CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.2. Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1.2.4. Nội dung quản lý quỹ BHTN
Do quỹ BHTN được hình thành từ sự đóng góp chủ yếu của các bên tham gia BHTN là: Người sử dụng lao động, người lao động nhằm mục đích đảm bảo một phần
thu nhập cho người lao động khi họ thất nghiệp nên hoạt động của quỹ phải dựa trên nguyên tắc quản lý thống nhất, dân chủ, công khai và hạch toán độc lập, tự thu, tự chi.
Quỹ BHTN được sử dụng để: chi trả trợ cấp BHTN cho người lao động; chi cho các hoạt động tìm kiếm việc làm cho người thất nghiệp; chi cho công tác đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề cho người thất nghiệp; chi phí cho hoạt động của bộ máy quản lý,... Vì vậy, quản lý quỹ BHTN chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
1.2.4.1. Quản lý thu BHTN
Quản lý thu BHTN được hiểu là quá trình tác động của cơ quan quản lý BHTN đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến đóng góp BHTN theo trình tự bao gồm các nội dung: xây dựng kế hoạch thu, quản lý đối tượng tham gia, quản lý mức phí đóng góp và đánh giá kết quả thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mức phí đóng góp BHTN của đối tượng tham gia vào quỹ BHTN đúng theo quy định.
a. Xây dựng kế hoạch thu
Căn cứ vào đối tượng tham gia, mức phí đóng góp và tốc độ tăng trưởng qua các năm, cơ quan quản lý quỹ BHTN dự báo kế hoạch phát triển đối tượng tham gia, mức phí đóng góp trong kỳ tiếp theo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có những giải pháp phù hợp khi nền kinh tế, xã hội biến động ảnh hưởng đến cơ cấu lao động nói chung và tình trạng thất nghiệp nói riêng.
Định kỳ hàng năm, hàng quý hoặc theo từng giai đoạn tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia mà tổ chức quản lý quỹ BHTN xây dựng và lập kế hoạch thu. Đồng thời, tổ chức thu và đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch thu.
Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, tổ chức quản lý quỹ BHTN giao kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các tổ chức, đơn vị thực hiện thu. Bám sát, theo dõi các tổ chức, đơn vị thực hiện kế hoạch theo lộ trình đã đặt ra để đôn đốc, kiểm tra và có những giải pháp kịp thời khi kế hoạch bị các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm giảm đối tượng tham gia, giảm mức phí đóng góp BHTN, dẫn đến nguồn thu của quỹ BHTN không được đảm bảo.
b. Quản lý đối tượng tham gia
Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội và quy định của luật pháp để xác định rõ đối tượng tham gia và quản lý đối tượng tham gia BHTN. Đối tượng tham gia BHTN là người sử dụng lao động và người lao động. Trên thế giới, có nhiều quốc gia quy định riêng cho đối tượng người lao động tham gia BHTN như: Ở các nước Bắc Âu thì
hầu hết người lao động trong độ tuổi lao động bao gồm cả người tự tạo việc làm đều thuộc đối tượng tham gia. Đặc biệt, ở Bỉ còn bao gồm cả những người lần đầu tham gia thị trường lao động (sinh viên, học sinh vừa mới tốt nghiệp). Hình thức tham gia bắt buộc đối với lao động làm công ăn lương và tự nguyện đối với người lao động tự tạo việc làm. Hay ở Anh, người thất nghiệp ở độ tuổi 16, 17 nếu không đi học, có thể yêu cầu nhận trợ cấp tìm việc làm. Tại Thái Lan, đối tượng tham gia bao gồm người làm công ăn lương có độ tuổi từ 15 đến 60 trừ một số đối tượng đặc biệt như: Quan toà,, thẩm phán, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước, người lao động làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...
