Quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 75 - 83)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

2.1. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

2.2.1. Quản lý thu bảo hiểm thất nghiệp

Quản lý thu BHTN bắt đầu thực hiện từ năm 2009 và được thực hiện đồng thời với thu BHXH, BHYT thông qua đơn vị sử dụng lao động. Các đơn vị sử dụng lao động đăng ký và nộp hồ sơ tham gia BHTN cho người lao động với cơ quan BHXH theo phân cấp quản lý. Hằng tháng, khi có phát sinh tăng, giảm lao động, quỹ lương, đơn vị sử dụng lao động kịp thời nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH để đối chiếu số tiền phải đóng BHTN và trích nộp tiền BHTN kịp thời theo đúng quy định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH qua ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước tại địa phương.

Bằng công cụ quản lý ứng dụng phần mềm, cán bộ của cơ quan BHXH được giao nhiệm vụ quản lý đơn vị sử dụng lao động kiểm tra đối chiếu danh sách đối tượng tham gia nhằm đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Với những nỗ lực không ngừng của Ngành BHXH cho thấy kết quả về số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 142.370 đơn vị; Số người lao động tham gia BHTN từ năm 2011 đến năm 2015 tăng trên 2,3 triệu người tương ứng với số tiền thu BHTN tăng 5,2 nghìn tỷ đồng (không bao gồm NSNN hỗ trợ). Cũng chính vì điều này, nguồn thu của quỹ cũng tăng trưởng hằng năm, đảm bảo cho việc chi trả cho người hưởng chế độ BHTN.

2.2.1.1. Xây dựng kế hoạch thu BHTN

Hằng năm, việc xây dựng kế hoạch thu phải nắm rõ tình hình thực tế, tốc độ phát triển của số đơn vị, số lao động và quỹ lương trên toàn quốc nhằm giao kế hoạch thu sát với tình hình thực tế đảm bảo việc tổ chức thực hiện công tác thu BHTN được

thuận lợi, khai thác tối đa tiềm năng về đối tượng tham gia và mức đóng, giảm tỷ lệ nợ đọng BHTN. Do vậy, khi xây dựng kế hoạch thu, nếu không nắm vững sẽ làm cho công tác thu gặp nhiều khó khăn, nặng nề do phải chạy theo chỉ tiêu kế hoạch quá cao, dẫn tới việc không hoàn thành được kế hoạch được giao.

Căn cứ vào các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán thu, chi của BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam xây dựng kế hoạch thu BHTN ngày càng bám sát với thực tế đối với các tỉnh, thành phố và có tính khoa học hơn. Để thực hiện được điều này, BHXH Việt Nam đã và chỉ đạo BHXH các tỉnh thành phố đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu của năm trước, phân tích các yếu tố tăng, giảm số đối tượng tham gia đóng BHTN; quỹ lương và mức lương bình quân tham gia BHTN theo các mức đóng và theo từng khối quản lý. Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xác định số đơn vị và số lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHTN, nhưng thực tế chưa tham gia, nêu rõ nguyên nhân, dự báo những khó khăn, thuận lợi và các biện pháp khắc phục để hoàn thành kế hoạch giao. Đồng thời, đánh giá tình hình nợ đọng và xử lý nợ BHTN đối với các đơn vị, tổ chức trốn đóng, trây ỳ để đưa ra những giải pháp hoặc đề xuất các cấp có thẩm quyền nhằm hạn chế và kiểm soát tình hình nợ tiền BHTN. Dự báo, tốc độ phát triển đối tượng tham gia, số thu được điều chỉnh theo chính sách pháp luật và những tiềm năng chưa được khai thác, BHXH Việt Nam giao kế hoạch cho BHXH các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện.

Bảng 2.1: Tình hình lập và giao kế hoạch thu BHTN (2011 - 2015)

Đơn vị: tỷ đồng

Stt Cơ quan lập kế hoạch Năm

2011 2012 2013 2014 2015

1 Chính phủ 5.718 6.783 8.538 11.714 8.712

2 BHXH Việt Nam 5.718 8.404 9.850 11.714 9.312

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011 - 2016) Có thể nhận thấy rằng, số thu được BHXH Việt Nam tính toán, giao cho BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện bằng hoặc cao hơn số kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao qua các năm, dựa vào những dự báo tốc độ phát triển đối tượng tham gia, số thu được điều chỉnh theo chính sách pháp luật và những tiềm năng chưa được khai thác sát với thực tế.

Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, và được giao chi tiết, cụ thể cho BHXH các tỉnh, thành phố để tổ chức thực hiện quản lý thu đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao. BHXH các tỉnh, thành phố và quận, huyện thường xuyên bám sát, theo dõi các tổ chức, đơn vị để thực hiện kế hoạch theo lộ trình đã đặt ra để đôn đốc, kiểm tra

và có những giải pháp kịp thời khi kế hoạch bị các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm giảm đối tượng tham gia, giảm mức phí đóng góp BHTN, dẫn đến nguồn thu của quỹ BHTN không được đảm bảo.

2.2.1.2. Quản lý đối tượng tham gia BHTN a. Quản lý đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN

Nhìn vào hình dưới đây cho thấy, số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN năm 2012 tăng 29 nghìn đơn vị, tương ứng 7,9% so với năm 2011; qua các năm 2013 và 2014 vẫn tiếp tục tham gia theo chiều hướng tăng lên, trung bình tăng khoảng 3% so với năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2015, số đơn vị sử dụng lao động là 262.171 đơn vị, tăng hơn 124 nghìn đơn vị so với năm 2014, tương ứng tăng hơn 90%. Nguyên nhân chủ yếu do: năm 2015 là thời điểm chính sách BHTN được áp dụng theo Luật Việc làm, theo đó, đối tượng tham gia đã được mở rộng hơn. Cụ thể, bỏ quy định người sử dụng lao động tham gia BHTN có sử dụng từ 10 lao động trở lên được quy định tại Luật BHXH năm 2008. Vì vậy, nhiều đơn vị vừa và nhỏ, đặc biệt là các đơn vị sử dụng dưới 10 lao động đã tham gia BHTN để đảm bảo quyền lợi cho người lao động được thể hiện qua khối loại hình đơn vị sử dụng tăng cao như: doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã và hội nghề nghiệp, tổ hợp tác. Có thể thấy rằng, với sự nỗ lực cố gắng của ngành BHXH, cùng với nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động được nâng lên, nên số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN hằng năm đều tăng, điều này tác động trực tiếp đến nguồn thu của quỹ BHTN cũng được tăng lên hằng năm.

Hình 2.2: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN (2011 - 2015)

Nguồn: Dựa trên số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011 - 2016)

b. Quản lý người lao động tham gia BHTN

Theo bảng số liệu dưới đây cho thấy, số người lao động tham gia BHTN từ năm 2011 đến 2015 tăng 2,3 triệu người, tốc độ tăng bình quân hằng năm đạt 5,9%.

Cùng với quá trình cải cách kinh tế, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng phát triển, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới và thu hút thêm nhiều lao động. Do vậy, số người tham gia BHTN ở các khu vực kinh tế này cũng tăng đáng kể. Trái ngược với các thành phần kinh tế này là các doanh nghiệp nhà nước hằng năm đều giảm do chuyển đổi cơ chế quản lý, các doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức sở hữu, bán, khoán, cho thuê.

Năm 2015 giảm 2,5% số người tham gia BHTN ở loại hình doanh nghiệp nhà nước so với năm 2011.

Bảng 2.2: Số người lao động tham gia BHTN (2011 - 2015)

Đơn vị: nghìn người Stt Đối tượng

Năm

2011 2012 2013 2014 2015 1 Doanh nghiệp nhà nước 1.252 1.207 1.195 1.172 1.143 2 DN có vốn đầu tư nước ngoài 2.258 2.477 2.764 3.090 3.455 3 DN ngoài quốc doanh 2.401 2.451 2.542 2.708 3.340 4 HCSN, đảng, đoàn thể, LLVT 1.890 1.983 2.047 2.106 2.192

5 Khối xã, phường, thị trấn 13 14 15 16 15

6 Tổ chức nước ngoài, quốc tế 7 1 1 0 0

7 Hợp tác xã 28 26 25 25 43

8 Ngoài công lập 115 104 96 97 100

9 Hội nghề nghiệp, tổ hợp tác 4 4 4 4 17

10 Tổ chức, cá nhân khác 2 2 2 4

Tng cng 7.968 8.269 8.691 9.220 10.309 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011 - 2016) Như đã phân tích ở trên về quản lý đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN, do số đơn vị sử dụng lao động hằng năm đều tăng, và tăng mạnh vào năm 2015 dẫn đến

số lượng người lao động tham gia BHTN cũng tăng trưởng qua các năm. Tương ứng với số đơn vị thì số lao động tham gia BHTN năm 2015 cũng tăng mạnh so với năm 2014 và các năm về trước là bởi năm 2015 đối tượng tham gia được mở rộng hơn theo Luật Việc làm. Một trong những nhân tố tác động là chính sách BHTN được áp dụng theo Luật Việc làm, theo đó, đối tượng tham gia đã được mở rộng hơn. Cùng với sự nỗ lực cố gắng của ngành BHXH, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động ngày càng được nâng lên, việc tham gia BHTN cho người lao động theo quy định được chính người lao động và chủ sử dụng lao động quan tâm số lao động tham gia BHTN hằng năm đều tăng, điều này tác động trực tiếp đến nguồn thu của quỹ BHTN cũng được tăng lên hằng năm.

