CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.3. Đánh giá tình hình quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
2.3.3. Đánh giá nhân tố tác động đến quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Qua phân tích, đánh giá những nguyên nhân trong phần trên, tác giả tiếp tục khảo sát hai nhóm đối tượng là cán bộ BHXH và người lao động để có cái nhìn và đánh giá khách quan. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng để xử lý kết quả khảo sát như sau:
2.3.3.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đối tượng tham gia BHTN đến quản lý quỹ BHTN
a. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Mức độ tham gia BHTN của người lao động là một nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ của quỹ BHTN Hubbard, Skinner & Zeldes (1995), vì vậy việc đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến mức độ tham gia BHTN sẽ đánh giá được tác động của nhân tố này đến nguồn thu và công tác quản lý thu BHTN. Để nhận diện và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia bảo hiểm của người lao động, dựa trên các nghiên cứu của các tác giả đi trước (Diamond & Mirrlees, 1978; Scheve
& Stasavage, 2006; Atkinson, 1987; Oyekale, 2012; Carrin, 2007) cũng như ở Việt Nam (Lâm, 2016) tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu thứ nhất (mô hình 1) như sau:
Mức độ tham gia BHTN của người lao
động Nhân tố nhân chủng học: Giới tính, nhóm tuổi, quy
mô hộ gia đình, học vấn, nghề nghiệp, khu vực làm việc, khu vực địa lý
Điều kiện kinh tế - xã hội: Tổng tiền lương/tiền công của gia đình, các nguồn thu nhập khác và khoản tiết kiệm hoặc tài sản tích luỹ
Chính sách – quản lý: Dễ dàng tiếp cận tham gia BHTN, Dễ dàng tiếp cận thông tin về BHTN từ Nhà nước/chính phủ
Mô hình này phát biểu rằng hành vi tham gia bảo hiểm thất nghiệp thể hiện ở mức độ tham gia BHTN của người lao động liên hệ với các biến độc lập đại điện cho các nhân tố nhân chủng học, điều kiện kinh tế - xã hội và mức độ tiếp cận thông tin về quỹ bảo hiểm. Cụ thể những biến độc lập của mô hình được miêu tả dưới đây.
Nhóm các biến số thuộc về các nhân tố nhân chủng học:
Biến số Đo lường Loại dữ liệu
Giới tính Phân thành 2 nhóm giới tính: nam và nữ, trong đó nam
là biến tham chiếu. Biến phân loại
Nhóm tuổi Tuổi của người được phỏng vấn Biến định lượng Quy mô hộ gia
đình Số người trong gia đình của người được phỏng vấn. Biến định lượng
Học vấn
Trình độ học vấn cao nhất đạt được vào thời điểm hiện tại được phân thành 4 nhóm: phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Trong đó, biến trung cấp, cao đẳng là biến tham chiếu
Biến phân loại
Khu vực làm việc
Khu vực làm việc được phân thành 3 nhóm: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, tự doanh/nghề nghiệp tự do. Trong đó, biến khu vực tự doanh/nghề nghiệp tự do là biến tham chiếu.
Biến phân loại
Khu vực địa lí
Khu vực sinh sống của người tham gia phỏng vấn được chia thành 2 nhóm: thành thị và nông thôn.
Trong đó, biến nông thôn là biến tham chiếu.
Biến phân loại
Nhóm các biến số thuộc về các nhân tố kinh tế - xã hội:
Biến số Đo lường Loại dữ liệu
Thu nhập của gia đình Đo lường tổng tiền lương/tiền công của gia đình người tham gia phỏng vấn.
Biến định lượng Các nguồn thu nhập khác Đo lường thu nhập ngoài lương/tiền công
từ các nguồn như người thân, tiền hỗ trợ chính sách và các nguồn khác.
Biến định lượng
Tiết kiệm/ tài sản Đánh giá người được phỏng vấn có tài khoản hoặc tài sản tích lũy hay không.
