Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH LẠNG SƠN
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh Lạng Sơn
2.2.6. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.2.6.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh tại địa phương là cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD ở địa phương; Sở Công Thương là cơ quan giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về BVQLNTD tại địa phương; UBND cấp huyện quyết định đơn vị giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVQLNTD trên địa bàn huyện mình. Theo đó, tại tỉnh Lạng Sơn, công tác BVQLNTD do UBND tỉnh chủ trì thực hiện và Sở Công thương là cơ quan giúp việc.
- Trách nhiệm của UBND tỉnh trong công tác BVQLNTD được quy định theo Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010: Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về BVQLNTD tại địa phương; quản lý hoạt động về BVQLNTD của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải tại địa phương; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVQLNTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về BVQLNTD tại địa phương; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BVQLNTD theo thẩm quyền.
- Trách nhiệm của Sở Công thương trong công tác BVQLNTD được quy định theo Điều 35 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVQLNTD: Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan; thẩm định các đề án, kế
hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ NTD thực hiện; kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh; tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD hoạt động; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến BVQLNTD; công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và Điều 23 Nghị định này; báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về BVQLNTD trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên;
kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi NTD theo quy định của pháp luật;
các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Ngoài ra, tại địa phương, công tác quản lý nhà nước về BVQLNTD còn có sự phối hợp thực hiện của các lực lượng chức năng, cơ quan ban ngành khác như: Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; Cục Hải quan; Cục Thuế;
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh; Công an tỉnh; Sở Y tế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài chính; Sở Giao thông vận tải; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Chi cục Kiểm dịch động vật vùng; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn.
2.2.6.2. Thực tiễn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước ở Lạng Sơn trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Thứ nhất, trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả:
Những năm gần đây, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn biến khá phức tạp, tăng giảm tùy theo thời điểm và địa bàn. Là một tỉnh biên giới, giáp Trung Quốc, tình hình sản xuất, kinh doanh của Lạng Sơn luôn diễn ra khá sôi động, hàng hóa trên thị trường luôn
phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình đặc biệt của địa phương, nhiều núi cao, đường mòn biên giới đã tạo điều kiện cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu luôn thay đổi nhằm đối phó các lực lượng chức năng nên rất khó kiểm soát, như: Áp sát hàng hóa ngay đường biên giới, sẵn sàng mở thêm các đường mòn mới để vượt qua các điểm chốt chặn, tổ chức lực lượng ngăn cản lực lượng chức năng, sử dụng mọi phương tiện để có thể vận chuyển hàng lậu qua biên giới. Sau khi vận chuyển vào nội địa, hàng hóa được hợp thức hóa bằng hóa đơn bán hàng, được vận chuyển nhỏ lẻ trên các loại ô tô 7 -16 chỗ ngồi, xe mô tô 3 bánh dán logo thương binh, xe máy về tuyến sau theo quốc lộ 4B, 1A, 1B để tiêu thụ (hiện tượng vận chuyển công khai trên các xe hàng có tải trọng lớn 3,5 - 4 tấn có xu hướng giảm).
Trong khu vực nội địa, chủ yếu là gian lận về nhãn mác, hạn sử dụng, đo lường, chất lượng và nguồn gốc hàng hóa, nhất là gian lận về lĩnh vực giá, lĩnh vực an toàn thực phẩm vẫn còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Ở khu vực biên giới, gian lận thương mại diễn ra phức tạp trong việc lợi dụng cơ chế chính sách để gian lận về số lượng, về chủng loại hàng hóa trong quá trình thực hiện quy trình xuất nhập khẩu, gian lận về hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam. Ngoài ra, trong thời gian gần đây các lực lượng chức năng còn phát hiện một số vụ đối tượng vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam nhưng trên hàng hóa lại có tem, nhãn, bảo hành bằng chữ Tiếng Việt, ghi nơi xuất xứ hàng hóa là Việt Nam..., đây là hành vi gian lận mới cần phải được phát hiện và xử lý nghiêm, gây ảnh hưởng rất lớn đến NTD và uy tín của những nhà sản xuất trong nước19.
