Những nhân tố chủ yếu tác động đến quản lý quỹ BHTN

Một phần của tài liệu Quản lý Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 49 - 55)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

1.3. Những nhân tố chủ yếu tác động đến quản lý quỹ BHTN

Đây là nhân tố chủ yếu và có tác động tổng hợp đến quản lý quỹ BHTN. Bởi lẽ, chính sách BHTN là một chính sách xã hội, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô. Chính sách này do nhà nước ban hành và luôn được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nội dung chính sách thể hiện rõ quan điểm, định hướng của đảng cầm quyền, quá trình thực thi chính sách lại phụ thuộc rất lớn vào thể chế chính trị của quốc gia và mô hình tổ chức BHTN của quốc gia đó.

Mỗi điều chỉnh về chính sách BHTN sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến đối tượng quản lý và mức thu - chi BHTN. Sự điều chỉnh chính sách thường theo hướng mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức đóng, mức hưởng từ đó sẽ trực tiếp làm gia tăng phạm vi quản lý và khối lượng công việc của tổ chức quản lý BHTN. Cụ thể:

- Về đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BHTN: Đây là một trong những nhân tố định lượng quan trọng, quyết định đến nguồn hình thành quỹ BHTN cũng như việc chi trả chế độ BHTN. Nó chính là một trong những nội hàm chủ yếu của nhân tố chính sách pháp luật tác đông trực tiếp đến quỹ BHTN. Bởi lẽ, khi điều chỉnh chính sách theo từng thời kỳ về đối tượng tham gia, điều kiện thụ hưởng của người thất nghiệp, số lượng tham gia BHTN và người thụ hưởng chế độ sẽ tăng, giảm tương ứng. Khi người tham gia BHTN ngày càng tăng lên, thì số người thụ hưởng ngày càng giảm đi, nó không chỉ làm tăng nguồn thu, mà còn đảm bảo dễ dàng san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính theo quy luật số đông bù số ít trong bảo hiểm khi thụ hưởng chế độ.

- Về mức phí đóng góp và mức thụ hưởng chế độ BHTN: Nhân tố định lượng này cũng thể hiện rất rõ trong chính sách pháp luật về BHTN và nó được điều chỉnh theo đà phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mức phí đóng góp càng cao thì nguồn thu vào quỹ BHTN càng lớn, tương ứng với việc khi người thất nghiệp hưởng chế độ

cũng sẽ được hưởng tỷ lệ tương ứng với mức đóng góp trước khi thất nghiệp và ngược lại. Do vậy, nó có tác động trực tiếp tới hoạt động quản lý quỹ BHTN nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý thu, chi BHTN nói riêng. Mức phí đóng góp được thu chủ yếu từ người sử dụng lao động, người lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước (nếu có). Còn mức hưởng trợ cấp BHTN thì chỉ dành riêng cho người lao động bị thất nghiệp. Đa số người sử dụng lao động sẽ đại diện cho người lao động trích từ tiền lương của người lao động và quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động để nộp cho tổ chức quản lý thu BHTN. Tuy nhiên, nếu mức phí đóng góp không đúng và đầy đủ theo pháp luật quy định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu vào quỹ BHTN và gián tiếp đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động nếu họ bị thất nghiệp. Việc xác định và điều chỉnh mức phí đóng góp, mức hưởng BHTN luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp đối với những nhà hoạch định chính sách. Bởi ngoài việc phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, khả năng tích luỹ, tiêu dùng của xã hội, mức sống dân cư, thu NSNN... còn phụ thuộc rất nhiều vào sự phân công lao động xã hội, khoa học công nghệ thay thế lao động thủ công hay sự chuyển dịch cơ cấu, phân bổ lao động, đòi hỏi trình độ lao động ngày càng cao.

