Đặc điểm KTXH của huyện Cầu Ngang

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 59 - 66)

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦU NGANG – TỈNH TRÀ VINH VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BĐKH (TRIỀU CƯỜNG, XNM) TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm KTXH của huyện Cầu Ngang

Cầu Ngang là 1 huyện trong 7 huyện của tỉnh Trà Vinh. Đây là huyện đồng bằng ven biển, nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của tỉnh về hiện tượng xâm nhập mặn. Đặc điểm của huyện về kinh tế là tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp và thuỷ sản với tỷ trọng chiếm trên 60% cơ cấu kinh tế của huyện. Trong đó lĩnh vực nuôi tôm và trồng lúa chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện còn phát triển thêm kinh tế biển, nhưng tốc độ phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.

Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử tỉnh Trà Vinh.

Hình 3.2: Bản đồ hành chính huyện Cầu Ngang

Về vị trí địa lý: Huyện Cầu Ngang nằm về phía Đông tỉnh Trà Vinh và nằm bên bờ sông Cổ Chiên và cửa Cung Hầu.

 Phía Đông giáp huyện Châu Thành và tỉnh Bến Tre

 Phía Nam giáp huyện Trà Cú và huyện Duyên Hải

 Phía Tây giáp huyện Châu Thành và huyện Trà Cú

 Phía Bắc giáp huyện Châu Thành

Huyện Cầu Ngang hiện có 15 đơn vị hành chính, gồm 13 xã và 2 thị trấn: thị trấn Cầu Ngang, thị trấn Mỹ Long, xã Kim Hòa, Hiệp Hòa, Vinh Kim, Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam, Mỹ Hòa, Thuận Hòa, Nhị Trường, Trường Thọ, Long Sơn, Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây và Thạnh Hòa Sơn. Trung tâm hành chính huyện đặt tại thị trấn Cầu Ngang, nằm cách trung tâm hành chính tỉnh Trà Vinh 23 km theo quốc lộ 53 về phía Tây Bắc.

V dân s: Năm 2005 toàn huyện có 27.094 hộ, 132.514 nhân khẩu (trong đó dân tộc Khmer là 9.357 hộ, 46.581 nhân khẩu, chiếm 35% dân số), mật độ dân số 428 người/km2, tỷ lệ sinh 1,64%, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,4%.

Tỷ lệ phân bố dân cư không đồng đều, với 10,23% dân số tập trung ở khu vực thành thị, 89,77% tập trung ở nông thôn, với đặc điểm này nên đa phần dân số của huyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, huyện có nguồn lao động dồi dào: với số người hoạt động trong nền kinh tế quốc dân là 79.405 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 75.774 người, chiếm 55,62% số dân, trong đó có việc làm 72.885 người, tỷ lệ thất ngiệp tương đối thấp, còn khoảng 3,83%; tỷ lệ lao động tại khu vực thành thị là 62,8%, nông thôn là 85,5%.

Trước thực trạng này, huyện cần có những chính sách nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động ở cả khu vực thành thị và nông thôn, đặc biệt là sự giúp đỡ đối với người dân Khmer của huyện.

Về đất đai, thổ nhưỡng: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện:

31.885,97ha, chiếm 14,39% diện tích toàn tỉnh (221.515 ha); phần lớn đất đai của huyện là đất nông nghiệp, với 27.569,55 ha chiếm 86,463% diện tích tự nhiên của huyện, đất phi nông nghiệp có 4.303,63ha, chiếm 13,5% diện tích đất tự nhiên, hiện còn 11,79 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên của huyện.

Đất đai huyện Cầu Ngang chia thành 3 nhóm:

 Đất cát giồng: có 4.181,79 ha, chiếm 12,81% diện tích đất.

 Đất phù sa: có 21.357,72 ha, chiếm 65,44% diện tích đất;

 Đất phèn: có 7.899,08 ha, chiếm 21,75% diện tích đất.

Nhìn chung, đất đai trong huyện là đất sét và sét pha thịt, tầng canh tác trung bình khá dày, thích hợp cho việc trồng lúa và các loại cây màu.

Năm 2007, huyện có diện tích đất nông nghiệp là 27.569 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 18.000 ha, có 8.000 ha đất trồng màu, trong đó có trên 3.000 ha chuyên trồng đậu phộng. Năm 2009, với việc đầu tư áp dụng mạnh kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và điều kiện thời tiết thuận lợi đã giúp huyện Cầu Ngang đạt 5.017 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp của 9.713 hộ dân với thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/ha/năm, chiếm trên 19% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cao nhất tỉnh.