Biến phân loại
Nhóm các biến số thuộc về chính sách - quản lí:
Biến số Đo lường Loại dữ liệu
Dễ tiếp cận với tham gia BHTN.
Đánh giá mức độ dễ dàng tiếp cận tham gia BHTN dựa trên phỏng vấn với 5 cấp độ theo thang đo Likert 5.
Biến thứ hạng Tiếp cận thông tin về
BHTN từ nhà nước/
chính phủ.
Đánh giá mức độ dễ dàng tiếp cận tham gia BHTN dựa trên phỏng vấn với 5 cấp độ theo thang đo Likert 5.
Biến thứ hạng
Đồng thời tác giả cũng đặt ra các giả thuyết nghiên cứu sau:
Giả thuyết
nghiên cứu Mô tả Nghiên cứu đi trước của
tác giả/ các tác giả
H1 Nữ giới có mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn nam giới.
Lâm (2016); Diamond &
Mirrlees (1978).
H2 Tuổi của người lao động có tương quan thuận với mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Scheve & Stasavage (2006), Gao, Yang & Li (2012).
H3 Học vấn của người lao động có tương quan thuận với mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Atkinson (1987); Oyekale (2012);
H4
Người lao động ở hai khu vực Doanh nghiệp Nhà Nước và FDI có mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp lớn hơn nhóm doanh nghiệp khác.
Carrin (2007), Liu & Hsiao (1995); Ahmad (1991).
H5 Lao động ở thành thị có mức độ tham gia bảo hiểm lớn hơn ở khu vực nông thôn.
Chiappori (2000); Cardon &
Hendel (2001).
H6
Người lao động có nhiều cơ hội tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp càng cao.
Cardon & Hendel (2001);
Diamond & Mirrlees (1978).
H7
Mức độ dễ tiếp cận thông tin về bảo hiểm thất nghiệp có tương quan thuận với mức độ tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Cardon & Hendel (2001);
Chiappori (2000); Chiappori
& Salanié (2013).
Để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố nhân chủng học, điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách - quản lý đến mức độ tham gia BHTN của người lao động, tác giả sử dụng mô hình Logit có dạng phương trình dưới đây:
Trong đó, p là xác suất biểu thị mức độ tham gia BHTN của người lao động còn các biến số xk đại diện cho các biến số độc lập trong mô hình trong các nhóm biến nhân chủng học, điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách – quản lý đã được liệt kê trong các bảng trên.
Việc ước lượng các hệ số của mô hình Logit được thực hiện bằng phương pháp ước lượng hợp lí cực đại (maximum likelihood). Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được xác nhận hay bác bỏ bằng việc căn cứ vào dấu của hệ số hồi quy dựa trên phân tích số liệu.
b. Kết quả phân tích số liệu
Mẫu nghiên cứu được thu thập từ Phiếu khảo sát người lao động. Sau khi sàng lọc các trường hợp không hợp lệ, tác giả thu về được tổng số 2019 Phiếu. Trong số này thì số người tham gia BHTN là 1613. Có thể thấy rằng tỉ lệ tham gia BHTN là 1613/2019 = 80% (Hình 2.12). Con số này rất sát với các báo cáo của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội về tỉ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 81%.
Hình 2.12: Tỉ lệ tham gia BHTN
Nguồn: Dựa trên dữ liệu của nghiên cứu.
Nếu căn cứ theo loại hình doanh nghiệp của người lao động thì tỉ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở khu vực doanh nghiệp Nhà Nước là 99%, khu vực doanh nghiệp FDI là 91% (Hình 2.13). Các khu vực doanh nghiệp còn lại thì khu vực tư nhân là 77%, khu vực khác là 79.3%.