1.3.2. Điu kin kinh tế - xã hi

Một trong những tác động chủ yếu đến quản lý quỹ BHTN là điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) và thu nhập GDP bình quân đầu người thể hiện sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nó tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BHTN như: khi nền kinh tế ổn định, phát triển thì lực lượng lao động sẽ có cơ hội việc làm, tình trạng thất nghiệp vì thế sẽ thấp hơn nhiều so với lực lượng lao động. Hay nó tác động trực tiếp đến mức phí đóng góp và các khoản thụ hưởng chế độ như: thu nhập bình quân tăng thì mức phí đóng góp tăng, mức hưởng chế độ BHTN cũng được tăng lên theo mức phí đóng góp,... Đồng thời, gián tiếp tác động đến sự hỗ trợ của Nhà nước (nếu có) vào quỹ BHTN. Như vậy, điều kiện kinh tế - xã hội không chỉ tác động đến đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ BHTN mà còn tác động đến mức phí đóng góp và các khoản thụ hưởng chế độ BHTN. Mặt khác, chính sách pháp luật về BHTN cũng phải được nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Khi điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia ổn định và phát triển, sự chuyển dịch và phân bố lao động diễn ra nhanh, các khu công nghiệp và các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng,... nguồn lực lao động sẽ tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, thu hút được các nhà đầu tư quan tâm, nguồn lực đầu tư vào quốc gia đó được tăng lên, thị trường lao động có nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập bình quân đầu người ngày

một tăng lên, tình trạng thất nghiệp giảm đi. Khi đối tượng thất nghiệp giảm, đối tượng tham gia BHTN và mức phí đóng góp vào quỹ BHTN ngày một tăng lên làm cho quỹ BHTN ngày một tăng trưởng theo từng thời kỳ. Ngược lại, nếu điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia kém phát triển, thị trường lao động sẽ phân bổ không đều, dư thừa lao động, mức thu nhập bình quân đầu người sẽ ngày một thấp đi, các cơ sở kinh doanh ngày một thu hẹp làm cho nguồn thu vào quỹ BHTN giảm, chi trả chế độ BHTN cho người thất nghiệp ngày một tăng lên sẽ làm cho quỹ BHTN đứng trước nguy cơ mất cân đối.

Vì vậy, mỗi quốc gia không những có nhiều giải pháp điều tiết nền kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ mà còn phải nghiên cứu, điều chỉnh chính sách BHTN cho phù hợp cả về phạm vi đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng lẫn mức phí đóng góp và chi trả các chế độ BHTN đảm bảo cho quỹ BHTN được ổn định và tăng trưởng trong trung hạn và dại hạn.

1.3.3. Tuyên truyn, ph biến chính sách pháp lut bo him tht nghip Nhận thức của đối tượng tham gia BHTN sẽ quyết định việc tham gia, thực hiện chính sách pháp luật BHTN. Do vậy, tuyên truyền, phổ biến chính sách phấp luật về BHTN đối với đối tượng tham gia, đặc biệt là người lao động và người sử dụng lao động phải được quan tâm đúng mực, thực sự đi sâu vào nhận thức của đối tượng tham gia.

Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật không những giúp các đối tượng tham gia thấy được những nội dung và vai trò quan trọng của BHTN, mà còn bổ sung thêm các thông tin đầy đủ cho họ, để họ có thể hiểu được chế độ, quyền lợi khi không may mất việc làm. Đồng thời, họ còn có thể tuyên truyền, phổ biến cho các đồng nghiệp hoặc người thân nắm rõ hơn quyền lợi của mình khi không may bị mất việc làm và làm thế nào để có thể quay lại thị trường lao động trong thời gian sớm nhất.

Làm tốt công tác tuyên truyền còn giúp các cấp, các ngành, các cơ quan BHTN, các đoàn thể chính trị xã hội, nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình triển khai chính sách BHTN. Đặc biệt là nâng cao được tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, các cấp nói riêng, để họ tích cực phối hợp với cơ quan BHTN tìm giải pháp phát triển đối tượng cũng như hạn chế tối đa tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền đóng BHTN của người lao động.

Do đó, để mở rộng đối tượng tham gia BHTN, thực hiện đúng quy định về chế độ đối với người tham gia, thụ hưởng thì công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách

pháp luật về BHTN luôn là một nhân tố quan trọng, không được xem nhẹ. Nó gián tiếp tác động đến nguồn thu của quỹ BHTN và sử dụng quỹ BHTN để chi trả chế độ cho người thất nghiệp.

