Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH LẠNG SƠN
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh Lạng Sơn
2.2.3. Thực trạng thực thi trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
Tất cả chúng ta đều biết quyền lợi của NTD có bị xâm hại hay không phụ thuộc vào hoạt động, thái độ và cách cư xử của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, chỉ có tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh mới trực tiếp làm thiệt hại đến quyền lợi của NTD. Chính vì vậy, trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp cho NTD thì đối tượng liên quan trực tiếp và có giá trị quyết định tính hiệu quả của hoạt động bảo vệ NTD đó chính là các
12 “Nguyễn Thị Thư (2013) Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dung ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 122.
cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Họ là đối tượng quan trọng nhất, hành vi tuân thủ pháp luật của họ là cơ sở chắc chắn nhất cho quyền lợi của NTD được đảm bảo.
Sau 06 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi NTD hiện nay vẫn chưa được đảm bảo, hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD ngày càng tăng. Thực tế tại tỉnh Lạng Sơn những năm qua cho thấy, phần lớn các vi phạm quyền lợi NTD liên quan trực tiếp tới các vấn đề như: vệ sinh an toàn thực phẩm, gian lận về nhãn mác, hạn sử dụng, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhất là gian lận về lĩnh vực giá, lĩnh vực an toàn thực phẩm vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp; đặc biệt ở khu vực biên giới, việc lợi dụng cơ chế chính sách để gian lận về số lượng, chủng loại hàng hóa trong quá trình thực hiện quy trình xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng...
Bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Lạng Sơn trở thành địa bàn tập trung các đầu mối giao lưu kinh tế, thương mại của nước ta với Trung Quốc. Hoạt động trao đổi hàng hóa, thăm thân, du lịch qua cửa khẩu ngày càng tăng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân… Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì Lạng Sơn cũng phải chịu tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về tình hình trật tự an toàn xã hội. Các loại tội phạm đã lợi dụng triệt để địa bàn biên giới để hoạt động, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán vận chuyển, hàng giả, hàng cấm càng sôi động, ảnh hưởng lớn tới công tác BVQLNTD tại địa phương. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tình trạng lợi dụng kẽ hở của cơ chế chính sách để buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng này còn sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để đối phó như theo dõi chặt chẽ hoạt động của lực lượng chức năng, thường xuyên thay đổi thời gian và địa bàn hoạt động. Đồng thời, các đối tượng buôn lậu thường xuyên tụ tập đông người, gây cản trở lực lượng chức năng thi hành công vụ khi bị kiểm tra, bắt giữ hàng lậu. Các loại hàng hóa nhập lậu sẽ được tập kết ở đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc chờ thời
cơ thuận lợi được vận chuyển nhỏ lẻ qua các đường mòn, lối mở, lợi dụng địa hình hiểm trở vác hàng qua lưng chừng núi đá có độ dốc lớn, vòng tránh qua các chốt chặn của lực lượng Biên phòng và Hải quan, sau đó được tập kết vào nhà dân giáp khu vực đường biên, lợi dụng các giờ cao điểm như buổi trưa, đêm tối hoặc gần sáng để dùng xe máy hoặc xe ô tô tải nhẹ vận chuyển vào nội địa.
Đối với các hành vi gian lận thương mại qua cửa khẩu, một số doanh nghiệp đã lợi dụng Hệ thống thông quan tự động, lợi dụng chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thương mại, đầu tư… để thực hiện các hành vi gian lận trong xuất nhập khẩu hàng hóa như: lợi dụng việc hệ thống tự động phân luồng tờ khai (luồng xanh, luồng vàng) để cố tình không khai hoặc khai sai lệch tên hàng, mã số, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, chủng loại hàng hóa… để buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại. Theo báo cáo của Cục Hải quan Lạng Sơn, trong thời gian gần đây, tình hình vận chuyển gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc qua địa bàn khu vực cửa khẩu Chi Ma có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Trong 9 tháng đầu năm 2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 17 vụ vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm lậu, gồm: 4.500 con gà giống, 8.700 con vịt giống và 600kg thịt chim bồ câu. Ngoài ra, trong vòng 11 tháng đầu năm 2016 các lực lượng chức năng tỉnh đã kiểm tra, xử lý hành chính 3.026 vụ, trong đó, số vụ vi phạm hàng hóa nhập lậu, hàng cấm: 2.063 vụ; gian lận thương mại: 861 vụ; hàng giả: 102 vụ. Về xử lý hình sự: Đã khởi tố 272 vụ (bằng 174,35% so với cùng kỳ năm 2015), 388 đối tượng. Chủ yếu là các tội danh về kinh doanh, vận chuyển pháo nổ, tiền Việt Nam giả, vận chuyển ma túy trái phép. Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ - Công an tỉnh Lạng Sơn (PC 46) thì trong năm 2016, các đơn vị nghiệp vụ, công an huyện, thành phố đã phát hiện và bắt giữ:
314 vụ buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu và gian lận thương mại, thu giữ hàng hóa trị giá khoảng 16 tỷ đồng; 101 vụ vận chuyển gia cầm, sản phẩm động vật nhập lậu, thu khoảng 30.085.840kg sản phẩm động vật chế biến sau giết mổ nhập lậu, khoảng hơn 200 nghìn con gia cầm giống; 47 vụ vận
chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép, thu giữ 139m3 gỗ các loại; 21 vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép, thu 60kg động vật hoang dã các loại, 245kg ngà voi, 496 con chim hoang dã…; bắt 90 vụ, 100 đối tượng mua bán, vận chuyển, đốt pháp trái phép, thu giữ xử lý tiêu hủy theo quy định gần 2,5 tấn pháo các loại. Đã khởi tố 50 vụ, 62 bị can, xử phạt vi phạm hành chính 30 vụ 31 đối tượng; 38 vụ 36 đối tượng, thu 39,5 kg thuốc nổ, 992 đao kiếm, 842 dùi cui các loại…13.
