CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.3. Đánh giá tình hình quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
2.3.1. Kết quả đạt được
Với những nỗ lực không ngừng của ngành BHXH trong thực hiện chính sách BHTN nói chung và quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam nói riêng từ năm 2009 đến nay, BHXH Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong quản lý quỹ BHTN, thể hiện qua các số liệu như sau:
- Nguồn thu vào quỹ BHTN được hệ thống BHXH Việt Nam quản lý thu chặt chẽ, hiệu quả, đúng pháp luật thể hiện ở chỗ: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 142.370 đơn vị, số người lao động tham gia BHTN từ năm 2011 đến năm 2015 tăng trên 2,3 triệu người (tốc độ tăng trưởng đạt 29,4%) tương ứng với số tiền thu BHTN tăng 5,2 nghìn tỷ đồng (không bao gồm NSNN hỗ trợ).
- Sử dụng quỹ BHTN để chi trả chế độ cho người thất nghiệp kịp thời, đầy đủ và đúng pháp luật, cụ thể: Đã có trên 2,2 triệu người nộp hồ sơ hưởng BHTN và có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, trên 435 nghìn người được giới thiệu việc làm.
Tổng số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp trên 15,4 nghìn tỷ động cho hơn 2,6 triệu lượt người; tổng số tiền hỗ trợ học nghề trên 52,8 tỷ động cho hơn 46 nghìn lượt người;
tổng số tiền đóng BHYT trên 716 tỷ động cho hơn 1 nghìn lượt người.
Vì vậy, số dư quỹ BHTN năm 2015 là trên 49.180 tỷ đồng, đảm bảo chi trả chế độ BHTN cho người lao động trong trung hạn, có thể dài hạn hay dự phòng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Đạt được những thành công đó phải kể đến những ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố sau:
a. Về chính sách pháp luật:
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đã trải qua hai giai đoạn thay đổi lớn, cụ thể:
chính sách pháp luật về BHTN được thực hiện theo Luật BHXH có hiệu lực thi hành từ năm 2009 đến năm 2014, từ năm 2015 đến nay, chính sách pháp luật về BHTN được thực hiện theo Luật Việc làm. Mỗi giai đoạn đều có những thay đổi căn bản và tác động trực tiếp đến nguồn thu của quỹ BHTN hay sử dụng quỹ BHTN để chi trả chế độ. Nó làm cho đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ BHTN, mức đóng góp, thụ hưởng chế độ BHTN thay đổi về quy mô, dẫn đến quỹ BHTN cũng tương ứng thay đổi theo.
Hình 2.6: Tình hình tham gia và thụ hưởng chế độ BHTN
Nguồn: Dựa trên số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011 - 2016)
- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 với việc quy định đối tượng tham gia là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Đồng thời, với việc Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở tăng hằng năm và Nhà nước hỗ trợ 1% mức đóng thì đối tượng và mức đóng vào quỹ BHTN cũng tăng lên hằng năm như: số lao động tham gia BHTN năm 2011 là 7.968 nghìn người, đến năm 2014 là 9.220 nghìn người, tốc độ tăng trưởng bình quân gần 5%/ 1 năm. Tương ứng với số tiền thu BHTN năm 2011 là 6.747 tỷ đồng, đến năm 2014 là 11.996 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 21%.
Giai đoạn từ năm 2015 đến nay, với việc mở rộng đối tượng tham gia BHTN tương tự như những năm trước nhưng người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên và bỏ quy định người sử dụng từ 10 lao động trở lên. Mặc dù Chính phủ có điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng nhưng theo Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thì năm 2015 NSNN không hỗ trợ do số dư quỹ năm 2015 cao hơn 2 lần tổng các khoản chi các chế độ BHTN và chi phí quản lý BHTN của năm 2014, chính vì những điều chỉnh lớn này đã ảnh hưởng đến quỹ BHTN cụ thể như: năm 2015 đối tượng tham gia là 10.309 nghìn người, tăng trưởng 11,8% so với năm 2014 và hơn gấp đôi so với những năm về trước tăng trưởng bình quân gần 5%/ 1 năm. Tuy nhiên, số tiền thu BHTN năm 2015 chỉ 9.710 tỷ đồng, thấp hơn 2014 khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng do NSNN không hỗ trợ. Nếu chỉ tính số tiền tham gia của người sử dụng lao động và người lao động đóng thì hằng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,3%/ 1 năm.