Ngày 08/7/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn ra Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Lạng Sơn (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 - Tiền thân là Ban Chỉ đạo 127), thực hiện theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính
19 Theo Báo cáo số 08/BC-BCĐ ngày 19/01/2015 về Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hang giả năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn.
phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Mọi hoạt động của Ban và các thành viên phải đảm bảo tính thiết thực nâng cao hiệu lực, hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung, gia cầm và sản phẩm gia cầm nói riêng trong sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, lực lượng chức năng, UBND các huyện, thành phố trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung, gia cầm và sản phẩm gia cầm nói riêng. Dựa theo nguyên tắc đó, UBND các huyện, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo 389 của cấp mình căn cứ theo quy định của cấp trên và tình hình thực tế của huyện, thành phố theo hướng tinh gọn, chất lượng, có quy chế hoạt động chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo việc tham mưu, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả có hiệu lực, hiệu quả.
Thực hiện Kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hàng năm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo nhằm chủ động ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu trên địa bàn tỉnh20. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán; các đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm; đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tăng cường công tác chống buôn
20 Kế hoạch số 143/KH-BCĐ ngày 28/10/2015 của BCĐ 389 tỉnh triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016; Kế hoạch số 06/KH-BCĐ ngày 25/01/2016 của BCĐ 389 tỉnh về triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hang giả năm 2016; Kế hoạch số 23/KH-BCĐ ngày 18/3/2016 của BCĐ 389 tỉnh về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dung trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; Công văn số 151/BCĐ-CQTT ngày 07/12/2015 của BCĐ 389 tỉnh để chỉ đạo, đôn đốc các ngành, lực lượng chức năng tăng cường triển khai thực hiện công tác chống buôn lậu sau Tết Nguyên đán Bính Thân 2016; Công văn số 281/UBND-KTTH ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh về phối hợp với ngành đường sắt trong đấu tranh trong đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt; Kế hoạch số 69/KH-BCĐ ngày 22/7/2016 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về tăng cường công tác chống buôn lậu mặt hàng thuốc lá giai đoạn 2016-2017.
lậu khu vực giáp biên giới. Thường xuyên kiểm tra, động viên các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ chống buôn lậu tại các khu vực biên giới và nội địa; tổ chức các chương trình làm việc để trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đối với một số huyện, thành phố và ngành, đơn vị chức năng phụ trách địa bàn, lĩnh vực về công tác chống buôn lậu. Kịp thời khen thưởng, động viên các đơn vị, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác định kỳ và các cuộc họp chuyên đề về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm phân tích, đánh giá, nhận định tình hình và đưa ra những giải pháp chỉ đạo cụ thể, kịp thời để các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng tổ chức triển khai thực hiện.
Công bố đường dây nóng và chỉ đạo các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 cấp huyện công bố đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kinh doanh hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh chống buôn lậu, chống xuất nhập cảnh, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan và các Chi cục Hải quan dọc biên giới, Công an tỉnh và Công an các huyện đã chủ động nắm tình hình địa bàn, phòng ngừa, đấu tranh và phối hợp với các lực lượng chức năng chống buôn lậu trên các tuyến giao thông trọng điểm và trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa. Sở Công thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường triển khai thực hiện được các kế hoạch về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiểm tra an toàn thực phẩm, bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn nội địa, chú trọng việc kiểm tra, xử lý các hành vi lợi dụng hóa đơn bán hàng để hợp pháp hóa hàng nhập lậu, hành vi nhập lậu gia cầm, hàng cấm kinh doanh,...; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, kiểm tra, xử lý về bán hàng đa cấp trái phép; thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Công thương. Cục Thuế tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh,
mua bán hàng hóa của Trung Quốc ghi hóa đơn bán hàng thấp hơn giá thị trường để trốn thuế; phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại. Sở Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm; trang thiết bị y tế, mỹ phẩm; cung cấp nước ăn uống và sinh hoạt; chất lượng dược liệu, thuốc y học cổ truyền, thông qua đó đã kịp thời tuyên truyền, phổ biến pháp luật và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm sản về an toàn thực phẩm. Sở Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nươc Chi nhánh tỉnh, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố... cũng triển khai thực hiện nghiêm túc các kế hoạch, văn bản chỉ đạo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh... Với những nỗ lực trên, những kết quả đạt được trong giai đoạn 2012 - 201621 được thể hiện: Về kiểm tra, xử lý hành chính, trong tổng số 17.525 vụ bị kiểm tra, xử lý, số vụ vi phạm hàng hóa nhập lậu, hàng cấm là 11.259 vụ; gian lận thương mại là 5.961 vụ; hàng giả là 415 vụ. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là 80.400 triệu đồng; trị giá hàng hóa tịch thu ước tính 318.794 triệu đồng.