Mặc dù các ngành chức năng đã nỗ lực ngăn chặn những tình trạng buôn lậu vẫn chưa được giải quyết triệt để do khu vực biên giới rất phức tạp, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế của địa phương cũng như đối với quyền lợi của NTD trên địa bàn tỉnh. Chỉ tính riêng trong tháng 10/2016 qua công tác kiểm tra kiểm soát trên khâu lưu thông, Trạm Kiểm soát liên hợp Dốc Quýt - Lạng Sơn đã phát hiện 2 vụ vận chuyển lậu gồm 85 máy sấy tóc và 23 ấm đun nước đều mang nhãn hiệu Panasonic được giấu trong các thùng hàng hoá trên 2 xe ô tô chở khách chạy theo hướng từ cửa khẩu Tân Thanh và Thị trấn Đồng Đăng về Hà Nội. Số hàng hoá trên qua kiểm tra đều có dấu hiệu giả nhãn hiệu Panasonic và không có chứng từ hoá đơn chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp. Đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ vận chuyển lậu hàng giả, hàng nhái từ biên giới vào nội địa đã bị các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phát hiện ngăn chặn kịp thời từ đầu năm 2016 đến nay. Ngày 11/10/2016 vừa qua, trong buổi trao đổi thông tin với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh về tình trạng sản phẩm của hãng Nike bị làm giả, ông John Patrick Dennis - Giám đốc bảo vệ thương hiệu Khu vực Châu Á - Tập đoàn Nike nhận định, hiện nay Trung Quốc là một trong những Quốc gia có nhiều cơ sở lén lút sản xuất các mặt hàng giả, hàng nhái những thương hiệu nổi tiếng của nhiều Quốc gia trên thế giới, trong đó có nhãn hiệu Nike. Việc sản xuất hàng giả mang nhãn hiệu Nike từ Trung Quốc tuồn vào thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục có chiều hướng tăng mạnh trong năm 2017. Ông Trần Mạnh Hùng - Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường
13 Bùi Anh, “Nhức nhối nạn buôn lậu tại biên giới Lạng Sơn”, tại địa chỉ: http://baophapluat.vn/ban-can-biet- ve-tieu-dung/nhuc-nhoi-nan-buon-lau-tai-bien-gioi-lang-son-310808.html, ngày truy cập 04/6/2017.
tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Mặc dù không phát hiện có dấu hiệu sản xuất hàng giả hàng nhái trên địa bàn nhưng là tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc - Một Quốc gia có tiếng về sao chép các sản phẩm mẫu mã nổi tiếng trên thế giới bằng các máy móc công nghệ hiện đại nên tình trạng hàng giả hàng nhái được các đầu nậu lén lút tìm cách vận chuyển qua các đường mòn lối tắt trên biên giới vào địa bàn Lạng Sơn để đưa sâu vào nội địa là khó tránh khỏi...”.
Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2016, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, các lực lượng chức năng trực tiếp chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện ngăn chặn kịp thời trên 60 vụ vận chuyển lậu hàng giả hàng nhái từ khu vực biên giới vào nội địa, bằng 92,4% so với cùng kỳ năm 2015. Đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 500 triệu đồng, trị giá hàng hóa tịch thu ước tính trên 1,7 tỷ đồng. Với địa hình địa lý của một tỉnh tuyến đầu như Lạng Sơn, việc quyết tâm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái thẩm thấu vào nội địa trong thời gian qua là cả một sự nỗ lực cố gắng của các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên để công tác này đạt hiệu quả cao hơn nữa, tỉnh Lạng Sơn vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó đặc biệt quan trọng là ý thức của NTD và sự phối hợp chặt chẽ và có trách nhiệm của chính mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đối với các cơ quan chức năng trong công tác chống hàng nhái hàng giả14
Ngoài ra, trong khu vực nội địa, thực trạng xâm phạm tới quyền lợi NTD trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tồn tại những bất cập. Tại Hội thảo ngày quyền của người tiêu dùng thế giới với chủ đề “Dinh dưỡng lành mạnh”
ngày 15/3/2015 do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Lạng Sơn tổ chức, ông Lương Đăng Ninh - Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Công tác bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn từ lâu đã được các cấp, các ngành quan tâm đến và chỉ đạo triển khai tích cực. Song thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh tồn tại tương đối lớn việc người tiêu dùng bị qua mặt, bị nhiều tiểu thương, doanh nghiệp lừa
14 Nguyễn Thái, “Lạng Sơn: Đẩy mạnh ngăn chặn hàng giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” tại địa chỉ:
http://langsontv.vn/node/71309, ngày truy cập 04/6/2017.