- Về đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng có sự điều chỉnh căn bản theo Luật BHXH và Luật Việc làm, cụ thể: thời gian hưởng trợ cấp là 3 tháng nếu có đủ từ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN, là 6 tháng nếu có đủ từ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN, là 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN và 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên đối với Luật BHXH. Còn đối với Luật Việc làm thì thời gian hưởng được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng không quá 12 tháng. Và giới hạn mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định… (Thắng, 2015). Tuy nhiên, đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo tháng không có biến động lớn và giữ mức ổn định, hay nói cách khác tỷ lệ thất nghiệp được kiểm soát. Riêng chỉ
có số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp theo tháng tăng lên do cách tính hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính bình quân 6 tháng lương liền kề trước khi nghỉ việc, không tính cả quá trình tham gia BHTN và do mức lương làm căn cứ đóng BHTN tăng hằng năm theo quy định nên mức hưởng cũng vì thế tăng theo.
Qua khảo sát của tác giả đối với cán bộ BHXH, người sử dụng lao động và người lao động về chính sách pháp luật BHTN hiện nay đã thực sự phù hợp hay chưa?
Sự phù hợp đó được thể hiện trong các quy định về đối tượng tham gia, thụ hưởng, mức đóng góp, mức hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp có phù hợp với điều kiện của người lao động và bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại hay không? Đối tượng bắt buộc tham gia đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn? Cần bổ sung hay loại bỏ nhóm đối tượng nào? Mức đóng góp đã phù hợp với thu nhập của người lao động? Mức hưởng đã đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu trong thời gian thất nghiệp hay thời gian hưởng hiện tại dài hay ngắn để người thất nghiệp tìm kiếm việc làm, đào tạo nâng cao tay nghề?... Bảng khảo sát dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi:
Bảng 2.8: Đánh giá sự phù hợp của chính sách pháp luật về BHTN Đối tượng điều tra Số đối
tượng điều tra
Số người đánh giá Rất
phù hợp
Phù hợp
Chưa phù hợp
Không phù hợp
1. Cán bộ cơ quan BHXH 404 211 181 4 8
2. Người sử dụng lao động 359 77 270 8 4
3. Người lao động 828 322 484 16 6
Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả.
Kết quả cho thấy những đánh giá của cán bộ cơ quan BHXH, người sử dụng lao động và người lao động đều cho rằng, chính sách pháp luật về BHTN hiện nay là phù hợp với tỷ lệ của cán bộ cơ quan BHXH là 97% (trong đó rất phù hợp chiếm 52,2%), tỷ lệ của người sử dụng lao động là 96,7% (trong đó rất phù hợp chiếm 21,5%) và tỷ lệ của người lao động là 97,4% (trong đó rất phù hợp chiếm 38,9%). Thiết nghĩ, sau khi chính sách pháp luật về BHTN theo Luật Việc làm được điều chỉnh bổ sung với chính sách pháp luật về BHTN theo Luật BHXH đã khắc phục được cơ bản những khuyết tật và đã thực sự đi vào cuộc sống. Vấn đề đặt ra ở chỗ cơ quan tổ chức thực hiện chính sách pháp luật quản lý quỹ BHTN ra sao và đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ BHTN chấp hành như thế nào để chính sách pháp luật thực sự là chỗ dựa vững chắc cho người lao động khi bị thất nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là những đánh giá trên phương diện về mức đóng, mức hưởng và các chế độ hiện tại đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của người lao động khi thất nghiệp, không đánh giá về mô hình, quy mô của
chính sách pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay.
b. Về tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật:
Để chính sách pháp luật bảo hiểm thất nghiệp thực sự đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật bảo hiểm thất nghiệp phải có vai trò hết sức quan trọng và phải được tiên phong. Đây là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu mỗi khi có sự điều chỉnh về chính sách. Không những vậy, đây còn được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và phải có bài bản, dễ hiểu, dễ nhận thức đến đối tượng tham gia.
