Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực tiễn thi hành tại tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 112)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TỪ THỰC TIỄN TỈNH LẠNG SƠN

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BVQLNTD, các cơ quan quản lý nhà nước bên cạnh việc phải phân công, phận nhiệm rõ ràng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan. Bởi lẽ, để làm tốt công tác

BVQLNTD, không thể chỉ có một cơ quan riêng rẽ nào đó có thể đảm nhiệm được mà cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có trách nhiệm của các cơ quan chức năng với nhau. Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác BVQLNTD cũng cần phải tuân theo một trình tự, thủ tục, cách thức cụ thể, tránh tình trạng đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm như hiện nay của một số cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD.

Ngoài ra, công tác BVQLNTD đòi hỏi phải có sự liên ngành do liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như cạnh tranh, quản lý thị trường, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, dịch vụ ngân hàng, chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông, điện lực, nước sạch sinh hoạt,... Do đó, cần phải củng cố và phát triển các mối quan hệ giữa các cơ quan BVQLNTD với các bộ, ngành có liên quan, với chính quyền địa phương các cấp; xây dựng quy chế phối, kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan mật thiết trong việc thực hiện công tác BVQLNTD.

Tại các địa phương cần tái lập, nâng cấp, hoàn thiện cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các cấp theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng tinh gọn, chất lượng, có quy chế hoạt động chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo việc tham mưu, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả có hiệu lực, hiệu quả. Đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp. Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp là phải phát huy tốt vai trò của "người cầm lái và chỉ huy", trước hết bằng sự gương mẫu đi đầu trong nhận thức và quyết tâm hành động của bản thân cùng gia đình. Đồng thời, tổ chức triển khai nhằm quán triệt sâu, rộng trong toàn đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị từ tỉnh xuống huyện, thành phố, xã, phường, thôn, bản, làm cho mọi cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và chính quyền, đoàn thể ở cơ sở phải là những người tiên phong gương mẫu chấp hành pháp luật, không tham gia buôn lậu; tích cực phát hiện, ngăn ngừa hành vi buôn lậu trên địa bàn.

Thứ hai, cần ưu tiên nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật BVQLNTD của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước bằng cách tăng cường nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và thẩm quyền xử lý; cần thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ trực tiếp có liên quan đến công tác BVQLNTD những kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn về bảo vệ NTD, đặc biệt là những cán bộ ở cấp cơ sở do chất lượng cán bộ ở cấp này còn nhiều hạn chế so với cấp trung ương.

Đặc biệt, đối với các khu vực biên giới có vị trí địa lý phức tạp cần mở rộng mạng lưới trinh sát bảo đảm nắm chắc thực trạng diễn biến buôn lậu cả trên tuyến biên giới và trong nội địa; mở rộng hoạt động trinh sát theo tuyến, địa bàn trọng điểm và theo mặt hàng bằng cách xây dựng, sử dụng mạng lưới trinh sát bí mật, trinh sát đặc nhiệm chống buôn lậu, kết hợp với vận động quần chúng khai báo, tố giác các đối tượng buôn lậu nhằm tạo nguồn thông tin toàn diện, rộng rãi, có chất lượng.

Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD Việt Nam cần tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ NTD. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều loại tội phạm xuyên quốc gia, những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo đo lường, chất lượng đang tăng cường hoạt động và tìm mọi các để tránh né các cơ quan thực thi pháp luật. Do vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế trong vấn đề BVQLNTD là hết sức cần thiết, đặc biệt tại các địa phương có đường biên giới, địa hình phức tạp. Việc hợp tác đó không chỉ dừng lại ở mức độ giữa các cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ mà cần phải được mở rộng đến tận các tổ chức Phi Chính phủ, các tổ chức xã hội. Nội dung hợp tác không chỉ dừng lại ở mức độ trao đổi, cung cấp thông tin mà cần phối hợp chặt chẽ trong hành động. Chỉ như vậy, NTD mới có thể được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng một cách toàn diện, các quốc gia mới có thể đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên quy mô rộng lớn như hiện nay.