Sau khi xác định rõ đối tượng tham gia BHTN, tổ chức quản lý thu BHTN đưa các đối tượng vào quản lý để thực hiện thu phí đóng góp theo quy định. Riêng đối với các đối tượng thuộc diện tham gia BHTN, nhưng chưa tham gia hoặc trốn tránh nghĩa vụ tham gia thì cơ quan quản lý thu BHTN cần phải tiến hành đôn đốc, kiểm tra để khai thác, phát triển đối tượng nhằm đảm bảo đúng nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, có như vậy mới đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động khi không may bị mất việc làm được BHTN chi trả trợ cấp để ổn định cuộc sống.
c. Quản lý mức phí đóng góp và phương thức đóng góp
Mức đóng góp cho quỹ BHTN phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, không là gánh nặng đối với doanh nghiệp và người lao động. Tỷ lệ đóng góp phải tính toán phù hợp, bảo đảm không ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động và cũng ít ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, để doanh nghiệp còn có thể cạnh tranh trong nền kinh tế. Mức đóng góp này thường quy định bằng tỷ lệ % so với tiền lương của người lao động. Một số nước trên thế giới quy định mức đóng góp BHTN như sau: Ở các nước Bắc Âu, mức đóng trung bình của người lao động từ 0,4%
đến 1% thu nhập, trong đó người sử dụng lao động lại phải đóng nhiều hơn (1,5% quỹ lương). Ở các nước Đông Âu, mức đóng góp của chủ sử dụng lao động khoảng 3%
quỹ lương (Ba Lan, Slovakia) và 7% quỹ lương (Bulgary, Hungary). Tuy nhiên, người lao động thường chỉ phải đóng khoảng 1% lương hàng tháng. Ở Thái Lan, mức đóng góp của người lao động là 0,5% tổng thu nhập hàng tháng, chủ sử dụng lao động là 0,5% quỹ lương và Chính phủ hỗ trợ 0,25% lương tháng của người lao động...
Căn cứ vào mức đóng góp của các đối tượng tham gia được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, tổ chức quản lý thu BHTN thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mức phí đóng góp của các bên tham gia, tránh tình trạng trốn đóng, nợ đọng...
làm ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ BHTN và phải có các biện pháp phù hợp, kịp thời cho các trường hợp làm trái quy định của pháp luật. Phương thức đóng góp
thường áp dụng theo tháng để phù hợp với việc trả lương hàng tháng cho người lao động. Đồng thời, thuận tiện cho công tác thu của cơ quan BHTN.
d. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu BHTN
Định kỳ hàng quý, hàng năm, tổ chức quản lý quỹ BHTN phải thực hiện đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu BHTN trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng và giao cụ thể cho từng tổ chức, đơn vị thực hiện thu. Đánh giá kết quả phải nêu ra được các mặt đã làm được, các mặt chưa làm được, các hạn chế và nguyên nhân trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ còn lại, khắc phục những hạn chế để hoàn thành kế hoạch kịp thời, đúng tiến độ theo quy định.
e. Một số chỉ tiêu sử dụng trong quản lý thu BHTN
1. Số đơn vị phải tham gia BHTN trong kỳ (1)
Chỉ tiêu phản ánh số lượng đơn vị phải tham gia BHTN trong kỳ theo quy định của pháp luật
2. Số đơn vị chưa tham gia BHTN trong kỳ (2)
Chỉ tiêu phản ánh số lượng đơn vị chưa tham gia BHTN trong kỳ
3. Số đơn vị nợ đọng tiền BHTN trong kỳ (3)
Chỉ tiêu phản ánh số lượng đơn vị phải nộp số tiền BHTN theo quy định nhưng chưa nộp tiền BHTN trong kỳ
4. Số lao động phải tham gia BHTN trong kỳ (4)
Chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động phải tham gia BHTN trong kỳ theo quy định của pháp luật
5. Số lao động chưa tham gia BHTN trong kỳ (5)
Chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động chưa tham gia BHTN trong kỳ
6. Số tiền BHTN thu từ người lao động trong kỳ (6) Chỉ tiêu phản ánh số tiền BHTN thu từ người lao động trong kỳ
7. Số tiền BHTN thu từ đơn vị sử dụng lao động trong kỳ (7) Chỉ tiêu phản ánh số tiền BHTN thu từ đơn vị sử dụng lao động trong kỳ 8. Số tiền BHTN đơn vị sử dụng lao động nợ đọng trong kỳ (8)
Chỉ tiêu phản ánh số tiền BHTN đơn vị sử dụng lao động phải nộp theo quy định nhưng chưa nộp tiền BHTN trong kỳ
9. Tỷ lệ đơn vị sử dụng lao động nợ đọng tiền BHTN trong kỳ (NK)
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ % đơn vị sử dụng lao động nợ đọng tiền BHTN
trong kỳ và được tính dựa trên công thức:
D 100 N D
K
K = 1 × (9)
Trong đó: D1và DK là số đơn vị sử dụng lao động nợ đọng tiền BHTN và tổng số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN trong kỳ.