2.2.1.3. Quản lý mức đóng, phương thức đóng BHTN a. Quản lý tiền lương, quỹ lương làm căn cứ đóng BHTN

Số tiền thu BHTN từ người lao động, người sử dụng lao động và ngân sách nhà nước hỗ trợ được thể hiện rõ qua Bảng dưới đây. Có thể nhận thấy rằng, số thu BHTN từ người lao động và người sử dụng lao động được tăng lên qua các năm, từ năm 2011 đến năm 2015. Riêng năm 2015 NSNN không hỗ trợ do số dư quỹ năm 2015 cao hơn 2 lần tổng các khoản chi các chế độ BHTN và chi phí quản lý BHTN của năm 2014.

Tốc độ tăng số tiền thu bình quân giai đoạn này đạt 21,3% (không bao gồm NSNN hỗ trợ). Như đã phân tích ở trên, đối tượng tham gia ở khối loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hội nghề nghiệp, tổ hợp tác tăng mạnh nên số tiền thu BHTN ở các khối loại hình này cũng tăng tương ứng. Cụ thể ở 2 khối loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2015 có tốc độ tăng trên 30% so với năm 2014 và số thu năm 2015 tăng hơn gấp đôi so với năm 2011. Ngoài ra, khối hợp tác xã và hội nghề nghiệp, tổ hợp tác năm 2015 tăng trưởng đột biến so với năm 2014 lần lượt là 83% và trên 300%. Một trong những nguyên nhân chính tác động đến số thu tăng mạnh ở các khối loại hình này là chịu sự tác động trực tiếp từ việc tăng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mặt khác, đối tượng tham gia BHTN qua các năm tăng tập trung ở các khối loại hình này kéo theo nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động ngày càng nâng cao cũng tác động đến số thu hằng năm tăng trưởng đều. Đây cũng là yếu tố trực tiếp tác động đến nguồn thu của quỹ BHTN và chịu sử ảnh hưởng bởi đối tượng tham gia và các quy định về mức đóng BHTN.

Bảng 2.3: Số tiền thu BHTN (2011 - 2015)

Đơn vị: tỷ đồng

Stt Đối tượng Năm

2011 2012 2013 2014 2015

1 Doanh nghiệp nhà nước 695 842 954 1.003 1.017

2 DN có vốn đầu tư nước ngoài 1.345 1.784 2.254 2.795 3.650 3 DN ngoài quốc doanh 1.176 1.513 1.773 2.095 2.810 4 HCSN, đảng, đoàn thể, LLVT 1.208 1.565 1.881 2.009 2.101

5 Khối xã, phường, thị trấn 5 6 8 9 8

6 Tổ chức nước ngoài, quốc tế 7 1 2 0 0

7 Hợp tác xã 11 14 16 18 33

8 Ngoài công lập 49 59 65 71 78

9 Hội nghề nghiệp, tổ hợp tác 2 2 2 2 10

10 Tổ chức, cá nhân khác 1 1 2 3

11 Ngân sách hỗ trợ 2.249 2.888 3.478 3.992

Tng cng 6.747 8.675 10.434 11.996 9.710 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011 - 2016) b. Quản lý tình hình nợ đọng BHTN

Hiện nay, ngoài công tác phát triển đối tượng, thu tiền đóng BHTN của đối tượng tham gia theo quy định, thì việc xác định số nợ và thu hồi nợ tiền BHTN cũng đang là một trong những vấn đề cấp bách, được đặt lên hàng đầu cần được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ. Một mặt đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát và trốn đóng, nợ đóng BHTN, một mặt đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động khi không may họ bị mất việc làm được giải quyết chế độ ngay và đủ thời gian tham gia BHTN. Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, là vấn đề bức xúc trong công tác quản lý thu BHTN.