Hình 2.13: Tỉ lệ tham gia BHTN theo khu vực làm việc
Nguồn: Dựa trên dữ liệu của nghiên cứu Kết quả này không có gì bất thường vì người lao động làm việc ở khu vực nhà nước là bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tương tự, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động theo quy định của các chế tài, khu vực doanh nghiệp FDI là bị quản lí khắt khe về thực hiện các nghĩa vụ cho người lao động, trong đó có cả việc đóng BHTN. Chính vì lẽ đó, tỉ lệ tham gia BHTN ở khu vực FDI cao chỉ đứng thứ hai sau khu vực nhà nước.
Căn cứ theo khu vực địa lí thì tỉ lệ tham gia bảo hiểm ở khu vực thành thị và nông thôn được thể hiện ở dưới đây:
Hình 2.14: Tỉ lệ tham gia BHTN theo thành thị (TT) và nông thôn (NT) Nguồn: Dựa trên dữ liệu của nghiên cứu Hình 2.14 cho thấy tỉ lệ tham gia BHTN ở khu vực thành thị là cao hơn. Kết quả này là phù hợp với các lí thuyết về kinh tế học đô thị của O’Sullivan (2007) và McCann (2001).
Theo trình độ học vấn thì tỉ lệ tham gia BHTN của các nhóm trên đại học, trình độ đại học, cao đẳng và phổ thông lần lượt là 93%, 87%, 77% và 88.3%. Các kết quả này chỉ ra rằng nhóm lao động trình độ đại học và trên đại học có mức độ tham gia BHTN cao hơn cả (Hình 2.15):
Hình 2.15: Tỉ lệ tham gia BHTN theo trình độ học vấn
Nguồn: Dựa trên dữ liệu của nghiên cứu Kết quả phân tích số liệu được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy Logistic
Coefficients Estimate Std. Error z value Pr( > |z|)
(Intercept) 1.848 0.887 2.084 0.037**
Nữ - 0.075 0.514 -1.457 0.045**
Tuổi 0.210 0.006 -0.172 0.048**
Quy Mô Gia Đình - 0.105 0.111 -0.950 0.213
Đại Học 0.467 0.290 1.607 0.010**
Phổ Thông - 0.261 0.567 0.804 0.182
Trên Đại Học 0.222 0.447 0.496 0.020**
Nhà Nước và FDI 0.894 0.359 1.654 0.038**
Tư Nhân - 0.016 0.219 -0.073 0.425
Thành Thị 0.312 0.515 0.605 0.045**
Thu Nhập 0.082 0.010 -0.642 0.021**
Thu Nhập Khác 0.032 0.038 -0.837 0.168
Tiết Kiệm - 0.316 0.609 0.519 0.204
Dễ Tiếp cận quỹ BH 0.035 0.038 0.918 0.035**
Dễ Tiếp cận Thông Tin về BHTN 0.043 0.038 -1.109 0.267
(Chú thích: *, **, *** lần lượt là có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10%).
Nguồn: Dựa trên dữ liệu của nghiên cứu Thực hiện kiểm định Hosmer-Lemeshow (1997) để đánh giá mức độ phù hợp (Goodness of fit test) của mô hình hồi quy Logistic. Mục đích của thực hiện kiểm định này để đưa ra bằng chứng thống kê có hay không các xác suất dự báo cho các quan sát
tham gia hay không tham gia quỹ BHTN là tương tự với các quan sát trong thực tế.
Nếu kiểm định này có giá trị p-value bé hơn 5% thì mô hình của chúng ta có mức độ dự báo kém. Cặp giả thuyết của kiểm định này là:
H0: Các xác suất dự báo là tương tự với các quan sát.
H1: Các xác suất dự báo là khác với các quan sát.