Thứ tư, cần xây dựng mạng lưới giám sát hoạt động thực thi pháp luật BVQLNTD một cách đa dạng, nhiều chiều, nhiều tầng. Đây là một việc làm hết sức quan trọng đối với việc quản lý hàng hóa, dịch vụ, nhằm BVQLNTD.

Mạng lưới này không chỉ gồm các cơ quan thực thi pháp luật mà còn phải bao gồm các tổ chức xã hội, các cơ quan báo chí, truyền thông, các hội đoàn,... Có như vậy mới có thể đấu tranh hiệu quả chống lại nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, chống lừa đảo trong hoạt động đo lường, kiểm định...

nhằm BVQLNTD.

Thứ năm, hiện nay, kinh phí ngân sách nhà nước dành cho hoạt động thực thi pháp luật BVQLNTD của các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều bất cập. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến sự không hiệu quả trong hoạt động của hệ thống các cơ quan này. Do vậy, cần tăng cường cấp ngân sách cho công tác BVQLNTD để chi đầu tư mạnh hơn về các công tác như truyền thông bảo vệ NTD, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVQLNTD. Riêng đối với lực lượng quản lý thị trường, cần sớm tháo gỡ các khó khăn tài chính để lực lượng này có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ hoạt động BVQLNTD của mình, đặc biệt cần tập trung kinh phí vào việc trang bị các phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc, trang thiết bị hoạt động để có thể đối phó với hậu quả của nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng buôn lậu qua biên giới. Ngoài ra, kinh phí nhà nước cũng cần tập trung để củng cố hệ thống các phòng, cơ sở thí nghiệm phục vụ công tác BVQLNTD nói chung và công tác bảo đảm VSATTP nói riêng, đảm bảo cho các phòng, cơ sở thí nghiệm này có đủ năng lực để thực hiện các hoạt động trưng cầu giám định về chất lượng, độ an toàn của hàng hóa; tiêu hủy hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, các loại gia súc, gia cầm có mầm bệnh...

Thứ sáu, có một thực tế xảy ra phổ biến hiện nay đó là chính những NTD cũng chưa hiểu rõ mình có quyền gì và làm cách nào để thực hiện được các quyền đó. Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD cũng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với NTD, góp phần tăng tính chủ động của NTD khi thực hiện các quyền năng tiêu dùng của

mình. Công tác tuyên truyền này cùng cần chú trọng với không chỉ NTD mà còn cần tăng cường hướng tới đối tượng là cộng đồng các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, của người sản xuất, kinh doanh và trách nhiệm trước NTD, đặc biệt là trách nhiệm bảo đảm về mức độ an toàn của sản phẩm, bảo đảm tính trung thực về thông tin sản phẩm, về doanh nghiệp, về giao dịch khi cung ứng cho NTD.

Thứ bảy, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, đặc biệt là các khu vực biên giới,

Trọng tâm của giải pháp này là phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, tiến tới không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác dụng khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm nhiều việc làm mới đảm bảo đem lại thu nhập đủ sống cho người lao động, giải quyết thỏa đáng quan hệ cung - cầu, góp phần ngăn chặn sự phát triển các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại...

Kết luận Chương 3

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về BVQLNTD để từ đó chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế và dự liệu những phương hướng khắc phục là vấn đề hết sức cần thiết. Từ những phân tích, đánh giá về thực tiễn thi hành pháp luật về BVQLNTD tại tỉnh Lạng Sơn cho thấy các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về BVQLNTD là một bước tiến khá tốt trong tư duy lập pháp, đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu BVQLNTD, tạo ra một “rào cản” pháp lý đối với những hành vi lừa dối, chèn ép, bắt nạt NTD. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, pháp luật BVQLNTD nói chung và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế. Thế nên, sau 06 năm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 được thi hành, NTD

vẫn chưa an toàn trước sự “tấn công” ồ ạt của những hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, độc hại… hoạt động quản lý trong lĩnh vực BVQLNTD của cơ quan Nhà nước còn yếu, thiếu, chưa hiệu quả và vai trò của tổ chức BVQLNTD trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm, hỗ trợ NTD là rất mờ nhạt.