Hình 2.3: Số tiền nợ đọng BHTN (2011 - 2015)

Nguồn: Dựa trên số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011 - 2016) Dễ thấy, từ năm 2011 đến năm 2013, luỹ kế qua mỗi năm số tiền nợ BHTN tăng lên. Năm 2013 là năm có số tiền nợ đọng BHTN cao nhất trong 5 năm với 584.502 tỷ đồng, tăng 68,1% so với năm 2011. Tuy nhiên, từ năm 2014 trở lại đây, cơ quan BHXH đã thực hiện nhiều biện pháp và nhiều hình thức để kiểm soát tình hình nợ đọng BHTN. Vì vậy, số tiền nợ BHTN đã được giảm dần qua các năm. Đến năm 2015, số nợ này chỉ còn 311 nghìn tỷ đồng, giảm 42,7% so với năm 2013 và là năm có số nợ thấp nhất trong giai đoạn này.

Để tình trạng nợ đọng tiền BHTN vẫn diễn ra trong những năm qua phải kể đến một số nguyên nhân như:

- Số lượng doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều. Từ năm 2011 trở lại đây bình quân có tới hơn 50.000 doanh nghiệp giải thể và ngưng hoạt động. Điều này gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như: người lao động mất việc làm, doanh nghiệp nợ ngân hàng, nợ bảo hiểm thất nghiệp, nợ viễn thông, nợ tiền điện, nước...

- Nhận thức của người sử dụng lao động còn hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với người lao động trong vấn đề BHXH nói chung và BHTN nói riêng. Tình hình nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN vẫn là phổ biến, bao gồm nhiều loại hình doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp nhà nước tập trung ở các ngành giao thông, xây dựng, các tập đoàn đang cơ cấu lại doanh nghiệp đến các đơn vị ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài. Nợ trong thời gian dài với số tiền lớn làm ảnh hưởng tới các chế độ của người lao động.

- Cơ quan BHXH cùng các cơ quan chức năng tuy đã nắm bắt được các hành vi vi phạm chậm nộp, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN với nhiều thủ đoạn và đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng tình trạng nợ đọng vẫn còn xảy ra do cơ chế thu hồi nợ này vẫn chưa đủ sức răn đe, chưa nghiêm khắc nên việc thu hồi nợ còn nhiều khó khăn.

- Ngân sách nhà nước chuyển tiền hỗ trợ BHTN từ năm 2014 trở về trước vào quỹ BHTN cũng chưa kịp thời và đầy đủ. Đáng nói, số tiền BHTN ngân sách nhà nước chậm chuyển cao hơn số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ, nguyên nhân tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ BHTN căn cứ trên số tiền BHTN của người lao động và người sử dụng lao động đã đóng được quyết toán vào thời điểm hết năm tài chính. Trên cơ sở hết năm tài chính, cơ quan BHXH quyết toán với cơ quan tài chính để chuyển tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ vào quỹ BHTN vào thời điểm năm sau liền kề. Do vậy, số tiền BHTN ngân sách nhà nước chuyển chậm hơn đơn vị sử dụng lao động tại thời kỳ báo cáo.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ BHTN. Nếu như tình trạng nợ đọng kéo dài, đơn vị sử dụng lao động trốn đóng BHTN thì tiền thu vào quỹ BHTN sẽ không kịp thời và đầy đủ, dẫn đến quỹ BHTN bị thất thoát nguồn thu, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động và hoạt động chi trả chế độ BHTN của quỹ BHTN. Do vậy, quản lý tình hình nợ đọng tiền BHTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng, không riêng trách nhiệm của cơ quan BHXH mà còn là trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động, nhận thức của người tham gia và toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước.

2.2.1.4. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thu BHTN

Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHTN hằng năm là một trong những tiêu chí quan trọng, được quan tâm để tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao và cũng là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của một năm. Ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch thu cho BHXH Việt Nam. Căn cứ vào tình hình thực tế, các chính sách thay đổi và dự báo tình hình tổ chức thực hiện của các địa phương, BHXH Việt Nam phân bổ, giao kế hoạch thu BHTN cụ thể cho từng tỉnh, thành phố để tổ chức thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch thu thường được điều chỉnh trong quý 4 hằng năm để đảm bảo cho các tỉnh, thành phố thực hiện đảm bảo kế hoạch được giao cũng như Chính phủ điều chỉnh kế hoạch (nếu có).

Nhìn vào hình dưới đây ta thấy, hằng năm Chính phủ giao kế hoạch thu BHTN đều tăng. Do ngân sách nhà nước không hỗ trợ trong năm 2015 (như đã phân tích ở phần trên) nên số thu BHTN tuyệt đối thấp hơn năm 2014. Mặc dù trong những năm qua, Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như điều chỉnh về chính sách, biến

Một phần của tài liệu Quản lý Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)