dối bán hàng kém chất lượng, hàng nhái cho người tiêu dùng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người”. Ông còn đưa ra một con số khá giật mình khi có tới 40% cân tại một chợ khá nổi tiếng ở Lạng Sơn không đủ tiêu chuẩn để lưu hành (Không có tem kiểm định). Chính vì vậy NTD nên biết đến những quyền lợi chính đáng của mình, sẵn sàng hợp tác với các tổ chức, cá nhân để cùng đấu tranh những hàng vi xâm phạm lợi ích chính đáng của mình. Cũng tại Hội thảo, Bà Trình Thị Phượng, Phó Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lạng Sơn cũng đã nêu ra một con số đáng sợ khi các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra có tới 60% các cơ sở sản xuất không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm. 4.821/6.910 cơ sở được kiểm tra thì có tới 343 cơ sở bị cảnh cáo, 200 cơ sở bị xử phạt hành chính.
Chính vì vậy, nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với NTD là rất cao, bà cũng khuyến cáo NTD phải biết đến quyền lợi của mình để bảo vệ chính mình khỏi các nguy cơ an toàn thực phẩm, bảo vệ gia đình khỏi những cơ sở sản xuất không đạt tiêu chuẩn hay không có sự tin tưởng từ phía NTD15.
Nhìn chung, từ phía cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và của tỉnh Lạng Sơn nói riêng, ý thức tuân thủ, thực thi pháp luật BVQLNTD còn rất hạn chế, hầu như không tự nguyện, chỉ khi có sự can thiệp, chế tài của cơ quan quản lý nhà nước thì thực hiện mang tính đối phó và cũng chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận sự tích cực trong việc tuân thủ pháp luật BVQLNTD của một số doanh nghiệp lớn, vì muốn bảo vệ thương hiệu, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các doanh nghiệp khác cũng như để quảng bá sản phẩm, đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng dẫn NTD nhận biết hàng thật hàng giả.
Theo nhận định của Ngành Công thương tỉnh Lạng Sơn, thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương đã có những hoạt động thiết thực trong việc BVQLNTD. Một số doanh nghiệp đã chủ động thành lập bộ phận giải quyết khiếu nại, chủ động xây dựng kênh thông tin để tiếp nhận những
15 http://vinastas.org/lang-son-nguoi-tieu-dung-phai-biet-nhung-quyen-loi-cua-minh-ntd393.aspx, ngày truy cập 04/6/2017
phản ánh của NTD. Ông Bùi Thanh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Viễn thông Lạng Sơn (VNPT) cho biết: “Những năm qua, doanh nghiệp đã đưa nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một mục tiêu quan trọng.
VNPT Lạng Sơn có đội ngũ nhân viên chuyên trách thực hiện công tác nắm bắt thông tin phản hồi từ khách hàng và giải quyết khiếu nại. Đồng thời, VNPT đang dần rút ngắn thời gian cũng như đơn giản hóa các thủ tục khiếu nại của khách hàng. Bên cạnh đó, hằng năm, VNPT tổ chức nhiều hội nghị gặp mặt và tri ân khách hàng để nghe những phản ánh trực tiếp của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp”16.
Có thể nói, pháp luật BVQLNTD là đạo luật có đối tượng và phạm vi điều chỉnh nhiều và rộng nhất, bao phủ hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt liên quan trực tiếp tới đời sống hàng ngày, nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, sau 06 năm luật có hiệu lực thi hành, hầu hết tổ chức, cá nhân kinh doanh - tác nhân trực tiếp xâm phạm quyền lợi, gây thiệt hại cho NTD - vẫn không ngừng vi phạm pháp luật BVQLNTD và ngày càng có xu hướng nghiêm trọng, tinh vi hơn bởi sự trợ giúp của khoa học, công nghệ hiện đại. Vấn đề đặt ra, cần nghiên cứu gốc rễ, cội nguồn dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân này, để có biện pháp giải quyết triệt để, mang lại sự “bình yên” cho NTD.