10. Tỷ lệ nợ đọng tiền BHTN trong kỳ (XK)
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ % nợ đọng tiền BHTN trong kỳ và được tính dựa trên công thức:
O 100 X O
K
K = 1 × (10)
Trong đó: X1và XK là số tiền BHTN nợ đọng và số tiền phải đóng BHTN trong kỳ. 11. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHTN trong kỳ (HK)
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHTN trong kỳ và được tính dựa trên công thức:
L 100 H L
K
K = 1 × (11)
Trong đó: L1và LK là số lao động tham gia BHTN kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch.
Nếu lấy tử trừ đi mẫu sẽ cho biết số lao động tham gia BHTN kỳ báo cáo so với kỳ kế hoạch tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu người.
12. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu BHTN trong kỳ (HT)
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu BHTN tại kỳ báo cáo so với kỳ kế hoạch và được tính dựa trên công thức:
T 100 H T
K 1
T = × (12)
Trong đó: T1và TK là số tiền thu BHTN kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch.
Nếu lấy tử trừ đi mẫu sẽ cho biết số tiền thu BHTN kỳ báo cáo so với kỳ kế hoạch tăng lên (hay giảm đi) là bao nhiêu.
13. Tốc độ tăng trưởng số lao động tham gia BHTN trong kỳ (tL)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng số lao động tham gia BHTN trong kỳ và được tính dựa trên công thức:
L 100 L t L
0 0 1
L − ×
= (13)
Trong đó: L1và L0 là số lao động tham gia BHTN kỳ báo cáo và kỳ gốc.
14. Tốc độ tăng trưởng số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN trong kỳ (tD) Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN trong kỳ và được tính dựa trên công thức:
D 100 D t D
0 0 1
D − ×
= (14)
Trong đó: D1và D0 là số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN kỳ báo cáo và kỳ gốc.
Nếu lấy D1 trừ đi D0 thì chỉ tiêu này sẽ cho biết số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu đơn vị.
15. Tốc độ tăng trưởng số tiền thu BHTN trong kỳ (tT)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng số tiền thu BHTN trong kỳ và được tính dựa trên công thức:
T 100 T t T
0 0 1
T − ×
= (15)
Trong đó: T1và T0 là số tiền thu BHTN kỳ báo cáo và kỳ gốc.
16. Mức đóng góp BHTN bình quân một lao động có quan hệ lao động trong năm (M)
Chỉ tiêu này phản ánh mức phí đóng góp BHTN bình quân 1 lao động có quan hệ lao động trong 1 năm và được tính dựa trên công thức:
L
M= T (16)
Trong đó: L là số lao động có quan hệ lao động tham gia BHTN bình quân năm, (chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy số lao động tham gia BHTN cuối năm cộng đầu năm chia đôi)
17. Tốc độ tăng trưởng mức đóng góp BHTN bình quân một lao động có quan hệ lao động trong năm (tM)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng mức đóng góp BHTN bình quân của 1 lao động có quan hệ lao động trong 1 năm và được tính dựa trên công thức:
M 100 M t M
0 0 1
M − ×
= (17)
Trong đó: M1 và M0 mức đóng góp BHTN bình quân một lao động có quan hệ lao động trong năm kỳ báo cáo và kỳ gốc.
18. Tổng thu BHTN năm (TT) (18)
Chỉ tiêu này bao gồm toàn bộ số tiền thu BHTN từ các nguồn (người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước hỗ trợ) và thu khác (lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi, viện trợ…).
1.2.4.2. Quản lý chi chế độ BHTN
Quản lý chi chế độ BHTN là việc dùng quỹ BHTN để chi trực tiếp đến người thụ hưởng chế độ (không đề cập đến việc sử dụng để chi hoạt động bộ máy, hoạt động đầu tư,…) và được hiểu là quá trình tác động của cơ quan quản lý BHTN đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến thụ hưởng chế độ BHTN theo trình tự bao gồm các nội dung: lập dự toán chi, quản lý đối tượng thụ hưởng, quản lý quá trình hưởng bao gồm mức hưởng trong khoảng thời gian hưởng và đánh giá kết quả thực hiện nhằm đạt được mục tiêu chi đúng, chi đủ, chi kịp thời theo nguyên tắc có đóng, có hưởng.
a. Lập dự toán chi chế độ BHTN
Căn cứ vào đối tượng thụ hưởng, mức hưởng BHTN và các khoản chi chế độ BHTN khác, cùng với tốc độ tăng trưởng qua các năm, cơ quan quản lý quỹ BHTN lập dự toán chi trả các chế độ BHTN cho đối tượng thụ hưởng trong kỳ tiếp theo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nhận định những bất ổn có thể xảy ra để có những giải pháp phù hợp khi nền kinh tế, chính trị - xã hội bị tác động mạnh làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, chi trả trợ cấp và các chế độ tăng đột biến dẫn đến quỹ BHTN có nguy cơ bị mất cân đối.