1.3.4. Công tác thanh tra, kim tra và giám sát

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nói chung và trong tổ chức thực hiện quản lý quỹ BHTN nói riêng. Thực hiện hiệu quả công tác này sẽ nâng cao tính nghiêm minh thực thi chính sách pháp luật đối với các bên tham gia và phát hiện được những khuyết tật của chính sách pháp luật vê BHTN. Điều này thể hiện ở chỗ:

Đối tượng tham gia có thực hiện đúng các quy định của chính sách pháp luật không?

Chính sách pháp luật còn phù hợp với điều kiện thực tế hay không; Những điểm bất hợp lý của chính sách được phát hiện trong quá trình tổ chức triển khai,... Trên thế giới, Canada và Mỹ có hệ thống giám sát chương trình BHTN/BHVL hiệu quả trong quá trình vận hành. Hệ thống BHTN ở Mỹ làm việc hiệu quả từ năm 1999, hệ thống này giám sát toàn diện các hoạt động BHTN theo các khía cạnh chính sau: tính chính xác của trợ cấp, sự kịp thời của việc hưởng trợ cấp và đảm bảo tính hiệu quả trong thu phí. Theo đó, các báo cáo chi tiết về các hoạt động này được thể hiện qua các tiêu chí như sự kịp thời chi trả trợ cấp đầu tiên, chi trả đúng, đầy đủ, lý do chi trả vượt mức, số tiền chi trả vượt mức, sự gian lận, các trường hợp chi trả thấp hơn quy định, các quyết định từ chối chi trả trợ cấp, khiếu nại, sự tuân thủ các quy định của người sử dụng lao động,...

Do vậy, quá trình quản lý các hoạt động thu BHTN, chi trả chế độ BHTN có thể bộc lộ những khiếm khuyết ở các khía cạnh sau:

- Hiểu không đúng, không đây đủ chính sách pháp luật về BHTN từ đó dẫn đến thu không đúng đối tượng, không đầy đủ, không kịp thời.

- Cố tình hiểu sai chính sách pháp luật nhằm trục lợi BHTN hoặc bao che cho những hành vi trốn đóng, nợ đọng BHTN của các đơn vị sử dụng lao động.

- Giả mạo hồ sơ, cấu kết để thực hiện các hành vi hưởng chế độ BHTN không đúng quy định pháp luật.

- Tổ chức triển khai thực hiện quản lý quỹ BHTN chưa phù hợp thực tế, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, cố tình làm sai các quy định, tạo điều kiện cho đối tượng tận dụng kẽ hở để trục lợi quỹ BHTN.

- Chế tài xử phạt chưa nghiêm minh, còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, dẫn tới các hiện tượng vi phạm pháp luật BHTN...

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về BHTN sẽ làm cho quỹ BHTN được ổn định, cân đối, hạn chế tối đa tình trạng lạm dụng, trục lợi. Nhân tố này không chỉ được minh chứng trong lĩnh vực BHTN mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác như BHXH, BHYT hay thu NSNN v.v...

1.3.5. T chc trin khai chính sách pháp lut v qun lý qu bo him tht nghip Tổ chức triển khai chính sách pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải được tổ chức thống nhất, xuyên suốt trong bộ máy hoạt động quản lý, đảm bảo thực thi đúng chính sách pháp luật, thuận lợi, hiệu quả đến chủ thể và khách thể tham gia, thụ hưởng chế độ BHTN. Có nhiều yếu tố tác động đến công tác tổ chức triển khai quản lý quỹ BHTN, tuy nhiên trong nghiên cứu này tập trung đề cập đến các nội dung về tổ chức quản lý, phân cấp quản lý và quy trình thực hiện các nghiệp vụ trong triển khai chính sách pháp luật về quản lý quỹ BHTN.

Tổ chức triển khai chính sách pháp luật trong quản lý thu, chi BHTN liên quan đến khá nhiều quy trình nghiệp vụ, như: xây dựng kế hoạch, khai thác, phát triển đối tượng, quản lý đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ BHTN, quản lý tiền thu BHTN, chi trả trợ cấp BHTN. Ngoài ra, nó còn liên quan đến sự phối hợp giữa tổ chức quản lý quỹ BHTN với các cấp chính quyền địa phương trong quá trình thu, chi, quản lý đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ BHTN. Nếu quản lý thu và quản lý chi BHTN không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thực hiện đúng quy định của pháp luật hoặc không cùng một tổ chức quản lý quỹ BHTN sẽ có nguy cơ quỹ BHTN mất cân đối trong cả ngắn hạn và dài hạn như thu không đủ bù chi, kết dư quỹ BHTN lớn do không thực hiện hết các chức năng về chính sách BHTN chủ động,...