Kết quả của kiểm định này cho mô hình được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định Hosmer-Lemeshow đánh giá sự phù hợp của mô hình Logistic
Các giá trị p-value thu được là lớn hơn 5% nên chúng ta không có bằng chứng thống kê bác bỏ H0. Nói cách khác mô hình hồi quy Logistic được xây dựng để đánh giá mức độ tham gia BHTN của người lao động là phù hợp với mẫu dữ liệu của nghiên cứu. Dựa trên các kết quả phân tích cho mô hình 1, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất sẽ được xác minh (hay bác bỏ) cụ thể như sau:
Giả thuyết nghiên cứu H1. Do hệ số hồi quy ứng với giới tính nữ là âm nên giả thuyết nghiên cứu 1 được xác nhận. Nguyên nhân là do tuổi đời nghỉ hưu của nữ sớm hơn nam 5 năm nên quá trình tham gia BHTN của nữ thường ít hơn nam. Mặt khác, trong quá trình tham gia BHTN của giới nữ có thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm, thời gian này ko tham gia BHTN theo quy định của Luật, quá trình tham gia BHTN của nam thường ít thời gian nghỉ ốm và gần như không có thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản nên nữ tham gia BHTN thường ít hơn nam.
Giả thuyêt nghiên cứu H2. Do hệ số hồi quy của tuổi là phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H2 do hệ số hồi quy của ứng với tuồi là dương. Theo Luật BHXH năm 2006 áp dụng từ năm 2009 đến năm 2014 có quy định người lao động ký hợp đồng từ đủ 12 tháng trở lên và đơn vị sử dụng 10 lao động trở lên thuộc đối tượng tham gia BHTN. Do vậy, thời gian này, người lao động là sinh viên mới ra trường, người lao động ở độ tuổi dưới 35 thường có công việc chưa rõ ràng và thời gian làm việc cho 1 tổ chức thường ngắn, do đó tham gia BHTN ở độ tuổi này thường không cao. Trong khi
người lao động ở độ tuổi trên 35 có cuộc sống và công việc được cho là ổn định và gắn bó lâu dài với một tổ chức nhất định, dẫn đến việc tham gia BHTN cũng được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm và tham gia đúng quy định.
Giả thuyết nghiên cứu H3. Trình độ học vấn càng cao, sự am hiểu chính sách pháp luật càng cao, định hướng và sự lựa chọn công việc cũng phù hợp với thực tiễn và nhu cầu. Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp lớn cũng có nhu cầu trong việc tuyển dụng nhân sự có trình độ, năng lực cao. Các tổ chức, doanh nghiệp lớn này luôn thực hiện đúng chính sách pháp luật của nhà nước. Do vậy, đối với lao động có trình độ học vấn càng cao thì mức độ tham gia BHTN càng lớn. Căn cứ vào dấu của hệ số hồi quy của các nhóm học vấn có thể thấy rằng dấu của hệ số hồi quy ứng với các nhóm học vấn là phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H3. Kết quả nghiên thu được là phù hợp với những nghiên cứu của các tác giả đi trước như Bohn (2001) và Diamond (1996).
Giả thuyết nghiên cứu H4. Căn cứ vào dấu của các hệ số hồi quy có thể thấy giả thuyết rằng mức độ tham gia BHTN của người lao động ở hai nhóm doanh nghiệp này là cao hơn. Nguyên nhân là vì khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là hai khối loại hình luôn luôn thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước, đảm bảo đầy đủ quyền lợi hợp pháp của người lao động theo đúng quy định, trong đó có BHTN. Người lao động không những được quan tâm về điều kiện lao động, nghỉ ngơi, phúc lợi xã hội mà còn đặc biệt quan tâm đến chế độ BHXH trong đó có BHTN và được tham gia đầy đủ, đúng mức lương theo quy định.
Trên thực tế hiện nay, ở khối loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, hợp tác xã,... luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường,... nên sự quan tâm của chủ sử dụng lao động với người lao động chưa được như các khối loại hình trên. Mặt khác, còn nhiều trường hợp trốn đóng, nợ đọng tiền BHTN, để giảm chi phí của doanh nghiệp với mục đích tăng lợi nhuận. Cá biệt còn có tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHTN.