Định kỳ hàng năm, hàng quý hoặc theo từng giai đoạn tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia mà tổ chức quản lý quỹ BHTN xây dựng và lập dự toán chi phí để thực hiện chi trả các chế độ BHTN.
Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, tổ chức quản lý quỹ BHTN giao kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các tổ chức, đơn vị thực hiện chi trả chế độ BHTN. Luôn luôn bám sát, theo dõi các tổ chức, đơn vị thực hiện kế hoạch theo lộ trình đã đặt ra để đôn đốc, kiểm tra và có những giải pháp kịp thời khi kế hoạch bị các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm gia tăng đối tượng thụ hưởng, tăng mức chi trả trợ cấp thất nghiệp cũng như chi trả các chế độ BHTN khác, dẫn đến quỹ BHTN có nguy cơ bị mất cân đối.
b. Quản lý đối tượng thụ hưởng BHTN
Đối tượng thụ hưởng BHTN chủ yếu là người lao động bị mất việc làm không phải do lỗi của họ và phải tham gia đóng góp BHTN trong một khoảng thời gian xác định trước khi bị mất việc làm. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà các nước có những quy định khác nhau. Ở các nước Bắc Âu thường quy định phải có một thời gian làm việc và đóng BHTN tối thiểu từ 6 đến 12 tháng, phải đăng ký với cơ quan hỗ trợ, tìm kiếm việc làm mới và chờ một khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần trước khi được quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ở Thái Lan, người thất nghiệp sẽ được hưởng chế độ nếu đã đóng BHTN từ 6 tháng trở lên trong 15 tháng trước khi bị mất việc làm và phải thoả mãn một số các điều kiện theo quy định.
Khi xác định điều kiện thụ hưởng BHTN, cơ quan quản lý phải xác định đúng, đủ thời gian người lao động đã tham gia BHTN, mức đóng góp BHTN trước đó (quá trình làm việc có đóng BHTN), điều kiện làm việc của người lao động... tránh tình trạng xác định sai, không đúng đối tượng được thụ hưởng hoặc lạm dụng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia và quỹ BHTN.
c. Quản lý mức hưởng và thời gian hưởng BHTN
Trên thực tế, mức hưởng và thời gian hưởng chế độ BHTN được qui định trong luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật của mỗi quốc gia. Về cơ bản, việc quy định mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp BHTN phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động và được cân đối với mức đóng góp BHTN trước đó của người lao động. Nếu quy định tỷ lệ % hưởng trợ cấp BHTN quá thấp (mức trợ cấp quá thấp), thời gian được hưởng quá ít sẽ làm mất ý nghĩa của BHTN. Nếu quy định mức trợ cấp BHTN quá cao, thời gian hưởng trợ cấp kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc cân đối tài chính giữa thu và chi BHTN, dễ gây tâm lý ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của BHTN, chấp nhận tình trạng thất nghiệp để hưởng trợ cấp mà không tích cực tìm việc làm. Ở các nước Bắc Âu, hầu hết mức hưởng thường từ 50% - 75% lương bình quân do chính phủ quy định và thời gian hưởng giới hạn trong khoảng từ 06 tháng đến 02 năm tuỳ thuộc vào độ tuổi và thời gian tham gia BHTN của người lao động. Người thất nghiệp ở Đức được chi trả trợ cấp thất nghiệp bằng 67% lương của người lao động nếu đang nuôi con chưa trưởng thành, nếu không có con thì trợ cấp là 60% thu nhập ròng trước khi mất việc và được trả trợ cấp từ 6 tháng đến 18 tháng tuỳ thuộc vào thời gian và tuổi của người được hưởng.
Ngoài tiền trợ cấp BHTN, quỹ BHTN còn được sử dụng để chi hỗ trợ, khuyến khích người lao động tìm kiếm việc làm nhằm thoát khỏi tình trạng thất nghiệp hoặc