Có làm tốt công tác này, đối tượng tham gia sẽ có được đầy đủ thông tin, chính xác về nội dung chính sách và mới nhận thức sâu rộng về quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia BHTN. Khi đó, căn cứ vào các quy định, chủ sử dụng lao động và người lao động sẽ tự giác tham gia BHTN, đóng BHTN đúng mức lương, đúng phương thức đóng và hạn chế được tình trạng trốn đóng, chậm đóng hay đóng không đúng quy định về BHTN. Mặt khác, đối với các trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, khi nhận thức đầy đủ về chính sách pháp luật sẽ tự giác khai báo việc làm, dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp đúng quy định sẽ hạn chế được tình trạng chi trợ cấp sai đối tượng, quỹ BHTN cũng vì thế mà thất thoát,... Đặc biệt, giúp người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ tính nhân đạo, nhân văn của chính sách và sự ổn định của nền kinh tế, xã hội... Trên cơ sở đó, các chuyên đề luôn được BHXH Việt Nam tổ chức tuyên truyền cùng với nhiệm vụ tuyên truyền hằng năm từ cấp Trung ương đến cấp huyện để tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHTN cho đơn vị sử dụng lao động và đặc biệt là người lao động thông qua tờ rơi, pano, đối thoại doanh nghiệp,…
Đánh giá điều này qua khảo sát của tác giả cho thấy kết quả đáng khích lệ trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHTN, tuy nhiên, vẫn còn những con số cần quan tâm để có những điều chỉnh sao cho công tác này luôn đạt hiệu quả cao:
- Khảo sát cán bộ cơ quan BHXH về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHTN được dựa trên các tiêu chí như: Có nhiều kênh tuyên truyền tiếp cận đến các đối tượng lao động khác nhau hay không, nội dung tuyên truyền có đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu; hình thức tuyên truyền tạo hứng thú cho đối tượng lao động hay không?
Kết quả cho thấy: có 281 ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền tốt, chiếm đến 69,6%, 28 ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền, phổ biến là rất tốt chiếm 6,9%, tổng số ý kiến đánh giá tốt chiếm 76,5%, thể hiện ở hình dưới đây:
Hình 2.7: Đánh giá của cán bộ BHXH về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHTN
Nguồn: Dựa trên điều tra của tác giả - Kiểm chứng nhận định này, tác giả khảo sát người sử dụng lao động và người sử dụng lao động cho kết quả như sau:
Hình 2.8: Kênh tiếp cận thông tin của người sử dụng lao độngvà người lao động về chính sách pháp luật BHTN
Nguồn: Dựa trên điều tra của tác giả + Đối với người sử dụng lao động khi được hỏi về hình thức tiếp cận chính sách pháp luật BHTN thì có 259 lượt lựa chọn kênh tiếp cận thông tin là từ Cơ quan BHXH tuyên truyền chiếm 38.9%, tiếp đến là tìm hiểu thông tin qua Internet với 151 lượt chọn chiếm 22.7%, còn lại là một số hình thức khác.
+ Đối với người lao động khi được hỏi về hình thức tiếp cận chính sách pháp luật BHTN thì chỉ có 285 người chiếm tỷ lệ 16,7% tiếp cận thông qua cơ quan BHXH tuyên truyền. Còn lại người lao động được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuyên truyền chiếm tỷ lệ 26,5%, tiếp cận qua internet chiếm 26,1%, tự nghiên cứu là 10,8%.
c. Về thanh tra, kiểm tra, giám sát:
Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát là một trong những nội dung trong hoạt động quản lý và vai trò ngày càng được nâng cao hơn. Các quy định về khiếu nại, tố cáo, xử lý tranh chấp và xử lý vi phạm, chế tài phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát BHTN đã khá rõ. Khi vai trò của nó được thể hiện rõ rệt, người sử dụng lao động đã có nhận thức sâu sắc hơn, cụ thể hơn về trách nhiệm của mình là phải tham gia BHTN cho người lao động mà họ sử dụng. Cũng vì thế mà đối tượng tham gia BHTN ngày càng tăng lên năm sau cao hơn năm trước, tình trạng trốn đóng, châm đóng cũng được kiểm soát dẫn đến nguồn thu của quỹ BHTN cơ bản được đảm bảo và tăng trưởng tương ứng. Không những thế, rất nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra nhiều trường hợp trục lợi, chi sai đối tượng thụ hưởng chế độ BHTN và thu hồi số tiền vào quỹ BHTN. Do đó, quỹ BHTN được hạn chế tối đa bị trục lợi, thất thoát.