Giả thuyết nghiên cứu H5. Hệ số hồi quy của ứng với nhóm lao động thành thị là dương 0.312 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (vì P-Value = 0.045 < 5%) do vậy kết quả phân tích cho thấy giả thuyết này được xác nhận và phù hợp với kêt quả nghiên cứu của Bohn (2001). Nguyên nhân là lực lượng lao động ở các tỉnh miền núi, trung du với chủ đạo là hoạt động nông nghiệp thường có nhiều lực lượng lao động di cư ra, tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, có khu công nghiệp nhiều để tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao hơn làm nghề truyền thống và nông nghiệp nên người lao động ở khu vực thành thị có mức độ tham gia BHTN lớn.
Giả thuyết nghiên cứu H6. Do dấu của hệ số hồi quy là dương 0.043 nên có thể
thấy mức độ dễ dàng và sẵn có thông tin về BHTN có ảnh hưởng tích cực đến mức độ tham gia bảo hiểm của người lao động. Giải thích điều này, trong nghiên cứu có tên Bất Đối Xứng Thông Tin ở các thị trường Bảo Hiểm (Asymmetric Information in Insurance Markets: Predictions and Tests) của Chiappori & Salanié (2013) hai tác giả chỉ ra rằng sự rõ ràng và thông tin đầy đủ (Available Information) và mức độ bất đối xứng thông tin (Asymetric Information) có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tham gia quỹ bảo hiểm. Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin nên các thông tin nói chung và các thông tin về BHTN nói riêng cũng được người lao động tiếp cận một cách nhanh chóng bằng nhiều hình thức và đa dạng hình thái.
Giả thuyết H7. Giả thuyết này cho rằng mức độ dễ dàng tham gia quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà không gặp bất kì một cản trở nào về mặt hành chính và thời gian có ảnh hưởng tích cực đến mức độ tham gia bảo hiểm của người lao động. Căn cứ vào dấu của hệ số hồi quy (là dương) tác giả thấy rằng giả thuyết nghiên cứu H7 được xác nhận.
Nguyên nhân do quy định của chính sách pháp luật thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHTN, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHTN cho người lao động. Bên cạnh đó, khi thất nghiệp, người lao động được hưởng mức trợ cấp BHTN hằng tháng bằng 60% mức lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp và các chế độ khác như: không phải đóng BHYT, được tư vấn, giới thiệu việc làm, được hỗ trợ đào tạo, nâng cao tay nghề... Do vậy, nếu đi làm đồng nghĩa với việc người lao động sẽ có cơ hội tham gia BHTN theo quy định của pháp luật. Mặt khác, các tác giả đi trước như Chiappori & Salanié (2013) còn cho rằng cơ hội tham gia BHTN mà càng đa dạng, hoặc việc tham gia BHTN không tạo ra một chi phí nào đáng kể (về thủ tục hành chính hay các ràng buộc khắt khe khác) cũng góp phần giảm bất đối xứng thông tin do vậy họ sằng sàng tham gia vào BHTN nhiều hơn.
2.3.3.2. Kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý quỹ BHTN a. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Theo William (1990), Harrington & Niehaus (1999), Rupp & Stapleton (1995), Vaughan & Vaughan (2007) thì quỹ bảo hiểm được cho là tăng trưởng có chất lượng nếu mức độ tăng trưởng của quỹ cao hơn tốc độ lạm phát. Nói cách khác, hiệu quả của quản lí một quỹ bảo hiểm có thể được đánh giá dựa vào mức độ tăng trưởng thực của quỹ sau khi hiệu chỉnh với lạm phát. Do vậy, biến phụ thuộc của mô hình 2 sẽ được gán nhãn 0 hoặc 1 (biến nhị phân – binary variable) trong đó 1 ứng với các quỹ bảo hiểm có tăng trưởng chất lượng và 0 là ngược lại. Các biến số độc lập của mô hình là Chất lượng nguồn nhân lực, Chính sách, pháp luật, Điều kiện kinh tế xã hội là những biến điểm nhân tố (Factor Score) dựa trên khảo sát với thang đo Likert 5 điểm vừ sử dụng kĩ thuật phân tích đa biến EFA (Exploratory Factor Analysis). Nhằm xác minh và