Công tác đào tạo, nâng cao tay nghề là một trong những chế độ BHTN mà người bị thất nghiệp được hưởng. Để ổn định sản xuất kinh doanh, hạn chế việc thay đổi nhân lực hay tình trạng thất nghiệp nói chung và phòng tránh người thất nghiệp tái thất nghiệp nói riêng thì việc đào tạo, nâng cao tay nghề là hết sức cần thiết. Mong muốn này là hoàn toàn tự nhiên, khách quan và chính đáng. Chính vì vậy, việc quản lý chất lượng đào tạo, nâng cao tay nghề cần phải được quan tâm, đa dạng, phong phú ngành nghề đào tạo để đáp ứng mong muốn của người thất nghiệp cũng như đáp ứng thị trường việc làm sẽ góp phần củng cố niềm tin cho người lao động cũng như người bị thất nghiệp yên tâm quay lại thị trường lao động với việc làm phù hợp, thu nhập ổn định và cao hơn.

Tư vấn giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động hết sức cần thiết và tương đối nhạy cảm với tình hình kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Phân tích, nghiên cứu thị trường việc làm trong mỗi thời kỳ, đáp ứng nhu cầu của người lao động cũng

như tình hình phát triển kinh tế nhà nhiệm vụ trọng tâm của nhà quản lý. Do đó, tăng cường quản lý về tư vấn giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động giúp cho người lao động, người sử dụng lao động yên tâm sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

1.3.6. Cht lượng ngun nhân lc ca cơ quan qun lý qu bo him tht nghip Con người luôn được coi là yếu tố quyết định đối với sự thành công trong quản lý. Nói cách khác là hiệu quả quản lý quỹ BHTN cao hay không là do những người thực hiện việc quản lý quỹ BHTN với những nhiệm vụ được giao. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ đảm bảo sự thông suốt trong trong việc triển khai thực hiện các khâu của công việc quản lý quỹ BHTN. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công như tổ chức thu, chi thì công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của cán bộ nhân viên tổ chức quản lý quỹ BHTN với đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BHTN là hết sức quan trọng. Nếu không đạt hiệu quả cao trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHTN đến người tham gia và thụ hưởng chế độ thì nhận thức và hiểu biết của đối tượng tham gia và thụ hưởng sẽ không chính xác, đôi khi là sai lệch. Do đó, nguồn thu của quỹ BHTN sẽ bị ảnh hưởng cũng như việc chi trả chế độ BHTN cho người bị thất nghiệp cũng liên đới bị ảnh hưởng theo.

Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong quản lý quỹ BHTN đạt hiệu quả cao, duy trì sự ổn định và phát triển quỹ, nhằm hướng đến cái chung là đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi quốc gia. Vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý quỹ BHTN cần phải coi trọng và luôn được quan tâm đúng mực.

1.3.7. ng dng công ngh thông tin

Ngày nay, công nghệ thông tin đang được các nước phát triển trên thế giới ứng dụng rất hiệu quả trong các hoạt động quản lý. Nó không những đảm bảo độ chính xác mà còn bảo mật thông tin.

Khi ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung quản lý xuyên suốt từ đối tượng tham gia BHTN đến đối tượng hưởng chế độ BHTN sẽ giúp cho cơ quan quản lý đối tượng kịp thời nắm bắt diễn biến của đối tượng. Kịp thời phát hiện các trường hợp trốn đóng, chậm đóng, đóng không đúng đối tượng hay kịp thời phát hiện các trường hợp dừng hưởng chế độ BHTN. Từ đó, quỹ BHTN sẽ gia tăng nguồn thu và hạn chế, kiểm soát các trường hợp chi không đúng, lạm dụng, trục lợi làm ảnh hưởng đến quỹ BHTN, nguy cơ mất cân đối.

Một phần của tài liệu Quản lý Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)