Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH LẠNG SƠN
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại tỉnh Lạng Sơn
2.2.4. Thực trạng thực thi trách nhiệm của các tổ chức xã hội
Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn (LANGSONSTAS) được thành lập từ năm 2009, là tổ chức xã hội của NTD được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ, nghề nghiệp, là tổ chức đại diện của NTD tỉnh Lạng Sơn.
Tổng số hội viên của Hội là 220 thành viên, trong đó có: 18 Hội viên tập thể;
202 hội viên cá nhân. Mục đích của Hội là tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD trên địa bàn tỉnh và góp phần xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn được công nhận là Thành viên của Ủy ban Mặt
16 http://baolangson.vn/tin-bai/Kinh-te/chung-tay-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung/30-29-86403, ngày truy cập 04/6/2017.
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn và đồng chí Chủ tịch hội là Ủy viên ban chấp hành, được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn quyết định bổ nhiệm chức danh Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về kinh tế của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh. Trong quá trình hoạt động, thực hiện theo quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trân tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Chính trị - Xã hội, Hội đã tích cực tham gia xây dựng pháp luật theo quy chế giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Căn cứ Điều lệ của Hội thì Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Lạng Sơn có các nhiệm vụ liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi NTD như sau17: (i) Phát hiện các hành vi sai trái của nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,... góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, bảo vệ môi trường xã hội, xây dựng một thị trường lành mạnh, đảm bảo lợi ích của NTD hài hoà với lợi ích của nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và lợi ích của Nhà nước; (ii) Đề xuất ý kiến với các cơ quan chức năng các biện pháp nhằm bảo vệ sản xuất, bảo vệ uy tín các doanh nghiệp làm ăn chân chính và các vấn đề có liên quan đến nội dung BVQLNTD trong tỉnh theo quy định của pháp luật; (iii) Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý: Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; giám định xã hội về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng hàng hoá, dịch vụ; đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhái; xây dựng và phát triển các thương hiệu mạnh; tổ chức bình chọn các sản phẩm hàng hoá đạt chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn…; (iv) Hợp tác với các Hội, tổ chức, đoàn thể, cơ quan trong và ngoài tỉnh, các tổ chức quốc tế thực hiện mục tiêu BVQLNTD; (v) Thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn, phản biện, giám định và dịch vụ Khoa học kỹ thuật phục vụ NTD.
Sau 06 năm thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hoạt động của Hội đã đạt được những kết quả tích cực sau:
17 Theo Quyết định số 1628/QĐ-UBND, ngày 16/10/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến thức tiêu dùng: Ngay sau khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có hiệu lực thi hành và các văn bản dưới luật được ban hành, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã thực hiện công tác tuyên truyền qua Website của Hội tại địa chỉ http://langsonstas.com/; tổ chức các cuộc hội thảo, 22 buổi tuyên truyền cho 23.742 lượt người trên địa bàn các huyện và thành phố; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông tại địa phương tuyên truyền các kiến thức hữu ích về BVQLNTD; tổ chức được 06 lớp học nhằm nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, các chế độ chăm sóc khách hàng, xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa trên thị trường, duy trì sự có mặt của hàng Việt Nam vào thị trường nông thôn một cách ổn định, lâu dài, tích cực vận động nhân dân tạo thói quen tiêu dùng sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam; tổ chức 03 lớp tập huấn hướng dẫn các doanh nghiệp, hiệp hội về xây dựng mã số, mã vạch, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, chất lượng kinh doanh;…
- Công tác tư vấn giải quyết khiếu nại: Nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động BVQLNTD, trong những năm qua Hội đã chủ động kết hợp với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, Chi cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng tỉnh, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thành phố, các ngành chức năng có liên quan triển khai công tác giải quyết khiếu nại theo phản ánh của NTD, đặc biệt là những lĩnh vực có tác động trực tiếp đến quyền lợi NTD như: giao dịch mua bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, giá cả hàng hóa, hàng kém chất lượng. Kết quả, từ năm 2011 đến nay, Hội đã tư vấn giải quyết khiếu nại thành công 18 trường hợp, qua đó góp phần khẳng định uy tín, vai trò của Hội đối với công tác BVQLNTD tại địa phương, đồng thời nâng cao hơn nhận thức của NTD về quyền được bồi thường thiệt hại, khiếu nại tố cáo, tư vấn hỗ trợ.
- Kết quả thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ban Chỉ đạo tỉnh Lạng Sơn đã tích cực triển khai thực hiện cuộc vận động, tăng cường công tác quản lý
nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; làm tốt công tác chống buôn lậu qua biên giới, nâng cao hiểu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thị trường, hải quan, thuế; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa; vận động các doanh nghiệp đổi mới công tác quản lý, ứng dụng khoa học - công nghệ, thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của NTD; kiến nghị có cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống phân phối nhằm đưa hàng Việt đến tận tay NTD, đặc biệt là đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trên tinh thần đó, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Lạng Sơn đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh mở rộng các hoạt động đưa hàng về nông thôn, tổ chức bán hàng lưu động tới các khu dân cư vùng sâu vùng xa, hướng dẫn NTD tại các trung tâm mua sắm trên địa bàn các thôn, bản của các huyện, thành phố. Tạo thói quen cho người dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Nhìn chung, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Lạng Sơn đã tổ chức triển khai thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách tích cực, nghiêm túc, có hiệu quả và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và NTD trên địa bàn tỉnh đã được nâng lên, góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và của NTD. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Lạng Sơn còn bộc lộ một số hạn chế như:
- Hoạt động của Hội trong việc BVQLNTD còn mang tính hình thức, chưa được tiến hành thường xuyên. Hội được vận hành như một “kênh” được cơ quan nhà nước lập ra để tiếp nhận và chuyển đi các khiếu nại của NTD đang bức xúc chứ không phải là nơi NTD phát ra tiếng nói tập thể và chính thức của mình. Các hội thảo do Hội tổ chức chưa được nhiều NTD biết đến.
- Nguồn nhân lực của Hội còn hạn chế, nhân sự chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm hoặc hưu trí, vì vậy, dù có nhiệt tình và tâm huyết đến đâu cũng khó bảo vệ NTD một cách hiệu quả.