Theo khảo sát đối với cán bộ BHXH đều đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau thanh tra, kiểm tra là tốt và rất tốt với tỷ lệ 67.8% với 274 ý kiến đồng ý trong đó có 250 ý kiến cho rằng việc thực hiện là tốt với tỷ lệ 61.9%, 24 ý kiến cho rằng việc thực hiện là rất tốt (Bảng 2.9).
Bảng 2.9: Đánh giá của cán bộ BHXH về việc chấp hành pháp luật BHTN đối với đơn vị sử dụng lao động sau khi thanh tra, kiểm tra
Tần suất lựa
chọn (người) Tỷ lệ % % hợp lệ
Giá trị Chưa tốt 126 31.2 31.2
Không tốt 4 1.0 1.0
Tốt 250 61.9 61.9
Rất tốt 24 5.9 5.9
Tổng cộng 404 100.0 100.0
Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả.
d. Về tổ chức triển khai chính sách pháp luật về quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
Cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương đã nhận thức đúng vai trò, vị trí trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nói chung và quản lý quỹ BHTN nói riêng, thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý quỹ BHTN, thường xuyên có những kiến nghị, đề xuất với các
cấp có thẩm quyền.
Phân cấp quản lý đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ BHTN phù hợp, chỉ đạo quyết liệt trong tổ chức thực hiện. Xây dựng quy trình quản lý thu, quản lý chi chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo đúng đối tượng tham gia, mức đóng, đúng đối tượng thụ hưởng chế độ, mức hưởng và thời gian hưởng, kiểm soát tình trạng nợ đọng tiền thu BHTN… trên cơ sở hướng tới cải cách thủ tục hành chính triệt để, giảm mẫu biểu, tiêu chí kê khai, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hồ sơ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động khi giao dịch với cơ quan BHXH,… Ngoài ra, cơ sở vật chất cũng được chuẩn bị sẵn sàng trên toàn quốc để tổ chức thực hiện quản lý quỹ BHTN.
Trong quản lý thu BHTN liên quan khá nhiều đến: quy trình nghiệp vụ, thủ tục, hồ sơ tham gia, xây dựng kế hoạch, khai thác, phát triển đối tượng, quản lý đối tượng tham gia BHTN, thu mức phí đóng góp từ đối tượng tham gia,... Ngoài ra, nó còn liên quan đến sự phối hợp giữa tổ chức quản lý thu BHTN với các cấp chính quyền địa phương trong quá trình thu BHTN. Nếu quy trình hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục, hồ sơ được xây dựng phù hợp, thủ tục đơn giản, thuận tiện, dễ dàng, không những tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cơ quan BHXH thực hiện các nghiệp vụ theo quy định mà còn tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động kê khai, nộp hồ sơ tham gia BHTN, chuyển tiền đóng BHTN kịp thời, đúng quy định.
Qua khảo sát, đánh giá của cán bộ cơ quan BHXH và người sử dụng lao động về thủ tục, hồ sơ tham gia BHTN hiện nay đều cho nhận định trên 90% thủ tục, hồ sơ tham gia BHTN hiện nay thuận tiện, rõ ràng, cụ thể tại bảng dưới đây:
Bảng 2.10: Đánh giá về thủ tục, hồ sơ tham gia BHTN
Đối tượng điều tra Số đối tượng điều tra
Số người đánh giá Rất thuận
tiện, rõ ràng
Thuận tiện, rõ ràng
Chưa thuận tiện, rõ
ràng
Không thuận tiện, rõ
ràng
1. Cán bộ cơ quan BHXH 404 57 324 21 2
2. Người sử dụng lao động 359 18 309 30 2
Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả.
Cơ quan BHXH thực hiện thu BHTN thông qua tổ chức, đơn vị sử dụng lao động đóng và đều đồng thuận cao với nhận định về thủ tục, hồ sơ tham gia BHTN hiện nay thuận tiện, rõ ràng. Đây cũng là một trong những yếu tố đồng bộ tác động đến việc đăng ký tham gia BHTN cho người lao động, đóng BHTN đầy đủ, kịp thời thể hiện qua kết quả đối tượng tham gia BHTN tăng và số tiền BHTN thu vào quỹ BHTN cũng