Về đặc điểm địa hình: Huyện có địa hình là đồng bằng ven biển, với độ cao từ 0,1 – 1,0m chiếm phần lớn diện tích của huyện. Vùng ven biển của huyện được bảo vệ bằng những giồng cát có độ cao cao nhất trên 4m, những giồng cát này giúp huyện hạn chế ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn. Tuy nhiên, hiện nay với tác động của BĐKH đặc biệt là hiện tượng MNBD dẫn đến việc xâm nhập mặn đối với huyện trở nên nghiêm trọng hơn. Trước tình hình này, huyện cần có những đầu tư cho việc xây dựng những công trình đập, đê, kè nhằm bảo vệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp vốn mang đến nguồn thu chủ yếu cho các hộ nông dân tại địa phương.

V thu li, sông ngòi: Do Huyện nằm gần cửa Cung Hầu - nơi sông Cổ Chiên đổ ra biển - chịu sự chi phối bởi chế độ triều cường biển Đông thông qua sông Cổ Chiên, nên sự xâm nhập của nước mặn vào mùa khô đã hạn chế đến việc khai thác và sử dụng đất nông nghiệp, nhưng đây lại là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi tôm sú). Ngoài ra huyện còn có 15 km đường bờ biển thuộc khu vực các xã Vinh Kim, Mỹ Long Bắc, Mỹ Long Nam và thị trấn

Mỹ Long, đây cũng là lợi thế của huyện trong việc phát triển ngành khai thác và đánh bắt thủy hải sản xa bờ. Năm 2009, huyện Cầu Ngang chuyển đổi thêm 1000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang luân canh lúa tôm, nâng tổng số diện tích chuyển đổi đến năm 2009 là 7.365 ha.

Hiện tại, số lượng các công trình thuỷ lợi chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của huyện là các đập và cống tại các cửa sông bao gồm: Trà Cuôn, Hiệp Hoà, Bến Chùa, Thâu Râu, Vinh Kim. Trong đó, cống Trà Cuôn, Hiệp Hoà thực hiện việc đảm bảo nước ngọt cho sản xuất lúa và màu nhờ vào việc vận hành tiếp ngọt chủ yếu từ nguồn kênh Trà Ngoa, sông Măng Thít dẫn về. Đối với các cống:

Bến Chùa, Thâu Râu, Vinh Kim phục vụ việc nuôi thuỷ sản của huyện nhưng được kiểm soát chặt chẽ vấn đề xâm nhập mặn qua các cống nội đồng và kết hợp tiêu phiên để giảm ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, huyện còn được nhà nước đầu tư hệ thống đê bao ngăn mặn và đê bao vùng ven biển như: đê Quốc Phòng, đê Phòng Hộ hỗ trợ tích cực cho huyện trong việc chống triều cường và xâm nhập mặn.

V khí hu: Huyện Cầu Ngang chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ở đây có hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng năm đến tháng mười một, mùa khô từ tháng mười hai đến tháng tư. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400-1.600 mm. Nhiệt độ trung bình khá cao, từ 250C đến 270C. Độ ẩm trung bình khoảng từ 80 đến 85%. Hàng năm, gió mùa xuất hiện vào tháng giêng, tháng hai và hoạt động mạnh từ tháng ba đến tháng tư. Sau đó sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam. Từ tháng bảy đến tháng mười hai, gió đổi theo hướng Đông Nam và Đông Bắc và gây ra mưa lớn. Do khu vực này nằm ở phía Đông của biển Đông, nên thiên tai như bão lớn ít khi xảy ra. Bão Linda năm 1997 là cơn bão lớn nhất trong vòng 100 năm qua mà huyện chịu ảnh hưởng.

3.3. Diễn biến của BĐKH (triều cường, xâm nhập mặn) vùng nghiên cứu.

Trà Vinh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô, với toàn bộ diện tích của tỉnh đều bị mặn xâm nhập.

Hình sau thể hiện tình hình xâm nhập mặn của tỉnh Trà Vinh nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2010

Hình 3.3: Bản đồ xâm nhập mặn tại ĐBSCL vào tháng 4/2010

Cầu Ngang là một trong những huyện chịu ảnh hưởng lớn của hiện tượng BĐKH trong địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với biểu hiện chính của BĐKH tại địa bàn huyện là hiện tượng triều cường và xâm nhập mặn. Với vị trí tiếp giáp với sông Cổ Chiên nơi cửa biển và là huyện có địa hình đồng bằng với độ cao tương đối thấp

nên vào những tháng cao điểm của mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4, với đỉnh điểm là hạn Bà Chằng vào tháng 3, tháng 4, trong khi lượng nước ngọt đổ về từ thượng nguồn sông giảm và thuỷ triều dâng cao, thì phần lớn diện tích đất của huyện đều bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, với độ mặn lấn sâu vào nội đồng từ 30 - 40km cách cửa biển và độ mặn giao động từ 2g/l đến cao hơn 10g/l. Trong đó, vùng có độ mặn từ 4 – 10g/l chiếm phần lớn diện tích của huyện. (Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2010). Cụ thể là diễn biến độ mặn trên sông Cổ Chiên tại cửa Cung Hầu từ tháng một đến tháng tư:

+ Vào tháng 1/2011 : Độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 0,2-4,1 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 18/1 đạt 8,6 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (2,2 g/l) cao hơn, mức tăng 6,4 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (2,5 g/l) cao hơn, mức tăng 6,1 g/l hiếm xảy ra trong nhiều năm gần đây vào thời điểm này.

+ Vào tháng 2/2011, độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 0,1-5,3 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 1/2 đạt 7,5 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (6,5 g/l) cao hơn, mức tăng 1,0 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (7,0 g/l) cao hơn, mức tăng 1,0 g/l.

+ Vào tháng 3 và tháng 4 thì tình hình xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng hơn. Vào tháng 3 thì độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 4,5- 10,6 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 31/3 đạt 11,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (9,0 g/l) cao hơn, mức tăng 2,1 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (10,8 g/l) cao hơn, mức tăng 0,3 g/l.

+ Với đỉnh điểm của mùa khô là vào tháng 4, thì đây là tháng tình hình xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng nhất, với độ mặn lớn nhất các ngày trong tháng trong khoảng từ 3,9-11,0 g/l. Độ mặn lớn nhất tháng vào ngày 1/4 đạt 11,2 g/l; so với độ mặn lớn nhất tháng trung bình cùng kỳ 9 năm (8,3 g/l) cao hơn, mức tăng 2,8 g/l; so với độ mặn lớn nhất cùng kỳ năm 2010 (9,9 g/l) cao hơn, mức tăng 1,2 g/l.

Điều này cho thấy diễn biến của xâm nhập mặn trong khu vực ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, lượng mưa trên địa bàn thấp nên ảnh hưởng rất lớn đối với việc rửa mặn nhờ vào nước trời trong những tháng mưa gây khó khăn cho việc trồng lúa, màu ở những vùng đan xen lúa – màu, lúa - tôm và đặc biệt là ở những vùng chuyên trồng lúa, màu của huyện.

Tuy nhiên, với hệ thống thuỷ lợi Nam Mang Thít trong vùng cùng với hệ thống các cống (Thâu Râu, Bến Chùa, Sa Ray, Vinh Kim, Trà Cuôn, Hiệp Hoà), đê (Đê Quốc Phòng, Đê Phòng Hộ) trên địa bàn huyện đã phần nào làm cho tình hình xâm nhập mặn của huyện có phần được cải thiện đáng kể. Vùng có độ mặn từ 4 – 8g/l tăng lên theo hướng ra cửa biển và những vùng có độ mặn tương đối cao ( >10g/l) vào mùa khô lại giảm đi. Đồng thời, với việc hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, huyện đã chủ động hơn trong việc điều tiết ổn định độ mặn, ngọt phục vụ cho việc quy hoạch và phát triển vùng chuyên canh trồng lúa, màu, lúa – tôm, và tôm với ba tiểu vùng chính là: vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn trên địa bàn của huyện.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kịch bản biến đổi khí hậu tại ĐBSCL vào cuối thế kỷ XXI cho thấy: Nếu nước biển dâng thêm 1m thì khoảng 70% diện tích đất vùng này bị xâm nhập mặn và khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa bị mất. Nhiều địa phương sẽ bị chìm trong nước. Thời gian úng ngập có thể kéo dài từ 4 - 5 tháng, 38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện tích đồng bằng có thể bị nhiễm mặn. Đối với ĐBSCL nói chung và huyện Cầu Ngang của tỉnh Trà Vinh nói riêng, với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong đời sống của người dân và giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu ngành kinh tế của huyện. Với những biểu hiện của BĐKH ngày càng trở nên rõ rệt trên địa bàn huyện hiện nay, cùng với những dự báo về BĐKH trong tương lai cho vùng, đứng trước thực tế này huyện cần có những biện pháp đánh giá thực tế và đưa ra những biện pháp thích nghi với BĐKH, giúp cho huyện có sự phát triển bền vững cho tương lai.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG xâm NHẬP mặn và PHÂN TÍCH KHẢNĂNG THÍCH NGHI ở cấp ĐỘHỘGIA ĐÌNH và CỘNG ĐỒNG tại HUYỆN cầu NGANG TỈNH TRÀ VINH (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)