5 7,69 2373,7

Tổng 644 4783,2

kinh tế nông nghiệp huyện. Cùng với định hướng phát triển ngành nông nghiệp ổn định, đặc biệt là đối với cây lúa. Hiện nay, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có những đầu tư nhằm mục tiêu phát triển loại hình sản xuất này trên địa bàn huyện, bằng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi bao gồm các cống, kênh và đê bao nhằm đối phó với hiện tượng triều cường, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng trong vùng vào những tháng cao điểm của mùa khô và có nguy cơ đe doạ đến diện tích trồng lúa hiện tại của huyện. Bên cạnh đó, với việc điều tiết nước ngọt ổn định vào những tháng mưa, cùng với việc hỗ trợ của địa phương về giống, kĩ thuật đã làm cho diện tích trồng lúa của huyện trở nên ổn định tập trung chủ yếu ở các xã Long Sơn, Mỹ Hoà và Thuận Hoà. Trong đó, Long Sơn và Mỹ Hoà là hai xã có diện tích trồng lớn nhất, chủ yếu là chuyên trồng lúa cá biệt có nơi thâm canh đến hai vụ trong năm do nằm trong đê. Đối với Thuận Hoà và các xã ven biển khác, thì chủ yếu phát triển hình thức đan xen một vụ lúa, một vụ tôm. Với tổng diện tích đạt 2.154.700 m2 của 286 hộ chiếm 44,41% trong tổng số hộ điều tra. Trong đó, diện tích sản xuất lúa trung bình của các hộ dân đạt 7.534 m2. Hộ có diện tích sản xuất lớn nhất đạt đến 33.000 m2. Tuy nhiên, hộ có diện tích nhỏ nhất chỉ đạt 1.000 m2. Điều này cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về diện tích giữa các hộ.

V lĩnh vực trng màu

Với địa hình là đồng bằng bao gồm những giồng cát, nơi thích hợp để phát triển lĩnh vực trồng màu. Những loại màu chính được trồng trên địa bàn huyện là đậu phộng và dưa hấu, tập trung chủ yếu ở những vùng nằm trong đê tại các xã Long Sơn và Mỹ Hoà. Bên cạnh đó, những vùng chuyên trồng lúa thì vào những tháng mùa khô thiếu nước cho việc trồng lúa, phần lớn diện tích đất này được chuyển đổi sang trồng màu. Điều này góp phần làm tăng tỷ trọng màu trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, hiện nay vào những tháng cao điểm của mùa khô, tình trạng mặn xâm nhập sâu vào nội đồng với độ mặn ngày càng gia tăng, gây khó khăn rất lớn cho việc trồng màu. Trong tổng 644 hộ điều tra, thì chỉ có 66 hộ tham gia sản xuất màu chiếm 10,25%, với tổng diện tích đất canh tác

màu đạt 254.800 m2. Trong đó, diện tích đất canh tác màu trung bình của hộ đạt 3.789 m2. Hộ có diện tích trồng màu cao nhất đạt 20.000 m2, trong khi hộ có diện tích thấp nhất chỉ đạt 200m2. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc áp dụng đồng bộ những kĩ thuật trong canh tác cây màu trên địa bàn.

V nuôi trng thu sn

Là lĩnh vực đem lại nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong vùng điều tra và là ngành chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện. Với giá trị kinh tế mang lại tương đối cao, cùng vị trí tiếp giáp với sông lớn nơi cửa biển thì độ mặn vào những tháng cao điểm của mùa khô rất thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là tôm và cá, tập trung chủ yếu tại các xã Mỹ Long Nam và Mỹ Long Bắc và một phần ở Vinh Kim. Do đó, phần lớn các hộ gia đình trên địa bàn đều muốn chuyển đổi sang đầu tư trong lĩnh vực này. Trong đó, tôm sú là loại thuỷ sản phát triển mạnh nhất của huyện. Trong tổng số 644 hộ được đều tra thì có đến 292 hộ tham gia lĩnh vực này, chiếm 45,34% với tổng diện tích thả nuôi một vụ 2.373.700 m2. Diện tích thả nuôi trung bình của các hộ gia đình đạt 8.129 m2, cao nhất so với lĩnh vực trồng lúa và màu. Hộ có diện tích nuôi lớn nhất là 80.000 m2, trong khi đó diện tích nhỏ nhất của hộ chỉ đạt 500 m2. Đối với lĩnh vực nuôi tôm trên địa bàn huyện hiện nay, hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp chiếm phần lớn, chỉ một số ít hộ thực hiện hình thức nuôi quảng canh do thiếu vốn và sợ rủi ro khi nuôi theo hình thức này. Mặt khác, hiện nay với số lượng hộ tham gia thả nuôi tràn lan và không nằm trong vùng quy hoạch, đã làm cho môi trường nước trở nên ô nhiễm, điều này sẽ gây rủi ro cao trong việc thả nuôi của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, với biểu hiện ngày càng rõ rệt của BĐKH – MNBD chủ yếu là hiện tượng độ mặn gia tăng và triều dâng cao đã làm thay đổi vùng sinh thái ven biển, điều này gây đe doạ cho việc phát triển bền vững lĩnh vực này trong tương lai đối với huyện.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)