Hàng hóa tịch thu chủ yếu là mặt hàng thực phẩm tươi sống, mỹ phẩm, hàng giả, hàng cấm các loại... Về xử lý hình sự, đã khởi tố 1032 vụ với 1.470 đối tượng, chủ yếu là các tội danh về kinh doanh, vận chuyển pháo nổ, tiền Việt Nam giả, vận chuyển ma túy trái phép.
21 Theo Báo cáo số 07/BC-BCĐ ngày 10/01/2013 về Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn; Báo cáo số 05/BC- BCĐ ngày 25/01/2014 về Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn; Báo cáo số 08/BC-BCĐ ngày 19/01/2015 về Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn; Báo cáo số 03/BC-BCĐ ngày 18/01/2016 về Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn; Báo cáo số 18/BC-BCĐ ngày 09/02/2017 về Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn.
Thứ hai, trong công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm:
UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Lạng Sơn theo Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 06/02/2007 với 14 thành viên, có sự phân công phụ trách địa bàn và lĩnh vực cụ thể. 11 huyện, thành phố thuộc tỉnh đều có thành phần trong Ban Chỉ đạo, trong đó Thành phố Lạng Sơn - địa bàn trọng điểm quan trọng nhất do đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo VSATTP thành phố, đồng thời là thành viên Ban Chỉ đạo VSATTP tỉnh trực tiếp phụ trách địa bàn. Tại các tuyến xã, phường, thị trấn, Ban Chỉ đạo liên ngành thực phẩm lồng ghép vào Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân có bổ sung nhiệm vụ quản lý công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác bảo đảm VSATTP được đưa vào chương trình kế hoạch hàng năm của UBND các cấp để tập trung chỉ đạo. Ban Chỉ đạo liên ngành của tỉnh và của các huyện, thành phố có sự phối hợp chặt chẽ và có sự chỉ đạo thống nhất công tác bảo đảm VSATTP. Thành lập và kiện toàn các Đội thanh, kiểm tra liên ngành ATVSTP của UBND các huyện và thành phố. Đồng thời, tại tuyến xã cũng đã thành lập các đội liên ngành thanh, kiểm tra ATVSTP trên địa bàn các xã trọng điểm. Công tác thông tin truyền thông được tăng cường, công tác tuyên truyền, dành thời lượng phát sóng thích hợp cho các đối tượng nội trợ, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm với các nội dung đảm bảo VSATTP, thực hiện lồng ghép với các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, tập trung tuyên truyền trong dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, tuyên truyền qua các buổi tập huấn kiến thức VSATTP. Giai đoạn 2012 - 2016, tổng số đã tổ chức truyền thông trực tiếp được 3.079 lần/89.863 lượt người nghe;
ngoài ra còn thực hiện phát thanh trên hệ thống loa đài, treo băng rôn, phát tờ rơi tuyên truyền, phát băng, đĩa hình, đĩa âm thông điệp về an toàn thực phẩm.
Vận động 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô lớn treo băng rôn tại cơ sở trong dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán hàng năm,...
Công tác thanh tra, kiểm tra, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về chất lượng VSATTP, đặc biệt chú trọng vào các thời điểm: Tết trung thu, Tết Nguyên đán,... trên phạm vi toàn tỉnh. Điển hình, năm 2016,