Để khắc phục tình hình trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra đó chính là hoàn thiện pháp luật BVQLNTD cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên cơ sở đưa ra các phương hướng, giải pháp phù hợp, khả thi sao cho tương thích với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn nền kinh tế, xã hội Việt Nam, đồng thời phù hợp với xu thế vận động và phát triển chung của hội nhập quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường hội nhập ngày nay đang ngày càng trở nên cấp thiết, là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Trong thời gian vừa qua, quá trình thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện vấn đề thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn (đặc biệt là thực tiễn thi hành tại các địa phương) là cơ sở để đưa ra được các giải pháp khả thi để khắc phục tình trạng trên.

Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những căn cứ lý luận và pháp lý trọng yếu, vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên ngành, luận văn đã xác lập một số căn cứ khoa học, cơ sở pháp lý, căn cứ thực tiễn về Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể là:

- Luận văn đã khái quát được một cách cơ bản lý luận về người tiêu dùng, sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguồn của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Dựa trên khuôn khổ những căn cứ lý luận đã được xác lập, luận văn đã tập trung phân tích làm rõ về thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay, đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 -2016. Đặc biệt, luận văn đã đánh giá được thực trạng, nêu bật được những thành tựu mà công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương đã đạt được, từ đó chỉ rõ được nhưng bất cập còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.

- Dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn đã xác lập, luận văn đã đề xuất được những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng trong thời gian tới.

Luận văn được thực hiện với mong muốn góp phần công sức nhỏ bé của tác giả vào công cuộc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo quyền con người cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu của nhà nước pháp quyền, một nhà nước dân chủ, văn minh và hiện đại./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013;

2. Bộ luật Dân sự 2015;

3. Bộ luật Hình sự 1999;

4. Bộ luật Hình sự 2015;

5. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;

6. Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010;

7. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010;

8. Luật Cạnh tranh 2004;

9. Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007;

10. Luật Đo lường 2011;

11. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006;

12. Luật Thương mại 2005;

13. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014;

14. Luật Trọng tài thương mại 2010;

15. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;

16. Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999;

17. Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

18. Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

19. Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

20. Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

21. Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/3/2012 Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

22. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định

về hòa giải thương mại;

23. Bùi Anh, “Nhức nhối nạn buôn lậu tại biên giới Lạng Sơn”, tại địa chỉ:

http://baophapluat.vn/ban-can-biet-ve-tieu-dung/nhuc-nhoi-nan-buon-lau- tai-bien-gioi-lang-son-310808.html, ngày truy cập 04/6/2017;

24. Nguyễn Thị Ngọc Anh, (2007), “Gian nan chuyện thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (11);

25. Nguyễn Thị Vân Anh, (2010), “Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, Tạp chí Luật học, (11);

26. Báo cáo số 07/BC-BCĐ ngày 10/01/2013 về “Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hang giả năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013” của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn;

27. Báo cáo số 05/BC-BCĐ ngày 25/01/2014 về “Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014” của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn;

28. Báo cáo số 08/BC-BCĐ ngày 19/01/2015 về “Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hang giả năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015” của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn;

29. Báo cáo số 03/BC-BCĐ ngày 18/01/2016 về “Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hang giả năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016” của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn;

30. Báo cáo số 18/BC-BCĐ ngày 09/02/2017 về “Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hang giả năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017” của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn;

31. Báo cáo số 133/BC-BCĐ ngày 15/12/2016 của về “báo cáo kết quả triển khai công tac bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2016” của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Lạng Sơn;

32. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tại địa chỉ:

http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-

tri/books-4331201610454246/index-23312016104606464.html, ngày truy cập 15/6/2017;

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực tiễn thi hành tại tỉnh lạng sơn (Trang 90 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)